Chưa nhận được văn bản, giáo viên chỗ tôi vẫn dạy theo Tiếng Việt 1 Cánh diều
Không nên trao quyền cho thầy cô thay đổi ngữ liệu, sẽ tạo cơ hội để sách giáo khoa biên soạn và thẩm định ẩu (họ sẽ có cớ đá quả bóng trách nhiệm qua giáo viên).
Ngay tại thời điểm này 13/11, học sinh các trường tiểu học trong cả nước đã bước sang tuần học thứ 10 và còn khoảng 5 đến 6 tuần nữa các em sẽ bước vào ôn tập để kiểm tra hết học kỳ 1.
Một trong những bài bị chỉ trích sai sót nhưng học sinh đã được học qua (Ảnh: Đỗ Quyên)
Vậy mà, các trường vẫn chưa nhận được văn bản hiệu chỉnh những sai sót trong sách tiếng Việt Cánh Diều. Những ngữ liệu sai sót, nhiều sạn phần nhiều học sinh đã học qua và sẽ học ngay trong thời gian tới. Trong thực tế, giáo viên nhiều trường học vẫn đang dạy và gần như trung thành với những ngữ liệu chưa chuẩn trong sách.
Cũng trong tuần vừa qua (tuần học thứ 9) sách tiếng Việt Cánh Diều có bài tập đọc “Ví dụ”. Nội dung của bài học là: Chị Thơm ra đề: “Cặp của Bi có 3 quả cam…”. Bi đáp: -Em chả đem cam ra lớp. – Chị ví dụ mà…Bi cho em Bốp một quả…-Chị nhầm ạ. Em Bốp chỉ bí tí mẹ…
Nhiều giáo viên nói rằng bài học này có nội dung nhạt nhẽo, không mang tính giáo dục gì cũng mới được học xong (Ảnh: Đỗ Quyên)
Giáo viên nào cũng nói rằng nội dung bài học nhạt nhẽo, vô lý và chẳng có thông điệp giáo dục gì. Vậy nhưng, thầy cô giáo nào cũng phải dạy hết bài và cũng không thấy giáo viên nào thay bài học này bằng ngữ liệu khác.
Hỏi ra thì được biết, chưa có văn bản chính thức nào của ngành giáo dục cho phép dạy khác, chưa có chuyên môn nhà trường chỉ đạo thì giáo viên và nhà trường cũng không thể làm khác. Xưa đã thế và nay cũng vẫn thế, vì ai trong nghề mới hiểu hết cụm từ “vi phạm quy chế chuyên môn” đối với giáo viên, đối với trường học là nặng như thế nào?
Thay đổi ngữ liệu sách giáo khoa, Bộ cho phép nhưng các trường vẫn chờ?
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khánh tác giả chương trình tổng thể, tác giả môn Khoa học tự nhiên, Chủ biên môn Vật lý đã khẳng định: “Giáo viên được quyền lựa chọn tài liệu dạy học, có thể chọn dạy học trong sách giáo khoa, các tài liệu bên ngoài và cả những bộ sách khác; nguồn tài liệu khác nhau ..”,
Và, gần đây nhất khi trả lời phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Thứ trưởng Ngô Thị Minh cũng cho biết:
“Các thầy cô giáo, cha mẹ học sinh đang gặp khó khăn khi tiếp cận sách giáo khoa mới, vì chúng ta trước đây đều dạy và học theo “sách giáo khoa là pháp lệnh”, chưa từng dạy và học bám theo chương trình mới, nên đã cho rằng “sách giáo khoa là tối thượng, bất biến…”, chưa quen với cách nghĩ “sách giáo khoa chỉ là một trong nhiều học liệu, công cụ, phương tiện” để thực hiện chương trình.
Khi sử dụng sách giáo khoa trong quá trình dạy học, đối với một số ngữ liệu chưa phù hợp với địa phương, vùng miền, giáo viên thông qua sinh hoạt chuyên môn có thể cùng trao đổi để lựa chọn những ngữ liệu tương đương, quen thuộc, gần gũi với đời sống của học sinh, từ đó đưa ra phương án điều chỉnh phù hợp trong quá trình dạy học. Việc lựa chọn ngữ liệu cần đảm bảo yêu cầu giáo dục toàn diện và chứa các âm, vần học sinh đã được học.
Đối với một số ngữ liệu chưa phù hợp trong sách giáo khoa môn Tiếng Việt 1 – bộ sách Cánh Diều, Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1, nhà xuất bản và tác giả đã thống nhất nội dung chỉnh sửa, bổ sung ngữ liệu, trong quá trình dạy học giáo viên thực hiện điều chỉnh để phù hợp hơn với học sinh lớp 1 và đã kịp thời gửi về các nhà trường theo hình thức phù hợp để triển khai thực hiện”. [1]
Thế nhưng hiện nay, các trường học nơi người viết công tác hiện vẫn chờ văn bản hiệu chỉnh chính thức gửi về nhà trường nhưng vẫn chưa thấy.
