Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông: Hỗ trợ tốt nhất cho thí sinh
Từ ngày 15 đến 30-6 là thời gian thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2020.
Kỳ thi năm nay không chỉ nhằm xét tốt nghiệp, mà còn được sử dụng để tuyển sinh, vì vậy, thí sinh thực hiện đăng ký cả 2 nội dung này trên cùng một phiếu. Cùng với việc hỗ trợ tốt nhất cho thí sinh đăng ký dự thi, công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi cũng đang được ngành Giáo dục Thủ đô khẩn trương triển khai.
Thí sinh cần tìm hiểu kỹ về ngành học và cân nhắc trước khi đăng ký dự thi vào các trường đại học, cao đẳng. Ảnh: Đỗ Tâm
Cân nhắc số lượng nguyện vọng
Trên địa bàn Hà Nội hiện có hơn 200 trường trung học phổ thông và 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, với tổng số hơn 75.000 học sinh lớp 12. Mặc dù thời gian đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2020 bắt đầu từ ngày 15-6, nhưng thời gian đầu, các thí sinh thường dành thời gian tìm hiểu về các ngành, trường mà mình dự định đăng ký nguyện vọng. Bà Trần Thị Hà, phụ huynh học sinh Trường Trung học phổ thông Ứng Hòa B (huyện Ứng Hòa) chia sẻ: “Do thời gian đăng ký dự thi còn dài, nên gia đình nhắc nhở con không nên vội vàng mà cần tìm hiểu, cân nhắc thật kỹ trước khi chọn nguyện vọng. Ngoài ra, các con còn được thầy, cô giáo hướng dẫn tự in phiếu trên mạng internet làm thử, trước khi làm chính thức và nộp phiếu”.
Vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều thí sinh hiện nay là nên đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng thế nào để có cơ hội trúng tuyển cao nhất. Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Thu Thủy cho biết, thí sinh được đăng ký không giới hạn số lượng nguyện vọng, song cần lưu ý sắp xếp thứ tự ưu tiên, trong đó nguyện vọng 1 là nguyện vọng ưu tiên cao nhất. Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở các năm trước cho thấy, hầu hết thí sinh trúng tuyển chủ yếu từ 1 đến 3 nguyện vọng đầu tiên. Do đó, các em cần cân nhắc kỹ, không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng, bởi dễ bị phân tán nguồn lực và thời gian để vào được trường mong muốn.
Còn theo Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Trương Định (quận Hoàng Mai) Lê Việt Dương, nhà trường đặc biệt lưu ý học sinh, chỉ được đăng ký dự thi một bài tổ hợp khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội, không được đăng ký cả hai bài tổ hợp như năm trước.
Video đang HOT
Khẩn trương triển khai khâu chuẩn bị
Học sinh cần ôn tập kỹ kiến thức để đạt được kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020. Ảnh: Nguyễn Quang
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 sẽ diễn ra trong hai ngày 9, 10-8 và không có sự tham gia của các trường đại học, cao đẳng như năm 2019, mà do UBND các tỉnh, thành phố chủ trì tổ chức toàn bộ các khâu. Để giải tỏa mối băn khoăn, nghi ngại về tính khách quan của kết quả thi, hạn chế tối đa nguy cơ tiêu cực, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc tăng cường lực lượng thanh tra, nâng cấp phần mềm quản lý dữ liệu, siết chặt kỷ luật phòng thi…
Tại Hà Nội, công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi đang được khẩn trương triển khai. Toàn thành phố dự kiến có 140 điểm thi, với hơn 3.300 phòng thi. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã rà soát 28.000 cán bộ, giáo viên, từ đó lựa chọn khoảng 10.000 người tham gia coi thi, chấm thi và các công việc khác của kỳ thi…
Xác định vai trò quan trọng của nhân lực tham gia kỳ thi, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân Phạm Gia Hữu khẳng định, phòng đã yêu cầu các trường trung học cơ sở rà soát đội ngũ cán bộ, giáo viên và tổ chức cho 100% cán bộ, giáo viên được huy động làm nhiệm vụ học quy chế. Sau đó, lực lượng này phải trải qua bài kiểm tra sát hạch và bảo đảm yêu cầu về phẩm chất đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần trách nhiệm, nắm vững nghiệp vụ, không có người thân dự thi.
Còn theo Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Minh Quang (huyện Ba Vì) Nguyễn Duy Bỉnh, nhà trường đang tích cực chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết và bảo đảm an toàn để có thể sử dụng làm địa điểm thi phục vụ thí sinh.
Liên quan đến vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Văn Đại yêu cầu, các nhà trường xác định rõ mục tiêu tổ chức kỳ thi trung thực và minh bạch với trách nhiệm cao nhất, tạo niềm tin cho nhân dân, làm căn cứ để các trường đại học, cao đẳng yên tâm sử dụng kết quả để tuyển sinh; đồng thời, đáp ứng tối đa các điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất, tạo thuận lợi nhất cho thí sinh.
“Trước mắt, các nhà trường phải thông báo kịp thời, đầy đủ mọi thông tin về kỳ thi cho tất cả học sinh lớp 12 tại đơn vị mình và thí sinh tự do để mọi thí sinh có nguyện vọng, đủ điều kiện đều được dự thi; hỗ trợ tối đa các em trong quá trình đăng ký dự thi, bảo đảm không có sai sót”, ông Phạm Văn Đại nhấn mạnh.
