Chưa lũ, học trò bán trú đã phải ‘bỏ trường’

Theo dõi VGT trên

Mặc dù có khu KTX đầy đủ, học sinh thuộc diện bán trú của trường các năm trước từng ở bình thường.

Tuy nhiên, thời gian vừa qua chính quyền địa phương và ban giám hiệu Trường PTDTBT THCS Yên Tĩnh (Tương Dương) đã phải đưa 160 học sinh thuộc diện bán trú của trường ra thuê trọ bên ngoài để đảm bảo an toàn vào mùa mưa lũ.

Có Ký túc xá nhưng không được ở

Chưa lũ, học trò bán trú đã phải bỏ trường - Hình 1

Ngôi trường PTDTBT THCS Yên Tĩnh nơi có 160 em học sinh bán trú đang phải ra ngoài trọ học. Ảnh: Hồ Phương

Hơn một tháng nay, Vi Quốc Khánh (15 tuổi) không thể học bài nổi vì những ồn ào xung quanh. Khánh thuê trọ cùng 6 em nhỏ ở một nhà dân gần trường. Trong khu nhà đông người khiến tình trạng khá lộn xộn. Khánh là 1 trong 160 em học sinh thuộc diện bán trú của Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở (PTDTBT THCS) Yên Tĩnh phải ra ngoài thuê trọ từ đầu năm học đến nay.

“Việc thuê trọ bên ngoài khiến cho em bị mất tập trung vào những lúc cần học bài, việc đi học xa cũng đang gây nhiều khó khăn cho em. Tuy nhiên, em vẫn thích ở ngoài hơn, vì ở ngoài không còn phải lo sợ bị lũ cuốn nữa”

Em Vi Quốc Khánh, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở (PTDTBT THCS) Yên Tĩnh

Yên Tĩnh là một trong những xã khó khăn của huyện miền núi Tương Dương, nơi đây có hơn 2.000 nhân khẩu của người đồng bào Thái, Kinh, Khơ Mú thường xuyên phải chứng kiến cảnh chết người, nhà cửa, cây cối, đường sá bị lũ cuốn trôi. Vì thế, trong tâm trí của các em nhỏ nơi đây luôn nơm nớp nỗi lo về những trận lũ vào mùa mưa.

Trường Phổ thông DTBT THCS Yên Tĩnh hiện có 253 học sinh, trong đó có 160 học sinh thuộc diện được ở bán trú (theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn). Trong những năm học trước, những học sinh bán trú của trường này vẫn ở KTX bình thường. Mọi hoạt động khác như ăn uống, tắm giặt… đều được thực hiện trong khu KTX.

Chưa lũ, học trò bán trú đã phải bỏ trường - Hình 2

Hệ thống khu KTX khá kiên cố và khang trang nhưng không thể cho học sinh ở. Ảnh: Hồ Phương

Quan sát của chúng tôi, khu KTX của Trường PTDTBT THCS Yên Tĩnh được xây kiên cố và khá khang trang; các trang thiết bị phục vụ học sinh nội trú khá đầy đủ. Đặc biệt, vừa qua, phía Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã cấp thêm nhiều thiết bị trường học mới cho các em học sinh của trường.

Tuy nhiên, từ đầu năm học 2019 – 2020, tại cuộc họp giữa đại diện UBND huyện Tương Dương, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, UBND xã Yên Tĩnh, Trường PTDTBT THCS Yên Tĩnh và nhiều phụ huynh học sinh nằm trong diện bán trú đã “chấp nhận” đưa học sinh ra ngoài thuê trọ.

Hằng năm vào mùa mưa, trường thường xuyên bị ngập lụt và lũ cuốn vì dòng Chà Hạ dâng cao và nhanh. Có những năm nước lũ cuốn trôi nhiều thiết bị quan trọng của trường học, đồ dùng học tập, áo quần của các em học sinh, hồ sơ của cán bộ, giáo viên cũng bị ngập ướt và hư hỏng. Đặc biệt, lũ thường về trong đêm nên việc di chuyển các em học sinh và trang thiết bị gặp rất nhiều khó khăn, vất vả”.

Video đang HOT

Ông Nguyễn Văn Hùng – Hiệu trưởng nhà trường

Chưa lũ, học trò bán trú đã phải bỏ trường - Hình 3

Tiết học của học sinh trường PTDTBT THCS Yên Tĩnh. Ảnh: Hồ Phương

Đến nay, về cơ bản trong số 160 em học sinh nằm trong diện bán trú của trường đã có chỗ ăn ở đầy đủ. Một số em ở gần trường như các bản: Pà Tý, Văng Cuộm, Pà Khốm… được bố mẹ đưa đi, đón về. “Hiện trường đã yêu cầu giáo viên thành lập các nhóm tổ để quản lý các khu vực có học sinh bán trú trọ ở nhà dân. Ngoài ra, tối đến vẫn yêu cầu các em trọ gần trường, đến trường học tập trung, sau khi tan lớp cắt cử giáo viên đưa các em học sinh về đến từng nhà trọ”, ông Hùng nói.