Thay ngữ liệu chưa phù hợp trong sách giáo khoa với giáo viên và học sinh không hề đơn giản
Nói sách giáo khoa chỉ là học liệu, chỉ đóng vai trò như tài liệu để giáo viên tham khảo khi dạy nên giáo viên có quyền thay ngữ liệu trong sách giáo khoa thấy rất đơn giản nhưng thực hiện được điều này lại chẳng đơn giản chút nào.
Video đang HOT
Điều này không chỉ gây khó khăn cho giáo viên khi dạy mà ngay cả học sinh khi học cũng vô cùng bất lợi.
Thứ nhất, giáo viên sẽ lấy ngữ liệu ở đâu để thay thế? Lấy ngữ liệu trong 4 bộ sách còn lại ư? Ai đảm bảo những ngữ liệu ấy sẽ chuẩn hơn những ngữ liệu vừa được thay?
Hiện ở nhiều trường học, ngoài bộ sách học sinh đang học thì không có thêm bất kỳ một bộ sách giáo khoa nào khác.
Thứ hai, nhiều trường tổ chức dạy 10 buổi/tuần, giáo viên đi dạy suốt tuần đến thứ 7 còn phải đi dự giờ góp ý, rồi họp hội đồng, tối về soạn bài của nhiều môn học…ngoài ra còn việc nhà, nỗi lo cơm áo gạo tiền thì thầy cô lấy thời gian nào để nghiên cứu các văn bản khác để thay thế?
Thứ ba, nếu sai sót về cách dùng từ như từ sai, từ chưa rõ ý, từ địa phương quá nhiều thì khi dạy, giáo viên sẽ thay bằng những từ khác có nghĩa hơn, đúng hơn và gần gũi với các em hơn.
Thế nhưng, nếu phải thay cả một văn bản như bài “Ví dụ”, “Cò và quạ”; “Hai con ngựa; “Ước mơ của những tảng đá”; “Bé Hà, bé Lê”… thì học sinh lấy tư liệu nào để về ôn bài?
Học tiếng Việt thì cuốn sách tiếng Việt chính là bảo bối của các em ở nhà cũng như ở trường. Học trên lớp chưa có sách còn có thể nhìn bảng đọc hay học chung với bạn.
Nhưng về nhà mà không có sách để các em ôn thì sáng mai vào lớp bài (không chỉ ôn bài ngay hôm đó, học hết chương, hết phần cũng phải ôn lại lần nữa) bao kiến thức cô dạy trả hết cho cô, bài học cũ sẽ y chang như bài mới.
Sách giáo khoa được biên soạn bởi một đội ngũ giáo sư, tiến sĩ có nghề và dày dạn kinh nghiệm, sách được Hội đồng thẩm định quốc gia duyệt, được Hội đồng chuyên môn của trường, của tỉnh lựa chọn nên phải chính xác, chuẩn chỉnh.
Khi dạy, giáo viên phải bám sách giáo khoa, chỉ nên cho quyền mở rộng thêm kiến thức bên ngoài cho phong phú hoặc điều chỉnh cho phù hợp với các đối tượng học sinh của lớp.
Thế nhưng không nên trao quyền cho thầy cô thay đổi ngữ liệu vì như thế sẽ tạo cơ hội để sách biên soạn và thẩm định ẩu (có gì chuyền quả bóng trách nhiệm cho giáo viên là xong).
Tài liệu tham khảo:
[1]https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-moi-thuc-day-giao-duc-hoi-nhap-va-phat-trien-post213499.gd
(*) Nội dung, văn phong bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.
Giáo viên chưa thấy văn bản cho phép thay dữ liệu sách giáo khoa Tiếng Việt 1
Nếu nói có văn bản hành chính chỉ đạo thời điểm này cho phép giáo viên có quyền thay đổi ngữ liệu trong sách giáo khoa lớp 1 mới bị "sạn" thì chúng tôi chưa thấy.
Sau khi dư luận xã hội phát hiện sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều bị "sạn" thì các cơ quan quản lý giáo dục, các nhà viết sách giáo khoa mới yêu cầu, cho phép các thầy cô giáo được quyền chọn và thay thế ngữ liệu, văn liệu để dạy học.
Vậy nếu không xảy ra sự cố sách giáo khoa mới như vừa qua thì liệu có ai cho phép các thầy cô giáo được tự do thay đổi ngữ liệu như thế không? Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, phó hiệu trưởng một trường tiểu học ở Hà Nội (xin được giấu tên) cho biết:
"Khi chúng tôi đi tập huấn thì từ chương trình cho đến sách giáo khoa đều được các chuyên gia hướng dẫn rằng chương trình có tính pháp lệnh, còn sách giáo khoa không phải là pháp lệnh.
