Chuẩn bị năm học mới ở “rốn lũ” Nậm Pồ
Năm học 2019 – 2020 là năm đặc biệt với ngành GD huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, khi đồng thời chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và hậu quả nặng nề trận lũ ống vừa qua.
Tạm quên đi mất mát của cá nhân, các thầy cô nơi đây đang nỗ lực cùng các cấp, ngành và nhân dân địa phương chung tay khắc phục hậu quả, sẵn sàng đón học sinh đến lớp.
Hỗ trợ thầy cô giáo chuẩn bị năm học mới.
Nhanh chóng khắc phục hậu quả
Đợt mưa lũ vào cuối tháng 8 vừa qua đã làm cho cuộc sống của hàng trăm hộ dân ở Nậm Pồ bị ảnh hưởng. Nhiều công trình nhà cửa, trường lớp học bị cuốn trôi. Trong đó, Trường PTDTBT Tiểu học Nậm Nhừ (Tiểu học Nậm Nhừ) bị ảnh hưởng nặng nhất với 4 gian nhà ở của học sinh nội trú bị cuốn trôi; 1 dãy nhà công vụ gồm 6 phòng hư hỏng nặng, cùng nhiều tài sản của các thầy cô bị bùn đất vùi lấp. Trường Mầm non Nà Khoa cũng bị ngập nặng trong bùn đất. 2 phòng học cùng toàn bộ trang thiết bị dạy học và đồ chơi cho học sinh trôi theo nước lũ…
Để không làm ảnh hưởng đến kế hoạch khai giảng năm học mới và bảo đảm điều kiện học tập, sinh hoạt của học sinh, Phòng GD&ĐT huyện huy động toàn bộ cán bộ, giáo viên vệ sinh trường lớp học, chỉnh trang khuôn viên. Riêng Trường Tiểu học Nậm Nhừ và Trường Mầm non Nà Khoa được sự hỗ trợ của hơn 500 lượt chiến sĩ, cán bộ, giáo viên toàn ngành cùng nhân dân địa phương chung tay khắc phục hậu quả.
Ông Nguyễn Xuân Thuận, Trưởng phòng GD&ĐT huyện cho biết: Bên cạnh việc chỉ đạo các đơn vị khắc phục hậu quả thiên tai, chỉnh trang cơ sở vật chất, phòng GD&ĐT đã ban hành văn bản, hướng dẫn các trường thực hiện kế hoạch năm học mới. Theo đó, trước ngày 1/9, giáo viên hoàn thành việc huy động học sinh ra lớp, ổn định nền nếp và chuẩn bị các điều kiện cho năm học mới.
Quân, dân chung tay làm cầu tạm cho hàng trăm học sinh ở “rốn lũ” Nậm Nhừ đến trường.
Video đang HOT
Kịp năm học bằng mọi giá
Theo lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Nậm Pồ, tuy còn nhiều khó khăn, song quan điểm của ngành phải nỗ lực hết mình để 100% học sinh có sách giáo khoa, vở viết phục vụ cho năm học mới. Riêng học sinh lớp 1 thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, các trường rà soát những em là đối tượng chính sách và sử dụng tiền hỗ trợ chi phí học tập để mua sách. Học sinh còn lại thực hiện vận động, huy động hoặc các nguồn xã hội hóa để mua sách đủ số lượng.
Để huy động đủ học sinh ra lớp, phòng GD&ĐT đã yêu cầu hiệu trưởng các trường phân công nhiệm vụ cho từng giáo viên xuống bản, điểm bản, nhóm bản. Giáo viên được phân công đi vận động phải có biên bản có xác nhận của trưởng bản về số lượng học sinh ra lớp. Những học sinh không ra lớp phải có lý do cụ thể.
Cô Nguyễn Thị Thúy, Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Nậm Nhừ cho biết: Khối lượng công việc tăng lên gấp đôi, gấp ba… vì theo kế hoạch, năm học 2020 – 2021 nhà trường sẽ chuyển đến cơ sở mới và bàn giao lại cơ sở hiện nay cho trường mầm non. Sau khi được các cơ quan đơn vị, người dân hỗ trợ dọn dẹp khuôn viên, cơ bản khắc phục xong hậu quả của trận lũ, toàn bộ giáo viên của trường được huy động lên cơ sở mới để tiếp tục dọn dẹp, chuẩn bị cơ sở vật chất. Do cơ sở mới vừa được xây dựng nên nhiều hạng mục, công trình phụ trợ chưa hoàn thiện. Để qua suối, nhà trường không có cách nào khác ngoài việc huy động cán bộ, giáo viên và nhân dân đóng góp công sức làm cây cầu tre tạm bợ. Cây cầu tre đã hoàn thành, giúp học sinh, giáo viên vượt suối vào trường thuận lợi hơn.
