Chưa nộp bằng THPT, 566 sinh viên tại TP.HCM có thể bị đuổi học
ĐH Tài chính – Marketing, TP.HCM, vừa thông báo danh sách sinh viên dự kiến bị buộc thôi học do chưa nộp bản sao bằng tốt nghiệp THPT.
566 em nhập học từ năm 2018 có tên trong danh sách sinh viên đối mặt nguy cơ bị buộc thôi học do Phòng Công tác Sinh viên, ĐH Tài chính – Marketing, đăng tải chiều 13/8. Đây là những sinh viên chưa nộp bản sao bằng tốt nghiệp THPT.
Nhà trường đề nghị các em phải nộp gấp bản sao bằng tốt nghiệp THPT trước ngày 31/8.
Nhiều sinh viên ĐH Tài chính – Marketing có nguy cơ bị đuổi học nếu không nộp bản sao bằng tốt nghiệp THPT đúng hạn. Ảnh: Tiền Phong.
Trao đổi với Zing chiều 13/8, TS Lê Trung Đạo, Phó hiệu trưởng ĐH Tài chính – Marketing, cho biết việc nộp bản sao bằng tốt nghiệp THPT để hoàn thiện hồ sơ sinh viên là quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy của Bộ GD&ĐT.
“Trường cũng đã nhắc nhở nhiều lần nhưng có thể do dịch bệnh gián đoạn việc học nên các em bỏ qua thông báo. Mục đích lập danh sách là để đưa về các khoa, lớp, thông qua cố vấn học tập nhắc nhở các em nộp đúng hạn”, ông Đạo nói.
Phó hiệu trưởng nhấn mạnh, sau thời hạn 31/8, trường sẽ không gia hạn thêm, sinh viên không nộp chắc chắn bị buộc thôi học.
Năm trước, trường này cũng cảnh báo 795 sinh viên có thể bị buộc thôi học do không nộp bằng tốt nghiệp THPT bản chính. Số sinh viên này thuộc khóa 15, 16, 17 bậc cao đẳng, đại học chương trình đại trà, chất lượng cao và quốc tế (IP).
Trường ĐH chuyển sang dạy trực tuyến
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhiều trường đại học đồng loạt thông báo chuyển sang giảng dạy trực tuyến hoặc cho sinh viên tạm nghỉ học, không đến trường trong thời gian tới.
Sinh viên một trường ĐH tại TP.HCM trong lớp học giãn cách phòng chống Covid-19 - ẢNH: HÀ ÁNH
Lâm sàng cũng dạy trực tuyến
Hiện nay nhiều trường đại học (ĐH) đang tổ chức học kỳ hè cho sinh viên (SV) đăng ký học vượt tiến độ, trả nợ môn, cải thiện điểm. Nhưng trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, các trường đã đồng loạt ra thông báo điều chỉnh hoạt động dạy học để thực hiện phòng, chống dịch.
Bắt đầu từ 7 giờ sáng nay (3.8), Trường ĐH Sài Gòn triển khai thực hiện dạy và học trực tuyến đối với tất cả các học phần của học kỳ phụ năm học 2019 - 2020. Đồng thời, trường tạm dừng việc dạy các học phần giáo dục quốc phòng - an ninh, giáo dục thể chất trong học kỳ này cho đến khi có thông báo mới. Trường cũng tạm dừng kỳ thi khảo sát tiếng Anh đầu vào cho đến khi có thông báo mới.
Ngừng các hoạt động giảng dạy đầu tiên của năm học mới
Thời điểm này, có trường đã bắt đầu những hoạt động dạy học đầu tiên của năm học mới 2020 - 2021. Nhưng trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Trường ĐH Thương mại đã có thông báo việc triển khai trực tuyến với tuần sinh hoạt, học tập chính trị đầu năm học bắt đầu từ ngày 3.8.
Một số trường đóng trên địa bàn Đà Nẵng đã có thông báo nghỉ học tập trung ngay từ cuối tháng 7. Trường ĐH Đông Á thông báo nghỉ học tập trung tại trường trong 14 ngày để phòng dịch từ 26.7 - 9.8. Trường ĐH Duy Tân triển khai dạy học trực tuyến ngay từ 17 giờ ngày 26.7 đến hết 9.8, đồng thời dừng toàn bộ lịch thi và lịch học các môn giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng.
Trước đó, Trường ĐH Tài chính - Marketing thông báo tất cả SV hệ chính quy tạm nghỉ học từ ngày 3 - 9.8. Sau thời gian tạm nghỉ này, giảng viên và SV thực hiện dạy học theo hình thức trực tuyến nhằm phòng, chống dịch.
Tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, cho biết học kỳ hè của trường này bắt đầu được 4 tuần với khoảng 300 nhóm lớp học phần. Hiện học kỳ này sẽ tiếp tục trong 4 tuần nhưng trong bối cảnh này, trường đã thông báo cho giảng viên chủ động chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến để đảm bảo an toàn. Các lớp học trực tiếp còn lại chủ yếu là các môn đặc thù, làm thí nghiệm nhưng với số lượng người học trên 10 người/lớp.
Bộ GD-ĐT đề xuất thi tốt nghiệp THPT chia làm 2 đợt trong diễn biến dịch Covid-19
PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cũng cho biết học kỳ hè của trường chính thức triển khai vào tuần này và kết thúc vào ngày 20.9. Hiện nay trường đã có thông báo đến giảng viên và người học để chuẩn bị sẵn tâm lý trong thời gian phòng chống dịch. Cụ thể, thông báo ghi rõ: "Tùy theo diễn biến tình hình dịch Covid-19, chúng ta cần sẵn sàng khi hình thức giảng dạy trong học kỳ hè có thể chuyển sang hình thức giảng dạy phối hợp như đã thực hiện trong học kỳ dự thính. Tùy diễn biến tình hình, Ban giám hiệu sẽ quyết định hình thức giảng dạy phù hợp".
Cũng bắt đầu từ hôm nay, Trường ĐH Quốc tế TP.HCM yêu cầu toàn bộ giảng viên dạy trực tuyến. SV bậc ĐH các lớp thực hành có số lượng ít và thời lượng học ngắn được tiếp tục học tập trung nhưng phải đảm bảo biện pháp an toàn. Với học viên sau ĐH, tổ chức học trực tuyến với các lớp có sĩ số từ 30 học viên trở lên. Các lớp còn lại thực hiện giảng dạy tập trung nhưng vẫn đảm bảo các biện pháp an toàn trong phòng, chống dịch.
Đáng chú ý, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch thông báo toàn bộ SV tạm ngưng thực hành lâm sàng tại các bệnh viện. Học viên sau ĐH tiếp tục thực hành lâm sàng tại các bệnh viện nhưng phải tuân thủ quy định phòng chống dịch của bệnh viện. Thay vào đó, trường đề nghị với các bộ môn lâm sàng, ưu tiên triển khai dạy trực tuyến để đảm bảo bổ sung một phần kiến thức và thời gian thực hành với các trường hợp không thể tiếp tục đi thực hành lâm sàng. Thời gian học trực tuyến lâm sàng cũng bắt đầu từ hôm nay.
Với các trường hợp tập trung tại trường, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đề nghị đảm bảo không quá 30 SV hoặc học viên/phòng và tuân thủ quy định phòng chống dịch Covid-19.
Bản tin Covid-19 ngày 2.8: Một ngày 34 ca mới, nỗi lo từ những ca bệnh không triệu chứng
Không khai báo y tế sẽ bị cấm thi
PGS-TS Trần Diệp Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Y dược TP.HCM, cũng ký thông báo khuyến khích các đơn vị tổ chức hội họp, dạy học trực tuyến, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để trao đổi, làm việc trực tuyến. Người lao động và người học thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại trường và các địa điểm công cộng. Trường tổ chức đo thân nhiệt và yêu cầu đeo khẩu trang ngay tại cửa ra vào đối với tất cả mọi người.
Trước đó, Trường ĐH Y dược TP.HCM đã có thông báo khẩn về việc nghiêm túc thực hiện khảo sát hành trình liên quan đến dịch Covid-19. Theo đó, trường quán triệt toàn bộ người lao động và người học thực hiện khảo sát hành trình liên quan đến dịch tại Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam. Cụ thể, người lao động không thực hiện khảo sát sẽ bị đánh giá, xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ cuối năm học và có hình thức kỷ luật. SV và học viên không thực hiện khảo sát sẽ bị cấm thi. Ngoài ra, người không thực hiện khảo sát nếu xảy ra sự việc liên quan đến dịch bệnh sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng yêu cầu tất cả người lao động, người học đã đến vùng có dịch Covid-19 từ ngày 1.7 thực hiện khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm theo quy định, cách ly tại nhà không đến trường cho đến khi có thông báo của trường.
Tình hình Covid-19 tại Việt Nam sáng 3.8: Thêm một ca mắc mới ở Quảng Ngãi
Yêu cầu giảng viên, sinh viên tự cách ly khi trở về từ Đà Nẵng Những sinh viên, cán bộ và giảng viên trở về từ Đà Nẵng trong 14 ngày qua phải khai báo y tế, tự cách ly tại nhà để phòng dịch COVID-19. Những ngày qua, ngay sau khi có thông tin chính thức từ Bộ y tế về việc xuất hiện các ca nhiễm COVID-19 mới phát hiện trong cộng đồng, nhiều trường học...