Giáo viên có quyền thay đổi ngữ liệu nếu thấy không phù hợp với đối tượng học sinh cũng như với trình độ học sinh, không phù hợp với địa phương cũng như với điều kiện thực tế của nhà trường.
Sách giáo khoa được thiết kế theo hướng mở, chứ không bắt giáo viên phải dạy 100% như trong sách. Các chuyên gia tập huấn cho phép giáo viên tìm các hình thức, các phương pháp để chuyển tải các nội dung đó phù hợp với học sinh.
Khuyến khích giáo viên sử dụng các tư liệu tham khảo để nâng cao năng lực cho học sinh, nhưng những tài liêu đó phải được hội đồng chuyên môn nhà trường cho phép.
Theo tôi nếu giáo viên linh hoạt và hội đồng chuyên môn của trường làm việc tốt thì tôi nghĩ không có vấn đề gì.
Còn nếu nói có hay không văn bản pháp lý, văn bản hành chính nào chỉ đạo trực tiếp tại thời điểm này cho phép giáo viên có quyền thay đổi ngữ liệu trong sách giáo khoa lớp 1 mới bị "sạn" thì hiện nay chúng tôi chưa nhận được".
Học sinh Hà Nội khai giảng năm học mới. Ảnh minh họa: Tùng Dương.
Theo vị Phó hiệu trưởng này: "Trong điều lệ của trường tiểu học ở khoản 1 điều 29 nói rõ quyền của giáo viên được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường trong việc lựa chọn, điều chỉnh nội dung giáo dục.
Từ xưa đến nay tôi đã tham dự tấp huấn ở nhiều nơi thì đều không có bắt giáo viên phải dạy y hệt như trong sách giáo khoa, nếu thấy những gì không còn phù hợp với thực tế thì giáo viên có quyền thay bằng những ngữ liệu hiện đại, phù hợp và mấu chốt là phải đạt được mục tiêu.
Nội dung và ngữ liệu được giáo viên đưa thêm từ bên ngoài vào phải đảm bảo về giáo dục toàn diện, về tình cảm, thái độ cũng như thẩm mỹ, khoa học...
Điều này vẫn được triển khai trên bộ sách giáo khoa lớp 1 cũ trước đây và giáo viên được phép thay thế, hoặc dùng những biện pháp khác để truyền tải việc đó chứ không nhất thiết phải cứng nhắc.
Giáo viên được quyền thay đổi ngữ liệu trong sự phối hợp của tổ chuyên môn, vì vậy tổ chuyên môn chúng tôi làm rất chặt. Tại trường tôi sau khi chọn xong bộ sách giáo khoa lớp 1 mới thì tổ chuyên môn của trường đã triển khai ngay trong dịp hè.
Giáo viên phải nghiên cứu từng bài một trong sách giáo khoa, soạn từng bài, chia từng nhóm mỗi môn mấy giáo viên, sau đó tất cả thao diễn từng dạng bài, từng kiểu bài. Vậy nên cả quá trình chúng tôi làm rất kỹ.
Vào thứ 5 hàng tuần chúng tôi sinh hoạt chuyên môn và yêu cầu toàn bộ giáo viên phải nghiên cứu bài giảng cho tuần sau, xem bài mới có vấn đề gì không?
Nếu cần thay đổi thì tổ chuyên môn phải bàn và tổ trưởng sẽ nhận quyết định thay đổi ngữ liệu hay không từ ban giám hiệu nhà trường, việc này được ghi rõ trong biên bản.
Với bộ sách giáo khoa bên tôi đã chọn thì từ đầu năm học đến nay chúng tôi vẫn làm theo quy trình đó và cũng chưa thấy có vấn đề gì xảy ra.
Còn những ngữ liệu dài quá thì chúng tôi có những tiết hướng dẫn học, nếu trong tiết học đó mà chưa chuyển tải hết thì phần đó học sinh sẽ được học tiếp ở tiết hướng dẫn học".
Với giáo viên quan trọng nhất là phương pháp
Theo Thông tư số 25 về việc lựa chọn sách giáo khoa phổ thông được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 26/8/2020 thì đến ngay cả các trường phổ thông cũng không hoàn toàn có quyền lựa chọn nói chi là các thầy cô giáo.
Việc lựa chọn này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Theo đó, người đứng đầu các Hội đồng chọn sách là đại diện lãnh đạo Sở giáo dục địa phương, các thầy cô giáo phổ thông nhìn chung và về cơ bản chỉ được đóng góp ý kiến qua "kênh" tổ trưởng Bộ môn và Ban giám hiệu nơi họ công tác.
