Chuẩn bị thẩm định sách giáo khoa tiếng dân tộc lớp 1
Bộ GD&ĐT thông báo việc tổ chức thẩm định sách giáo khoa (SGK) tiếng dân tộc lớp 1.
Hình minh họa.
Theo đó, hồ sơ đề nghị thẩm định SGK thực hiện theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 33, bao gồm đủ 15 bộ tương ứng với mỗi bản mẫu SGK tiếng dân tộc lớp 1 được đề nghị thẩm định.
Các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK có nhu cầu thẩm định sách cần thực hiện thông qua đơn vị đề nghị thẩm định là các nhà xuất bản đáp ứng các yêu cầu được quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 33.
Video đang HOT
Thời gian tiếp nhận hồ sơ trước ngày 15/10/2020. Nếu hồ sơ gửi qua đường bưu điện, thời gian được tính theo ngày dấu bưu điện đóng trên bưu phẩm.
Địa điểm tiếp nhận hồ sơ tại Bộ GD-ĐT, số 35 Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. Đơn vị tiếp nhận là Vụ Giáo dục Tiểu học.
Mọi chi tiết, cá nhân và tổ chức liên hệ Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT; điện thoại: 02438681079; email: vugdth@moet.gov.vn hoặc trực tiếp qua bà Ngô Hiền Tuyên, số điện thoại 0899869559, email: nhtuyen@gov.edu.vn
Hiện nay, có 7 thứ tiếng dân tộc thiểu số được triển khai dạy trên 20 tỉnh, thành tương ứng với bảy bộ SGK dạy tiếng dân tộc đã được Bộ GD&ĐT ban hành: tiếng Mông, Chăm, Hoa, Khmer, Bana, Jrai, Ê-đê.
Phát triển các trường học đặc thù dành cho học sinh dân tộc
Những năm qua, hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, dự bị đại học không ngừng được củng cố, phát triển đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho các vùng dân tộc thiểu số, miền núi.
Ảnh minh họa
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm học 2018-2019, toàn quốc có tổng số 316 trường phổ thông dân tộc nội trú ở 49 tỉnh/thành phố với tổng số 109.245 học sinh nội trú (tăng 22 trường, 28.413 HS so với năm học 2011-2012).
Cùng với đó là 1.097 trường phổ thông dân tộc bán trú ở 28 tỉnh/thành phố với quy mô 185.671 học sinh bán trú (tăng 970 trường phổ thông dân tộc bán trú, 172.441 học sinh bán trú so với năm học 2011-2012). Ngoài ra, còn có 2.273 trường phổ thông ở 29 tỉnh/thành phố với quy mô 161.241 học sinh bán trú.
Toàn quốc hiện có 4 trường dự bị đại học, 1 trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc Bộ GD&ĐT có đào tạo hệ dự bị đại học dân tộc và 3 khoa dự bị đại học dân tộc thuộc các trường đại học với quy mô hơn 4.000 học sinh dự bị/năm.
Dạy học tiếng dân tộc thiểu số đã được quan tâm. Từ năm 2011 đến 2020, việc dạy tiếng dân tộc được thực hiện chính thức trong trường phổ thông với 6 tiếng dân tộc (Mông, Ê đê, Jrai, Bahnar, Chăm, Khmer), triển khai thực hiện tại 22 tỉnh/ thành phố với quy mô 756 trương, 5.267 lơp, 174.562 hoc sinh được học tiếng dân tộc.
Dạy học tiếng dân tộc đã góp phần quan trọng trong việc huy động HS đến trường, hỗ trợ nâng cao năng lực ngôn ngữ, góp phần vào nhiệm vụ bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa, ngôn ngữ dân tộc thiểu số.
Giáo dục văn hóa dân tộc (VHDT) cũng được các địa phương quan tâm. Giáo dục VHDT chủ yếu được triển khai trong phạm vi chương trình địa phương. Ngoài ra, trong các hoạt động ngoài giờ chính khóa, nội dung VHDT cũng được triển khai dạy lồng ghép hay thực hiện dưới dạng tổ chức các hoạt động.
Tuy nhiên giáo dục VHDT trong trường phổ thông vùng dân tộc thiểu số, miền núi còn nhiều hạn chế từ việc xây dựng chương trình, tài liệu đến triển khai thực hiện giáo dục đều chưa đạt chất lượng và yêu cầu. Các địa phương chưa thật sự coi trọng việc xây dựng điều kiện và chất lượng nội dung giáo dục VHDT.
Đại diện lãnh đạo Vụ Giáo dục dân tộc (Bộ GD&ĐT) cho biết, nhìn chung, việc thực hiện chiến lược phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2011 - 2020 đã đạt được nhiều kết quả to lớn. Những kết quả này đã làm thay đổi chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi, nâng giáo dục vùng này lên một bước cao hơn.
Tuy vậy những khó khăn hạn chế của giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi vẫn còn nhiều, chất lượng so với giáo dục vùng thuận lợi vẫn còn khoảng cách xa. Đây là bài toán được đặt ra cho ngành giáo dục cũng như toàn bộ hệ thống chính trị - xã hội để trong CLPTGD giai đoạn tới sẽ có những mục tiêu và giải pháp phù hợp nhằm đẩy giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi phát triển nhanh hơn.
Để triển khai hiệu quả chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (CT, SGK GDPT) mới được tiến hành xây dựng từ năm 2014, theo tinh thần Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội (Nghị quyết 88). Kết quả, đến năm học 2020-2021, CT, SGK GDPT mới được đưa vào dạy học bắt đầu từ lớp 1. Tuy nhiên, chỉ sau hơn một tháng đưa vào dạy...