Chưa thể khẳng định Omicron ít nguy hiểm hơn Delta
Dữ liệu ban đầu cho thấy, Omicron lây lan nhanh hơn nhưng chủ yếu gây triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, còn quá sớm để khẳng định Omicron ít nguy hiểm hơn các chủng SARS-CoV-2 khác.
Nhân viên y tế chuẩn bị lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại thành phố Johannesburg, Nam Phi hôm 30/11 (Ảnh: Getty).
Các thông tin ban đầu cho thấy, bệnh nhân nhiễm biến chủng Omicron chủ yếu có triệu chứng nhẹ làm dấy lên hy vọng rằng biến chủng này ít nghiêm trọng hơn so với các biến chủng khác của SARS-CoV-2. Giả thuyết này phù hợp với quan điểm lâu nay rằng một loại virus sẽ giảm độc lực qua thời gian khi nó liên tục biến đổi để ít gây hại cho vật chủ nhằm đảm bảo chúng có thể tiếp tục nhân rộn
Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo, kể cả khi Omicron có khả năng lây lan cao hơn so với biến chủng Delta, điều đó không có nghĩa là nó sẽ ít nguy hiểm hơn. Do vậy, theo giới chuyên gia, con người vẫn không nên chủ quan khi chưa có thêm nhiều thông tin về Omicron.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến ngày 4/12, thế giới chưa ghi nhận ca tử vong nào do Omicron. Tuy nhiên, WHO khuyến cáo các nước vẫn nên thận trọng với đánh giá của hai chuyên gia y tế Nam Phi rằng các bệnh nhân nhiễm Omicron chỉ có triệu chứng nhẹ. WHO cho biết, giới khoa học có thể mất vài tuần để xác định liệu Omicron có gây bệnh nặng hay không và các nghiên cứu ban đầu cho thấy Omicron gây nguy cơ tái nhiễm Covid-19 gấp 3 lần so với các biến chủng khác như Beta, Delta.
Giáo sư Nigel McMillan, giám đốc Trung tâm Y học Tế bào và gen Griffith, Đại học Griffith ở Australia, bình luận: “Điều bất thường là virus này thực hiện hầu hết quá trình sao chép trước khi thể hiện triệu chứng. Chưa thể chứng minh quan điểm cho rằng Omicron gây triệu chứng nhẹ hơn, còn quá sớm để khẳng định điều đó”.
Chuyên gia này cũng cảnh báo thêm: “Gây triệu chứng nhẹ hơn nhưng dễ lây lan hơn dường như không hẳn là một câu chuyện thích hợp. Nó có thể nhẹ hơn nhưng virus vẫn sẽ gây ra tỷ lệ tử vong cao hơn so với bệnh cúm, vì vậy nó vẫn rất nghiêm trọng”.
Video đang HOT
Virus biến đổi liên tục, tự nhân lên, né tế bào của vật chủ để tồn tại. Trong khi nhiều đột biến không tác động đến virus, một số đột biến có thể khiến virus dễ dàng tái tạo và lây lan. Virus corona là một trong những loại virus có tốc độ đột biến nhanh và không có gì ngạc nhiên nếu xuất hiện một biến chủng mới lây lan hơn và nguy hiểm hơn Delta.
“Nhiều người cho rằng quá trình tiến hóa sẽ chọn lọc một loại virus theo thời gian ít gây hại cho vật chủ hơn. Điều này không thực sự đúng”, Jeffrey Joy, phó giáo sư về dịch tễ học của Đại học British Columbia, nhận định. Theo chuyên gia này, virus trở nên ít nguy hiểm hơn hay nguy hiểm hơn phụ thuộc vào một loạt yếu tố trong đó có yếu tố khoảng thời gian mà một người nhiễm virus, khả năng lây lan của virus.
Biến chủng Alpha được phát hiện đầu tiên ở Anh vào cuối năm ngoái được cho là có khả năng lây lan cao hơn 40% đến 80% so với chủng gốc của SARS-CoV-2, nó cũng gây nguy cơ bệnh nặng và tử vong cao hơn. Biến chủng Delta, với hơn 10 đột biến trên protein gai, lây lan hơn và nguy hiểm hơn Alpha. Omicron có hơn 30 đột biến trên protein gai, nhưng không có nghĩa là dễ lây lan hơn, dễ né miễn dịch hơn.
Trong kịch bản xấu nhất, Omicron nghiêm trọng hơn và có thể thay thế Delta trở thành biến chủng trội toàn cầu, nó sẽ đe dọa cuộc chiến ứng phó đại dịch của thế giới. Trong một kịch bản khác, Omicron có thể giống như Beta – biến chủng gây nguy cơ bệnh nặng cao hơn và có khả năng né miễn dịch cao hơn, nhưng không thể trở thành biến chủng trội và nhanh chóng bị áp đảo.
Do vậy, giới khoa học cảnh báo, Omicron sẽ chưa phải là biến chủng cuối cùng, thế giới có thể vẫn đối mặt với biến chủng nguy hiểm hơn.
Cuộc cạnh tranh Omicron - Delta có thể định hình tương lai đại dịch
Trong bối cảnh biến chủng Omicron bắt đầu lan rộng, giới khoa học toàn cầu đang cố gắng xác định liệu "cuộc cạnh tranh" giữa Omicron và Delta sẽ định hình tương lai đại dịch ra sao.
Omicron gây ra số ca bệnh tăng mạnh ở châu Phi trong thời gian qua (Ảnh: AP).
