Chuẩn bị mọi điều kiện thuận lợi cho Kỳ thi THPT quốc gia
Chỉ còn khoảng hai tháng, cả nước sẽ bước vào Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. Đến thời điểm này, các Sở GD&ĐT đang ráo riết, tăng cường cho công tác chuẩn bị để đảm bảo một kỳ thi an toàn, đúng quy chế tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho các thí sinh.
Đẩy mạnh công tác tập huấn
Tại Hà Nội, Sở GD&ĐT đã tổ chức tập huấn cho các hiệu trưởng và các trưởng phòng GD&ĐT về công tác chuẩn bị cho kỳ thi. Được biết ở thời điểm này, các trường phổ thông đang tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, học tập và tổ chức ôn tập cho học sinh theo Công văn hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về việc tổ chức dạy học lớp 12 và ôn thi THPT quốc gia.
Bên cạnh đó, việc tổ chức tập huấn, học tập quy chế thi cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh, bồi dưỡng nghiệp vụ làm thi cho cán bộ giáo viên là những điều kiện để ngành GD-ĐT bước vào kỳ thi một cách tốt nhất.
Tại Hội nghị tập huấn về Kỳ thi THPT quốc gia, ông Phạm Quốc Toản, Phó trưởng Phòng Quản lý & Kiểm định chất lượng, Sở GD&ĐT Hà Nội đã cho biết:
Các Quy chế thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐSP, TCSP về cơ bản không thay đổi so với Quy chế đã ban hành và thực hiện năm 2017. Vì vậy, cách thức tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia 2018 tiếp tục theo hướng tích cực, gọn nhẹ, thiết thực, khách quan, công bằng và vì quyền lợi của thí sinh.
Tuy nhiên, Kỳ thi THPT quốc gia năm nay cũng có những điểm mới: Đó là thí sinh tự do không còn phải nộp giấy khai sinh và điểm thi được làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Theo Quy chế mới, bài thi được chấm theo thang điểm 10, điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Như vậy sẽ làm tăng tính khách quan, chính xác về kết quả bài thi của thí sinh.
Thí sinh vi phạm quy chế thi không bị đình chỉ thi 2 năm tiếp theo. Khác với trước đây nếu như thuộc các trường hợp vi phạm trong quy định, thí sinh sẽ bị tước quyền vào học ở các trường ngay trong năm đó, tước quyền tham dự kỳ thi trong hai năm tiếp theo.
Tại tỉnh Cao Bằng, để chuẩn bị tốt cho Kỳ thi THPT quốc gia, trong thời gian tới, Sở GD&ĐT sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị thông tin truyền thông của tỉnh tuyên truyền về phương án tổ chức thi THPT quốc gia năm 2018 và đăng tải các thông tin của kỳ thi. Đồng thời các thông tin cũng sẽ thường xuyên cập nhật trên website của Sở GD&ĐT để học sinh, phụ huynh và nhân dân nắm bắt một cách kịp thời.
Ngành cũng chỉ đạo các trường THPT, các trung tâm GDNN – GDTX, tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho học sinh, phụ huynh về công tác tổ chức, quy chế thi, các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT để học sinh có định hướng ôn tập phù hợp và hiệu quả. Song song với công tác tuyên truyền, Sở GD&ĐT chỉ đạo các đơn vị tổ chức tư vấn trực tiếp cho học sinh, phụ huynh hiểu rõ hơn về những điểm mới của kỳ thi để học sinh yên tâm ôn tập và thi đạt kết quả tốt.
Video đang HOT
HS được làm quen với mẫu đề thi minh họa
Ông Phạm Hồng Quang, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT Cao Bằng cho biết: Để chuẩn bị cho kỳ thi diễn ra đúng kế hoạch an toàn, nghiêm túc, đạt kết quả cao, ngay đầu năm 2018, Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo các trường THPT, các trung tâm tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) tổ chức rút kinh nghiệm công tác ôn tập, kết quả Kỳ thi THPT quốc gia 2017 để xây dựng kế hoạch, nội dung ôn tập thi THPT quốc gia 2018. Sở GD&ĐT cũng đã tiến hành tổ chức hội thảo, tập huấn ôn tập cho giáo viên cốt cán của các m ôn thi.
Tổ cốt cán đã tiến hành phân tích đề minh họa, đề thi thử nghiệm của Bộ GD&ĐT, xây dựng nội dung ôn tập để các trường triển khai ôn tập cho học sinh đảm bảo theo yêu cầu về mức độ đề thi, phù hợp với đối tượng học sinh, đạt hiệu quả, chất lượng. Trên cơ sở mẫu đề thi minh họa, học sinh có điều kiện luyện tập chuẩn bị tốt cho các bài thi của mình.
