Chưa tiêm bổ sung, hộ chiếu vaccine của người EU sẽ chỉ có hiệu lực 9 tháng
Ủy ban châu Âu ngày 21/12 thông báo các chứng nhận vaccine COVID-19 tại Liên minh châu Âu (EU) sẽ chỉ có hiệu lực trong 9 tháng nếu người sở hữu không tiêm mũi bổ sung.
Hộ chiếu vaccine điện tử được ghi nhận khắp EU mặc dù có nhiều ứng dụng khác nhau dựa trên quốc gia của người sở hữu. Ảnh: EP
Các công dân EU được đề nghị tiêm mũi vaccine COVID-19 bổ sung 6 tháng sau khi đã tiêm mũi thứ hai. Tuy nhiên, các chứng nhận vaccine sẽ chỉ có hiệu lực thêm 3 tháng và được coi như khoảng thời gian phù hợp để đảm bảo tiếp cận được với liều vaccine bổ sung.
Một quan chức EU chia sẻ với hãng thông tấn Reuters (Anh) rằng hiệu lực của hộ chiếu vaccine COVID-19 sau khi tiêm mũi bổ sung sẽ được kéo dài không có giới hạn.
Video đang HOT
Kênh DW (Đức) cho biết động thái diễn ra ở thời điểm các quốc gia châu Âu tìm cách đảm bảo tỷ lệ tiêm vaccine ở thời điểm số ca mắc mới COVID-19 tăng mạnh và biến thể Omicron lây lan.
Bên cạnh đó, Ủy ban châu Âu đề xuất các nước EU áp dụng quy định mới theo cấp quốc gia “để đảm bảo chắc chắn cho du khách và giảm gián đoạn”.
Một số quốc gia khác đã áp dụng các biện pháp tương tự. Tại Pháp, người trưởng thành đã tiêm vaccine mũi thứ hai hơn 6 tháng sẽ không được tiếp cận hộ chiếu vaccine của nước này nếu chưa tiêm mũi bổ sung. Quy định này có hiệu lực từ ngày 15/1/2022. Hà Lan cũng lên kế hoạch cho động thái tương tự.
Bồ Đào Nha, Ireland, Cyprus, Latvia, Italy, Hy Lạp và Áo cũng có các biện pháp khẩn cấp tương tự yêu cầu ngay cả những hành khách EU đã tiêm đủ vaccine cũng cần xét nghiệm COVID-19 trước khi khởi hành hoặc cách ly sau khi nhập cảnh.
Nghiên cứu: Hộ chiếu vaccine ngừa COVID-19 giúp các nước tăng tỉ lệ tiêm chủng
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí The Lancet số ra ngày 13/12, hộ chiếu vaccine ngừa COVID-19 hạn chế người dân đến các tụ điểm công cộng như nhà hàng, viện bảo tàng...
có thể giúp khuyến khích tiêm chủng ở những nước có tỉ lệ tiêm phòng thấp.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Johannesburg, Nam Phi. Ảnh: THX/TTXVN
Hộ chiếu vaccine là chứng chỉ giấy hoặc kỹ thuật số, trong đó xác nhận tình trạng tiêm vaccine ngừa COVID-19 hoặc kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, hay phục hồi sau khi mắc bệnh... Chỉ những người có hộ chiếu vaccine mới được phép đến những địa điểm tụ tập.
Nghiên cứu tập hợp dữ liệu từ 6 nước, theo đó, việc áp dụng hộ chiếu vaccine đã giúp tăng tỉ lệ tiêm chủng trong vòng 20 ngày trước khi áp dụng và 40 ngày sau khi áp dụng ở những quốc gia như Pháp, Israel, Italy và Thụy Sĩ, những nước có tỉ lệ tiêm chủng thấp dưới trung bình.
Đây là nghiên cứu đầu tiên về tác động của hộ chiếu vaccine, trong bối cảnh biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 đang lây lan trên toàn thế giới, buộc các nước siết chặt các biện pháp hạn chế và tìm biện pháp mới khuyến khích tiêm vaccine phòng bệnh đối với những người hoài nghi tiêm chủng.
Nghiên cứu cho thấy tại Đức, quốc gia đang cân nhắc bắt buộc tiêm vaccine, hộ chiếu vaccine ít tác động đến thái độ của người dân vì những người nhà chức trách có thể thuyết phục tiêm chủng đã tiêm trước đó. Hộ chiếu vaccine cũng có ít tác động tại Đan Mạch, nước có tỉ lệ tiêm phòng thấp.
Các biện pháp hạn chế có tác dụng tốt nhất trong việc tăng tỉ lệ tiêm vaccine đối với lứa tuổi dưới 30. Nhóm ở độ tuổi này coi thường nguy cơ mắc COVID-19 và nguy cơ mắc bệnh chưa đủ thuyết phục họ tiêm vaccine, do đó các biện pháp hạn chế phát huy tác dụng. Tại Thụy Sĩ, khi hộ chiếu vaccine lần đầu tiên được sử dụng tại các câu lạc bộ đêm và các sự kiện lớn, tỉ lệ bao phủ vaccine ngừa COVID-19 chỉ tăng ở nhóm người trong độ tuổi 20.
Tiến sĩ Tobias Ruttenauer thuộc Đại học Oxford, đồng tác giả của nghiên cứu trên, nêu rõ: "Có lẽ chứng nhận COVID-19 là cách hữu hiệu để khuyến khích tiêm chủng ở nhóm người không muốn tiêm vaccine. Tuy nhiên, chỉ riêng chứng nhận COVID-19 không giúp cải thiện tỷ lệ tiêm chủng mà cần phải sử dụng kết hợp với các chính sách khác".
Theo các nhà nghiên cứu, các quan chức y tế công cộng cũng cần tăng cường các biện pháp khuyến khích tiêm chủng và nỗ lực truyền bá thông tin nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tiêm chủng cũng như xây dựng lòng tin vào chính quyền, nhất là đối với các cộng đồng thiểu số.
Mỹ chấp nhận 'hộ chiếu vaccine' được FDA và WHO phê duyệt Theo phóng viên TTXVN tại Washington, tối 8/10, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ thông báo nước này sẽ mở cửa với các du khách quốc tế có giấy chứng nhận tiêm các loại vaccine ngừa COVID-19 đã được các cơ quan quản lý của Mỹ hoặc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cấp phép. Hành khách...