Và những hệ lụy

Việc cho các em học sinh THCS, đặc biệt là học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số ra ngoài thuê trọ đang nảy sinh nhiều hệ lụy, bất cập.

Ban đầu, khi mới có chủ trương đưa các em học sinh của bản ra ngoài thuê trọ thì nhiều bậc phụ huynh của bản cũng tỏ ra băn khoăn về vấn đề ăn uống, an ninh và quản lý con em học tập. Vì việc này, đã có phụ huynh định yêu cầu con em mình nghỉ học. Tuy nhiên, đến nay phía nhà trường và ban quản lý bản đã phân tích, thuyết phục gia đình tiếp tục đưa con em đến trường bình thường”.

Ông Quang Văn Thuyết – Bí thư chi bộ bản Huồi Pai

Chưa lũ, học trò bán trú đã phải bỏ trường - Hình 4

Học sinh đang lau lại những vết bẩn từ bùn đất do những trận lũ lớn để lại. Ảnh: Hồ Phương

Đối với các cháu học sinh ra ở trong dân cũng có nhiều lo lắng, sợ chất lượng quản lý, chất lượng học các cháu học sinh cũng khó khăn vì ở trong dân không đảm bảo cho lắm, vì nhiều gia đình cũng có hoàn cảnh khó khăn, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các cháu

Ông Vi Văn Khiêm – Chủ tịch UBND xã Yên Tĩnh

Việc ra ngoài thuê trọ đối với các em học sinh lâu nay quen ở khu KTX tạo ra nhiều bỡ ngỡ cho chính các em. Tuy nhiên, được hỏi về vấn đề này, nhiều em vẫn chọn việc ra ngoài thuê trọ. Lý do chung của các em học sinh này đưa ra đó là “không sợ bị lũ cuốn nữa”.

Còn em Lương Thị Mây Nhi, bản Na Cáng, học sinh lớp 6B cho biết, lần đầu tiên đi học xa, chưa ở KTX nên em không thể biết được ở ngoài hay ở trong thuận lợi và khó khăn như thế nào. Thế nhưng, “em nghĩ việc ở trong KTX sẽ giúp cho em có môi trường học tập tốt hơn. Thay bằng việc học một mình thì em sẽ được học cùng các bạn, có thầy cô ở gần hướng dẫn chúng em khi gặp những bài toán khó”, Nhi cho hay.

Chưa lũ, học trò bán trú đã phải bỏ trường - Hình 5

Các em học sinh bản Huồi Pai đang học tại nhà người dân bản Cặp Chạng. Ảnh: Hồ Phương

Về công trình di dời ngôi trường này lên nơi an toàn, phía huyện đã cố gắng hết mức, huy động các nguồn vốn để công trình được thực hiện. Đến nay, giai đoạn một là san mặt bằng và xây kè đã hoàn thành. Để hoàn thành công trình, đảm bảo việc dạy và học an toàn lâu dài đòi hỏi sự cố gắng của cấp ủy, chính quyền, nhà trường, phụ huynh và học sinh.

Ông Nguyễn Văn Hải – Bí thư Huyện ủy Tương Dương

Hồ Phương

Theo baonghean

Những khối đất đá "treo" lơ lửng trên đầu hàng trăm giáo viên, học sinh

Nguy cơ sạt lở đất, đá tại Trường THCS Trung Sơn, huyện miền núi Quan Hóa (Thanh Hóa) khiến hàng trăm học sinh và giáo viên vô cùng lo lắng khi mà ngày khai giảng năm học mới đã cận kề.

Trường THCS Trung Sơn, xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa hiện có dãy nhà 2 tầng với 8 phòng học cùng nhà công vụ giáo viên. Tuy nhiên, ngôi trường này hiện đang bị tình trạng sạt lở đất, đá đe dọa đến sự an toàn của hàng trăm học sinh và giáo viên nơi đây.

Những khối đất đá treo lơ lửng trên đầu hàng trăm giáo viên, học sinh - Hình 1

Tình trạng sạt lở đất đá đe dọa sự an nguy của hàng trăm học sinh và giáo viên Trường THCS Trung Sơn.

Theo ghi nhận của phóng viên, những khối đất, đá bị sạt trượt đang "treo" lơ lửng trên cao, ngay phía dưới là dãy nhà công vụ của giáo viên nhà trường.