Đào tạo gắn với sản xuất
Xác định được địa bàn tuyển sinh và làm tốt việc hợp tác với các trường THCS, THPT, đặc biệt là phụ huynh học sinh trong việc định hướng nghề nghiệp sau tốt nghiệp THCS và THPT đã giúp công tác tuyển sinh của Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức những năm qua có nhiều khởi sắc.
: Sinh viên nhà trường được thực hành trên máy móc, thiết bị hiện đại nhất hiện nay
Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức là trường công lập thuộc Bộ Công Thương. Trường được thành lập từ năm 1973, là kết quả của tình hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và CHDC Đức. Năm 1983 chương trình hợp tác kết thúc. Năm 1996 trường tiếp tục được tổ chức GTZ của CHLB Đức lựa chọn và đầu tư trở lại thông qua dự án "Chương trình đào tạo nghề Việt Nam BBPV".
Từ năm 2006 đến 2010 trường tiếp tục được phía Đức lựa chọn đầu tư thông qua Dự án "Hỗ trợ Kỹ thuật dạy nghề Việt Nam" do tổ chức GTZ tài trợ và Dự án "Chương trình đào tạo nghề Việt Nam" do tổ chức KFW tài trợ về bồi dưỡng đội ngũ và đầu tư cơ sở vật chất.
Hiện nhà trường đang đào tạo 3 cấp trình độ (CĐ, TC, SC) với 24 ngành nghề. Các nghề có bề dày truyền thống: Cắt gọt kim loại; nhóm nghề điện, điện tử; công nghệ ô tô và một số nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu xã hội như đào tạo lái xe ô tô, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giảng dạy các trình độ.
Trong bối cảnh từ năm 2012 trở lại đây, hoạt động đào tạo nghề của trường chủ yếu cho học sinh sống và làm việc tại địa bàn Thái Nguyên nên công tác tuyển sinh gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do trên địa bàn có nhiều cơ sở đào tạo, các cơ sở có ngành nghề giống nhau, các doanh nghiệp trên địa bàn tuyển dụng lao động không qua đào tạo... dẫn đến tình trạng trên và đó cũng là khó khăn của hầu hết các cơ sở GDNN.
Từ năm 2017 đến nay, do nhà trường xác định được địa bàn tuyển sinh và làm tốt việc hợp tác với các trường THCS, THPT, đặc biệt là phụ huynh học sinh trong việc định hướng nghề nghiệp sau tốt nghiệp THCS và THPT công tác tuyển sinh của nhà trường đã có nhiều khởi sắc. Số lượng người học đăng ký hàng năm tăng lên, số lượng đăng ký học trình độ CĐ cũng tăng.
Thầy Nguyễn Đức Sinh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, ngoài việc làm tốt công tác tuyển sinh, việc đầu tư trang thiết bị hiện đại trong giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo, quan tâm chăm lo tới người học thì việc giải quyết việc làm cho người học cũng được quan tâm. Với ảnh hưởng mô hình công nghệ dạy học của CHLB Đức là đào tạo phải gắn với sản xuất nên việc dạy học gắn với tổ chức sản xuất được triển khai như một nét riêng biệt mà không cơ sở GDNN nào cũng triển khai thực hiện được. Từ quan điểm đó nên mỗi bài tập thực hành phải trở thành hàng hoá được tiêu thụ đáp ứng nhu cầu xã hội.
"Việc gắn kết với doanh nghiệp được triển khai ngay từ những khoá học đầu tiên khi mới thành lập. Quan điểm người học nghề phải được trải nghiệm, thực tập tại doanh nghiệp được tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường ủng hộ và nhìn nhận là thành công trong phương thức tổ chức đào tạo nghề", thầy Sinh cho biết.
Để duy trì mô hình để HSSV làm quen với phương thức tổ chức sản xuất, đến nay nhà trường có quan hệ ổn định với trên 20 doanh nghiệp để đưa HSSV thực tập trải nghiệm, thực tập nghề nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội.
"Hoạt động hợp tác với doanh nghiệp là tất yếu, là yếu tố cốt lõi trong việc xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Kết nối với doanh nghiệp cung cấp sản phẩm nhân lực có chất lượng cho doanh nghiệp", thầy Sinh chia sẻ.
Theo thống kê của nhà trường, tỷ lệ HSSV có việc làm sau khi tốt nghiệp đạt gần 100%. HSSV nghề cắt gọt kim loại có chứng chỉ tiện CNC và phay CNC nâng cao hoặc nghề công nghệ ô tô có thu nhập khá cao, từ 8 triệu đến 12 triệu đồng/tháng (khảo sát của tổ chức GIZ đang thực hiện với nhà trường).
Hiện nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo trong các khu công nghiệp tại Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hà Nội... tiếp tục tăng mạnh, là cơ hội cho HSSV tìm kiếm được việc làm trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và trong nước.
Nộp hồ sơ dự thi tốt nghiệp THPT năm 2020: Đừng vội khi còn nhiều thời gian Các thí sinh có 15 ngày suy nghĩ để đăng ký thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2020 (từ ngày 15 đến hết ngày 30-6). Theo đó, thí sinh đang học lớp 12 nộp hồ sơ ngay tại trường, còn thí sinh tự do nộp hồ sơ tại các phòng GD-ĐT và Trung tâm Giáo dục...