Năm học 2019 – 2020, huyện Nậm Pồ có gần 20.000 học sinh ở 3 cấp học (mầm non, tiểu học và THCS) với 820 phòng học. Trong đó, 534 phòng học kiên cố, 87 phòng bán kiên cố, 184 phòng học tạm và 15 phòng học phải mượn của đơn vị khác. Phòng ở nội trú cho học sinh hiện có 508 phòng; trong đó 122 phòng kiên cố, 222 phòng bán kiên cố và 164 phòng tạm đạt tiêu chuẩn “3 cứng”.
Trẻ câm điếc nỗ lực tập múa để diễn trong ngày khai giảng năm học mới
Chỉ còn một ngày nữa thôi là đến dịp toàn dân đưa trẻ đến trường, để cho ngày này thêm ý nghĩa, cô giáo và các học sinh của Trường PTCS Dân lập dạy trẻ câm điếc Hà Nội (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đang diễn tập những tiết mục múa "cây nhà lá vườn": "Alibaba"; "Ngày đầu tiên đi học"; "Chiều lên bản thượng".
Trẻ khuyết tật câm điếc tập tiết mục múa cho ngày khai giảng năm học mới.
Từ phía ngoài sân, đã nghe thấy tiếng nhạc rộn ràng phát ra nơi một căn phòng ở tầng 2 của khu nhà chính: "Ngày đầu tiên đi học/ Mẹ dắt tay đến trường/ Em vừa đi vừa khóc/ Mẹ dỗ dành bên em"...
Cô Phạm Thị Ngọc Yến (53 tuổi), giáo viên của trường đang hướng dẫn các em học sinh múa, việc này đã diễn ra gần một tháng nay.
Theo quan sát, đội ngũ văn nghệ nghiệp dư này có khoảng chục trẻ, trong đó trẻ nữ chiếm già nửa, độ tuổi dao động từ 5 - 14 tuổi.
Khác với những trẻ bình thường, chỉ học 3-4 ngày là nhớ và thuộc bài hát, thì trẻ ở đây lại rất hay quên nên việc tập luyện thường phải diễn ra trong nhiều ngày.
Bởi vậy, để việc dạy có hiệu quả, giáo viên sẽ chia bài hát ra thành nhiều đoạn, mỗi đoạn sẽ có nhịp riêng, trẻ sẽ đếm nhịp để múa sao cho khớp.
Cùng chung tay với cô Yến, những ngày qua, hai cựu học sinh của trường (Hiên, Mai) - hiện đang học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương (quận Cầu Giấy) đã trở về trường cũ để cùng cô giáo chủ nhiệm hướng dẫn cho các em nhỏ tuổi hơn tập múa.
Cô Yến cho biết, hai em học sinh trên theo học tại trường từ năm 3 tuổi cho đến năm 13 tuổi, các em vừa ra trường năm ngoái.
Hai em trước đó đều là trẻ khuyết tật câm điếc, khi mới vào đây các em đều không nói được. Tuy nhiên, sau khi được giáo dục ở trường các em đều có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu và đọc khẩu hình miệng. Hiện nay, các em đều có thể tự đi xe buýt đến trường học.
"Trẻ theo học ở đây 100% là trẻ khuyết tật, trong đó có 80% là trẻ câm điếc, 20% còn lại là những trẻ đa khuyết tật như vừa câm điếc vừa tự kỷ, vừa câm điếc vừa chậm phát triển trí tuệ (đao). Năm học 2019-2020, số học sinh của trường có 86 em, độ tuổi dao động từ 3 tuổi đến 38 tuổi. Hiện nay, mới có 13 em nhập học, trường nhận học sinh quanh năm", bà Mạc Chung Thủy, Phó Hiệu trưởng thông tin.
Lễ khai giảng của trường năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 7/9, muộn hai ngày so với lễ khai giảng chung của thành phố. "Việc khai giảng muộn là phù hợp với hoàn cảnh của nhà trường (trường dạy trẻ câm điếc), đồng thời tạo điều kiện cho các phụ huynh có thể đến dự cùng các con, giúp các con có thể hiểu thêm về ý nghĩa của ngày khai giảng năm học mới", bà Thủy cho hay.
Trước đó, thực hiện theo hướng dẫn của Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội về việc phòng chống dịch Covid-19 đầu năm học 2020-2021, Trường PTCS Dân lập dạy trẻ câm điếc Hà Nội đã phối hợp với cơ sở y tế trên địa bàn tiến hành vệ sinh, phun khử trùng lớp học, các phòng, khu nội trú và khuôn viên.
Ninh Bình: Có lớp, học sinh phải có giáo viên dạy Năm học 2020 - 2021, Ninh Bình có hơn 220 nghìn học sinh (HS) các cấp bước vào năm học mới. Trong đó, HS lớp 1 có trên 19 nghìn với 600 lớp. Ninh Bình bảo đảm cơ bản cơ sở vật chất đón HS bước vào năm học mới (trong ảnh: HS Trường Mầm non Đông Thành, thành phố Ninh Bình -...