Chia sẻ về việc định hướng cho các nhà trường trong quá trình ôn tập trước kỳ thi, bà Đinh Thị Lụa, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nam – cho biết: Sau khi Bộ GD&ĐT giới thiệu bộ đề thi minh họa với các môn thi cho Kỳ thi THPT quốc gia 2018, Sở GD&ĐT đã yêu cầu các trường tải bộ đề thi này để giáo viên và học sinh cùng tham khảo.
Các nhà trường cũng đã tuyên truyền phổ biến nội dung đề thi đến cha mẹ học sinh để có biện pháp phối hợp trong việc động viên học sinh ôn tập tốt. Ngành đã chỉ đạo tổ chức họp GV dạy môn thi lớp 12 để thống nhất về nội dung và phương pháp ôn tập cho HS một cách hiệu quả nhất.
Trên cơ sở đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT, BGH nhà trường và các GV đã nghiên cứu, phân tích ma trận đề, đề bài, đánh giá mức độ phân hóa, từ đó định hướng xây dựng các chuyên đề ôn tập, tổ chức ôn tập kiến thức, rèn kĩ năng giải quyết các dạng đề bài cho học sinh.
Các trường đã tiến hành xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập theo các chuyên đề ôn tập của từng bộ môn; Xây dựng ngân hàng đề thi tham khảo, đảm bảo ít nhất mỗi trường biên soạn 2 đề thi tham khảo/môn.
Các phòng chuyên môn đã tập hợp chuyển về các trường làm tư liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong suốt quá trình ôn tập. Cách giải quyết các dạng đề bài được đưa vào nội dung hội thảo chuyên môn cấp cụm trường THPT từ tháng 3/2018 và cấp tỉnh vào tháng 4/2018 để giáo viên trao đổi, thảo luận, rút kinh nghiệm, định hướng ôn tập cho học sinh.
Song song với đó, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo và tổ chức khảo sát, ra đề khảo sát chất lượng cuối năm theo tinh thần đề thi tham khảo Kỳ thi THPT quốc gia 2018 của Bộ GD&ĐT để học sinh tập dượt, làm quen với đề bài. Từ kết quả khảo sát, giáo viên chữa bài, rút kinh nghiệm về cách làm bài cho học sinh; nắm tình hình đối tượng học sinh để điều chỉnh kế hoạch ôn tập, nội dung và phương pháp ôn tập cho phù hợp, hiệu quả.
Châu Anh
Theo giaoducthoidai.vn
Sở GD&ĐT Hà Nội trả lời nhiều câu hỏi "nóng" về tuyển sinh vào 10
Hàng loạt vấn đề "nóng" về tuyển sinh vào lớp 10, được lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội trả lời trong buổi họp báo chiều nay (10/4).
- Kỳ thi THPT quốc gia cũng sử dụng bài thi tổ hợp nhưng phân rõ bài thi khoa học tự nhiên và khoa học xã hội? Vậy tại sao kỳ thi vào lớp 10 của Hà Nội năm 2019-2020 lại quyết định chọn 1 tổ hợp gồm ngoại ngữ và cả môn tự nhiên, xã hội?
Ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội: Hiện nay không có trường THPT phân ban và học sinh THCS vẫn đang học theo yêu cầu toàn diện. Chính vì vậy cần có sự đan xen để khách quan, công bằng nhất với học sinh. Tránh như việc bốc thăm, nếu vào toàn vào môn tự nhiên, các học sinh có năng khiếu khoa học xã hội sẽ thiệt thòi và ngược lại.
Bên cạnh đó, nếu thi toàn môn tự nhiên chẳng hạn, nghiễm nhiên các trường năm đó sẽ đầu tư nhiều vào những môn học này; năm sau thi vào môn khác, trường lại phải điều chỉnh giáo viên, làm mất đi sự cân bằng trong nhà trường. Ngoài ra, tuyển sinh hiện nay phần lớn theo tuyến, độ ổn định cao.
Ông Phạm Quốc Toản - Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GD&ĐT Hà Nội): Tuyển sinh vào lớp 10, bài thi tổ hợp không phải do thí sinh chọn như kỳ thi THPT quốc gia, vì: Kỳ thi THPT quốc gia, ngoài mục đích xét tốt nghiệp THPT còn làm cơ sở để các trường ĐH, CĐ tuyển sinh. Còn với tuyển sinh vào THPT, bài thi nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở bậc THCS, trong khi đó mục tiêu của bậc học này là giáo dục học sinh toàn diện.
Còn việc lựa chọn môn thi trong bài tổ hợp, trước hết trong bài thi có môn Ngoại ngữ nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ của người học. Các môn còn lại đều có cả tự nhiên và xã hội với mục đích đảm bảo tính công bằng, khách quan cho mọi đối tượng học sinh ở THCS, vì học sinhTHCS chưa có định hướng rõ ràng về nghề nghiệp.