AP đưa tin, trong bối cảnh biến chủng Omicron đang lây lan khắp miền nam châu Phi và xuất hiện tại hàng chục khác quốc gia khác trên thế giới, các nhà khoa học đang theo dõi chặt chẽ "cuộc cạnh tranh" có thể định hình tương lai của đại dịch. Câu hỏi được đặt ra là liệu Omicron, biến chủng có nhiều đột biến chưa từng, có áp đảo của Delta trên toàn cầu hay không.
Một số chuyên gia viện dẫn dữ liệu ban đầu từ Nam Phi và Anh, cho rằng Omicron có thể sẽ trở thành biến chủng trội toàn cầu.
"Hiện vẫn còn quá sớm, nhưng ngày càng có nhiều dữ liệu cho thấy Omicron dường như có khả năng áp đảo Delta ở rất nhiều, nếu không nói là mọi nơi", tiến sĩ Jacob Lemieux, người hợp tác với đại học Y Harvard trong nghiên cứu theo dõi các biến chủng SARS-CoV-2, cho biết.
Tuy nhiên, một số người khác lại cho rằng, còn quá sớm để kết luận liệu Omicron có lây lan mạnh hơn Delta hay không và nếu có, liệu quá trình này diễn ra trong bao lâu.
Matthew Binnicker, giám đốc virus học lâm sàng tại tổ chức Mayo Clinic ở Rochester, Minnesota, cho biết: "Tại Mỹ, Delta hiện đang gây ra những đợt bùng dịch lớn. Để biết được liệu Omicron có thay thế nó hay không, tôi nghĩ chúng ta sẽ biết được điều đó trong 2 tuần tới".
Nhiều câu hỏi quan trọng về Omicron vẫn chưa có câu trả lời, bao gồm liệu nó có gây ra triệu chứng nhẹ hơn hay nặng hơn và mức độ nó có thể né tránh được miễn dịch có được nhờ tiêm chủng hay từng mắc Covid-19.
Về vấn đề lây lan, các nhà khoa học đã chỉ ra diễn biến ở Nam Phi, nơi Omicron lần đầu bị phát hiện. Tốc độ lây lan của Omicron và việc nó đang trở thành chủng vượt trội ở đây đã khiến các chuyên gia lo lắng rằng quốc gia này sắp phải đối mặt với một làn sóng lây nhiễm khác có thể làm bệnh viện quá tải.
Từ giữa tháng 11, Nam Phi ghi nhận ít hơn 200 ca mới mỗi ngày và đến cuối tuần qua, số ca bệnh mới ở Nam Phi là hơn 16.000 ca/ngày. Omicron chiếm hơn 90% ca mắc mới ở tỉnh Gauteng, tâm dịch bùng phát chủng mới, và tiếp tục áp đảo tại 8 tỉnh khác ở Nam Phi.
Willem Hanekom, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y tế Châu Phi cho biết, so với 3 làn sóng trước, Omicron đang tạo ra một làn sóng lây nhiễm với tốc độ rất nhanh và đây là bằng chứng cho thấy nó có thể là virus rất dễ lây lan.
Tuy nhiên, ông Hanekom nhấn mạnh, Omicron xuất hiện khi Nam Phi có số người mắc Delta không cao, vì vậy cách diễn đạt Omicron áp đảo Delta dường như chưa chính xác ở Nam Phi vào thời điểm hiện tại.
Dấu hiệu gia tăng áp đảo
Ngoài Nam Phi, tại một số quốc gia khác, chuyên gia Lemieux cho rằng đã có những dấu hiệu cho thấy đặc tính của Omicron. Ví dụ, tại Anh, quốc gia đi đầu trong nỗ lực giải trình tự gen của virus, "chúng ta đang chứng kiến những tín hiệu gia tăng theo cấp số nhân của Omicron so với Delta".
Tại Mỹ, và phần còn lại của thế giới, ông Lemieux cho rằng, chưa có gì chắc chắn, nhưng nếu tập hợp các dữ liệu ban đầu lại với nhau có thể thấy một bức tranh nhất quán rằng Omicron có thể trở thành chủng trội trong vài tuần và vài tháng tới và có khả năng khiến số ca nhiễm mới tăng vọt.
Tại Nam Phi, cũng có dấu hiệu cho thấy Omicron dường như tấn công vào nhóm trẻ tuổi, hầu hết chưa tiêm chủng và phần lớn các ca nhập viện đều chỉ có triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, chuyên gia Binnicker cho rằng, diễn biến của Omicron có thể khác đi ở những khu vực khác trên thế giới với những nhóm bệnh nhân khác nhau.
Trong khi thế giới vẫn chờ đợi câu trả lời cho Omicron, các nhà khoa học khuyên mọi người hãy làm mọi cách có thể để bảo vệ bản thân mình, như tiêm đủ mũi vaccine, tiêm mũi bổ sung, đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách xã hội để làm giảm khả năng lây lan của mầm bệnh.
Bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron tại Nam Phi không có triệu chứng đặc biệt Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, ngày 1/12, Chủ tịch Hiệp hội Y tế Nam Phi Mvuyisi Mzukwa cho biết các bác sĩ Nam Phi không nhận thấy bất kỳ triệu chứng đặc biệt nào ở những bệnh nhân nhiễm biến thể mới Omicron so với những bệnh nhân nhiễm biến thể Delta trước đây. Hình ảnh minh họa biến thể Omicron (phải)...