Thầy giáo Lưu Anh Tuấn, hiệu trưởng Trường THCS Trung Sơn cho biết, năm học 2019 - 2020, nhà trường có gần 200 học sinh, 13 cán bộ giáo viên. Sau khi phát hiện tình trạng sạt lở vách ta luy dương, nhà trường đã báo cáo lên huyện. UBND huyện cũng đã báo cáo lên UBND tỉnh.

Theo UBND huyện Quan Hóa, Trường THCS Trung Sơn là trường bị ảnh hưởng của thiên tai do mưa lũ và sạt lở từ năm 2010, bị hư hỏng hoàn toàn. Qua kiểm tra thực tế, UBND tỉnh đã đồng ý cho thanh lý toàn bộ tài sản của Trường THCS Trung Sơn để đầu tư mới các hạng mục cần thiết cho nhà trường, gồm: Nhà lớp học, nhà ở cho giáo viên, nhà hiệu bộ, nhà bộ môn, nhà bán trú học sinh và các công trình phụ trợ khác.

Những khối đất đá treo lơ lửng trên đầu hàng trăm giáo viên, học sinh - Hình 2

Những khối đất đá treo lơ lửng trên đầu hàng trăm giáo viên, học sinh - Hình 3

Nguy cơ lượng lớn đất đá từ trên đồi sạt xuống vùi lấp nhà công vụ giáo viên.

Sau khi thanh lý toàn bộ tài sản của Trường THCS Trung Sơn, UBND huyện Quan Hóa đã tiến hành lập quy hoạch mặt bằng, thiết kế kỹ thuật các hạng mục. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay Trường THCS Trung Sơn mới chỉ được UBND tỉnh đầu tư 8 phòng học từ năm 2012.

Năm 2018, do bị ảnh hưởng lớn của mưa lũ và sạt lở tại huyện Quan Hóa, Trường THCS Trung Sơn tiếp tục bị sạt lở đất đá, toàn bộ gần 20 giáo viên phải ăn, ở, sinh hoạt và làm việc trong 8 phòng nhà lớp học, hơn 100 học sinh đi học xa nhà không có nơi để trọ học vì các nhà dân xung quanh trường đã bị sập và bị cuốn trôi hoàn toàn.

Sau khi kiểm tra thực tế, Chủ tịch UBND tỉnh đã hỗ trợ kinh phí để xây dựng nhà ở công vụ cho giáo viên Trường THCS Trung Sơn.

Những khối đất đá treo lơ lửng trên đầu hàng trăm giáo viên, học sinh - Hình 4

Những vết nứt tạo ra nguy cơ sạt lở cao.

Mùa mưa lũ năm 2019 đã đến, nguy cơ sạt lở đất đá tại Trường THCS Trung Sơn là rất cao, UBND huyện Quan Hóa đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, bố trí vốn để xây dựng các hạng mục còn thiếu cho Trường THCS Trung Sơn theo thiết kế đã quy hoạch.

Đặc biệt sớm hỗ trợ kinh phí để xây dựng hệ thống tường kè chống sạt lở, để bảo vệ các công trình đã xây dựng xong và bảo vệ tính mạng cho giáo viên và học sinh khi mùa mưa lũ đến.

Ông Trương Nho Tự, Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa cho biết, Trường THCS Trung Sơn là trường khó khăn, thiếu thốn nhất của địa phương. Việc thiếu các công trình phụ trợ khiến cuộc sống sinh hoạt của các thầy cô giáo và học sinh nơi đây gặp rất khó khăn.

Những khối đất đá treo lơ lửng trên đầu hàng trăm giáo viên, học sinh - Hình 5

Nhiều vị trí trong khu vực trường bị sạt lở, hư hỏng nặng.

Cũng theo ông Tự, tình trạng sạt lở đất, đá từ trên núi xuống đã và đang diễn ra rất nghiêm trọng. Nếu không có phương án gia cố bờ kè ta luy dương phía sau dãy nhà công vụ của giáo viên thì rất nguy hiểm.

Đòng thời, những năm qua, UBND huyện đã nhiều lần có tờ trình, đề nghị UBND tỉnh xem xét hỗ trợ địa phương xây dựng những hạng mục còn lại của Trường THCS Trung Sơn để các thầy cô giáo yên tâm với công tác giảng dạy, nhưng chưa được đồng ý.