Vậy, việc chọn sách giáo khoa như vậy có ảnh hưởng gì đến việc lựa chọn sách phù hợp với đặc điểm của trường mình hay không?
Vị Phó hiệu trưởng cho biết: "Theo tôi việc dùng chung một bộ sách giáo khoa trên cùng một địa phương thì cũng có cái thuận lợi cho việc sinh hoạt chuyên môn.
Ngay trong bộ sách giáo khoa lớp 1 mới hay bất cứ bộ sách giáo khoa nào đi nữa thì mục tiêu cuối cùng là cuối mỗi lớp học, cấp học khi thực hiện các bộ sách khác nhau cũng cần đạt chuẩn, đạt mục tiêu quy định. Hơn nữa còn tạo điều kiện cho học sinh nếu phải chuyển trường thì cũng không bị lỡ kiến thức.
Việc sĩ số học sinh khá đông như hiện nay, thậm chí có lớp lên đến 50 học sinh thì việc dạy học sẽ gặp nhiều khó khăn, lớp càng đông càng khó dạy. Ảnh minh họa: Tùng Dương.
Mục tiêu như vậy nhưng trên mỗi bộ sách lại sắp xếp khác nhau, có bộ thì học sinh được học phần ngữ liệu này trước, nhưng có bộ sách phần ngữ liệu đó lại được xếp học sau vài tuần.
Vậy nên năm nay học bộ sách giáo khoa này nhưng sang năm lại học bộ sách khác thì theo tôi cũng không có vấn đề gì quá trở ngại cho học sinh.
Điều quan trọng là giáo viên phải nắm được mục tiêu của chương trình, phải biết chương trình này cần thực hiện là cái gì trong năm học đó và kết thúc phải đạt mục tiêu gì?
Việc bồi dưỡng phương pháp dạy học cũng rất quan trọng và trường chúng tôi thường xuyên mời các chuyên gia giáo dục về để truyền đạt những kiến thức, phương pháp mới cho giáo viên toàn trường.
Bản thân giáo viên khi dạy trên lớp cũng không nên xa rời sách giáo khoa, nhưng cũng không phải là lệ thuộc hoàn toàn vào sách.
Những gì không phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện của nhà trường thì vẫn có thể thay đổi một chút. Nhưng thay đổi gì thì vẫn phải đảm bảo yêu cầu theo quy định và phải đạt mục tiêu".
Theo Phó hiệu trưởng: "Việc sĩ số học sinh khá đông như hiện nay, thậm chí có lớp lên đến 50 học sinh thì việc dạy học sẽ gặp nhiều khó khăn, lớp càng đông càng khó dạy và điều đó không giáo viên nào chối cãi được.
Việc đổi mới giáo dục thì chương trình và nội dung đã đổi mới rồi, vậy nhiệm vụ chính của giáo viên là đổi mới về phương pháp, có vậy mới truyền tải được việc đổi mới của sách giáo khoa.
Còn giáo viên cứ dạy theo nếp truyền thống cũ, không chịu cập nhật các phương pháp mới hiện đại thì không thể nào theo kịp được để mà truyền đạt sự đổi mới.
Đối với giáo viên thì quan trọng nhất là phương pháp, tiết học đó có đạt được mục tiêu không, có thành công hay không, học sinh có hứng thú phát triển năng lực hay không thì đều do phương pháp dạy của giáo viên quyết định.
Vẫn phải bám vào sách giáo khoa nhưng giáo viên tổ chức dạy học bằng nhiều phương pháp, có thể với phương pháp này giáo viên chỉ truyền đạt được ba phần kiến thức cho học sinh.
Nhưng cũng vẫn bài đó với giáo viên khác và phương pháp khác lại đạt được chín phần kiến thức. Vậy nên chúng ta không nên hiểu máy móc cứ lệ thuộc vào sách giáo khoa là không đổi mới, mọi việc không hoàn toàn như vậy.
Trong một lớp có nhiều đối tượng học sinh nên giáo viên phải rất sáng tạo, tối thiểu phải dạy được đạt chuẩn kỹ năng chung. Ngoài ra với những em khá giỏi thì mình phải có ngữ liệu cao hơn để không làm phí thời gian ngồi trên lớp của các con".
Bộ Giáo dục sẽ điều chỉnh quy trình ban hành sách giáo khoa mới Bộ sẽ bổ sung các quy định về việc tổ chức thực nghiệm khi biên soạn sách giáo khoa; việc tổ chức đọc phản biện độc lập các bản mẫu sách và lấy ý kiến rộng rãi trước khi ban hành. Sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới. (Ảnh: Phạm Mai/Vietnamplus) Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay,...