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng
- Bài thi tổ hợp sẽ gồm tổng hợp cơ học các môn hay tích hợp liên môn?
Ông Lê Ngọc Quang - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội: Đề thi có phần riêng cho từng môn, nhưng cũng có thể có phần tích hợp liên môn. Liên môn hoàn toàn không mới, việc này đã được triển khai trong các nhà trường. Toàn bộ kiến thức trong đề thi nằm trong chương trình, không có gì mới về mặt kiến thức.
- Việc thi nhiều môn như vậy liệu có tạo ra áp lực lớn với thí sinh, đồng thời có thể dẫn tới dạy học thêm tràn lan?
Giám đốc Chử Xuân Dũng: Điều này chúng tôi đã tính đến. Áp lực dạy học thêm bắt đầu từ cách thức thi và định dạng đề thi. Trước đây, các trường ĐH tự ra đề thi, thi theo bộ đề dẫn đến học sinh các tỉnh thành dồn về Hà Nội ôn thi. Nhưng mấy năm gần đây, cách thức thi thay đổi, hiện tượng luyện thi đã giảm đi rất nhiều. Nhiều thí sinh thủ khoa đạt điểm tuyệt đối xuất phát từ các vùng nông thôn chứ không phải ở thành phố, nơi có điều kiện học tập hơn.
Do đó, trong phương án đề thi, chúng tôi cũng tính đến việc giảm tải, ma trận, mức độ đề thi phù hợp hơn, không có câu hỏi đánh đố, học sinh chỉ cần ý thức học tập tốt, học chuyên cần, chăm chỉ, nắm chắc chuẩn kiến thức kỹ năng là có thể làm được bài, do đó không cần phải học thêm. Hiện nay, đề thi Toán vào lớp 10 năm nào cũng có câu hỏi khó (thường là câu số 5 - hình học), tạo sức ép với học sinh, phụ huynh.
Ông Phạm Quốc Toản - Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GD&ĐT Hà Nội):
- Có ý kiến lo lắng khi đổi mới dạy học trong nhà trường chưa bắt kịp đổi mới thi cử?
Giám đốc Chử Xuân Dũng: Để chuẩn bị triển khai phương án thi mới, Sở GD&ĐT Hà Nội trong nhiều năm đã tổ chức quán triệt tới các nhà trường về định hướng dạy học, kiểm tra cũng kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan. Chúng tôi cũng đã tập huấn kỹ lưỡng cho các thầy cô giáo về nội dung đó. Quan điểm là triển khai cẩn trọng, có lộ trình, kế hoạch thực hiện làm sao để nhà trường, thầy cô giáo không bị sức ép.
Ông Phạm Quốc Toản: Ngay từ khi Bộ GD&ĐT triển khai phương án thi THPT quốc gia có bài thi tổ hợp, Sở GD&ĐT Hà Nội đã chủ động chỉ đạo triển khai ở các cấp THPT và THCS, đưa vào giảng dạy, định hướng cho học sinh làm quen với hình thức thi mới. Hiện nay, ở trường THCS, trong các bài kiểm tra định kỳ cũng đã cho học sinh làm quen với thi trắc nghiệm khách quan.
- Liệu Sở GD&ĐT có ra đề thi minh họa để định hướng nhà trường, thí sinh với phương án thi mới?
Ông Phạm Quốc Toản: Chúng tôi sẽ ban hành kế hoạch chi tiết triển khai phương án tuyển sinh mới, trong đó có đề thi minh họa. Dự kiến chúng tôi sẽ công bố đề thi minh họa vào tháng 9/2018, khi bắt đầu vào năm học mới
Ông Trần Phương - Viện Toán học: Tôi ủng hộ phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019 - 2020 của Sở GD&ĐT Hà Nội. Việc có bài thi tổ hợp như phương án Sở đưa ra là văn minh, tránh học lệch. Bên cạnh bài thi tổ hợp theo hình thức trắc nghiệm khách quan, vẫn chú trọng 2 môn cơ bản là Ngữ văn và Toán. Bài thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan sẽ nhẹ nhàng, không gây áp lực cho thí sinh. Nếu Sở GD&ĐT Hà Nội công bố được đề thi minh họa sẽ giải tỏa được sức ép tâm lý cho học sinh, phụ huynh.
Hiếu Nguyễn
Theo giaoducthoidai.vn
Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho kỳ thi THPT quốc gia Sở GD&ĐT Sơn La vừa có văn bản về việc tăng cường triển khai các phương án phòng tránh, ứng phó thiên tai năm 2018. Trong đó lưu ý đặc biệt quan tâm công tác chuẩn bị ứng phó với tình hình khắc nghiệt về thiên tai có thể xảy ra trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. ảnh minh họa Cùng...