Duy Tuyên

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

NSƯT Kim Tiểu Long đau buồn báo tin con gái qua đời
13:14:49 18/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết
13:24:49 18/11/2024
Hoài Linh: "Anh không vừa lòng thì xé hợp đồng, mẹ tôi tôi không bỏ được"
13:16:57 18/11/2024
Hi hữu nhưng đã xảy ra: Cô gái gặp được chú mèo có vết bớt trên mặt giống hệt mình, đem về nuôi và nhận được điều kì diệu
12:09:52 18/11/2024
Hoạt động của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International
12:46:03 18/11/2024
Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"
11:25:09 18/11/2024
Diễn biến gây sốc vụ người mẫu đình đám bị bắt vì ma túy: Bị 1 doanh nhân cưỡng ép dùng chất cấm, đã nộp video cho cảnh sát
13:20:19 18/11/2024
Khống chế 8 đối tượng dùng bơm xăng, hung khí tấn công lực lượng chức năng
12:01:45 18/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sốc với thu nhập của Lý Tử Thất

Netizen

16:22:30 18/11/2024
Câu chuyện của Lý Tử Thất không chỉ là sự hồi sinh của một thương hiệu cá nhân, mà còn là bài học về giá trị của bản quyền, sự sáng tạo và sức mạnh của văn hóa trong thời đại số.

Đảng cầm quyền ở Senegal giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội

Thế giới

16:22:15 18/11/2024
Trong khi đó, hai nhà lãnh đạo của phe đối lập là Thị trưởng thủ đô Dakar, ông Barthelemy Dias và lãnh đạo đảng Gueum Sa Bopp Les Jambars, ông Bougane Gueye Dany đã chúc mừng chiến thắng của đảng Pastef.

Hôm nay nấu gì: Gợi ý 4 món ngon cho bữa tối

Ẩm thực

16:21:53 18/11/2024
Gợi ý 4 món ngon cho thực đơn bữa tối. Mỗi món ăn có hương vị hấp dẫn riêng chắc chắn cả nhà sẽ thích. Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Hoa hậu Thanh Thủy vừa đáp xuống sân bay đã dính cả rổ meme, thay đổi thái độ trong tích tắc vì 1 câu hỏi

Sao việt

16:18:44 18/11/2024
Đăng quang quyền lực bao nhiêu thì khi về trong vòng tay của bạn bè, người hâm mộ, Thanh Thủy lại quyết định... xả vai .

Haaland sắp hưởng lương cao nhất lịch sử Premier League

Sao thể thao

16:17:45 18/11/2024
Erling Haaland tiến gần đến việc ký hợp đồng mới với Manchester City, qua đó biến anh trở thành cầu thủ được trả lương cao nhất lịch sử Premier League.

Phim Hàn hay chấn động kết thúc với rating chạm nóc: Nữ chính diễn đỉnh hiếm có đi vào lịch sử nhà đài

Phim châu á

16:14:54 18/11/2024
Jeong Nyeon dù không được khán giả Việt quan tâm quá nhiều nhưng thực tế tại quê nhà Hàn Quốc, nó lại tạo nên một cơn sốt lớn.

Bức ảnh mỹ nhân ngủ quên ở lễ trao giải hé lộ 1 điều khiến 40 triệu người thích thú

Sao châu á

16:03:42 18/11/2024
Dù ở chốn đông người nhưng người đẹp dao kéo vẫn nổi bần bật nhờ thần thái sang chảnh, quý phái và nhan sắc trẻ trung khó tin.

Bức ảnh ê chề nhất cuộc đời Phạm Băng Băng

Hậu trường phim

16:00:45 18/11/2024
Nhiều người cho rằng Phạm Băng Băng là kiểu phụ nữ trao thân xác cho các ông lớn để nhận về tài nguyên phim ảnh, thăng tiến trong sự nghiệp.

Viên ngọc càng mài càng thô của Rap Việt tung ca khúc mới bị chê cười: Đỉnh cao của viết lời sáo rỗng!

Nhạc việt

15:54:22 18/11/2024
Mới đây, Anh Phan, hiện tượng trẻ trong giới Hip-hop Việt, đã bất ngờ thả xích track Gang và ngay lập tức nhận về sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng

Chị Đẹp giảm sức hút, Công 1 lên sóng không bùng nổ: Quá nhiều vấn đề về âm nhạc, sân khấu lẫn quay dựng!

Tv show

15:51:40 18/11/2024
Công diễn 1 của Chị Đẹp Đạp Gió mang đến 8 tiết mục được phối mới phần âm nhạc, sân khấu dàn dựng theo concept riêng. Nhưng, so với mùa 1, Chị Đẹp Đạp Gió 2024 đuối từ âm nhạc cho tới hình ảnh.

Ca khúc mới của Jin (BTS) đứng đầu bảng xếp hạng iTunes tại 70 quốc gia

Nhạc quốc tế

15:45:30 18/11/2024
Những số liệu trên, theo BigHit Music - công ty quản lý của Jin, được tính đến thời điểm 9 giờ sáng ngày hôm sau kể từ lúc ca khúc Running Wild được phát hành.