Chữa lành cho bệnh nhân 8 năm mất ngủ
Suốt 8 năm, bệnh nhân chỉ ngủ được 2-3 giờ/đêm, sức khỏe sa sút, giảm đến gần 9 kg. Mặc dù đi nhiều bệnh viện, điều trị cả Tây và Đông y nhưng bệnh nhân vẫn không tìm được nguyên nhân thật sự của việc mất ngủ.
Bệnh nhân được điều trị rối loạn giấc ngủ – Ảnh: BVCC
Bà T.N.M (57 tuổi, ngụ tại tỉnh Lâm Đồng) bị mất ngủ kinh niên đã 8 năm qua. Bà M. cho biết từ khoảng giữa năm 2012, bà bắt đầu khó ngủ, cả đêm chỉ chợp mắt được 2-3 giờ và cũng chỉ ngủ chập chờn chứ không sâu giấc.
Trước đó, vào cuối năm 2011, gia đình trải qua một sự cố, bà rơi vào trầm cảm và phải đi điều trị.
“Lúc đầu, tôi nghĩ mình khó ngủ do suy nghĩ quá nhiều nên không để tâm chú ý. Mấy ngày sau đó, vẫn không ngủ được, tôi tìm đến các loại thực phẩm giúp an thần như tâm sen, đậu xanh… nhưng tình trạng vẫn không cải thiện. Đi khám nhiều nơi, tôi được kê đơn thuốc điều trị trầm cảm nhưng không hiệu quả”, bà M. kể lại.
Video đang HOT
Được biết, bà đã đi khám tại nhiều bệnh viện ở cả TP.HCM và Hà Nội, đã sử dụng cả thuốc Tây y và Đông y thời gian dài nhưng đều không hiệu quả.
Bệnh nhân sức khỏe sa sút, giảm 9 kg (cân nặng từ 55 kg xuống còn 46 kg), ăn uống không ngon miệng, thỉnh thoảng đau đầu, mỏi cổ và suy giảm trí nhớ, cơ thể hay mệt mỏi, đuối sức.
Hôm nay (23.3), bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Quốc Tuấn, Trưởng Khoa Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Gia An 115 (TP.HCM), cho biết: Tình trạng mất ngủ của bệnh nhân không phải tại não hay do trầm cảm. Bác sĩ nhận thấy bệnh nhân có thói quen lắc đầu liên tục, lại có xuất hiện triệu chứng đau mỏi cổ. Vì thế, bệnh nhân được chỉ định các xét nghiệm và chụp cộng hưởng từ (MRI). Kết quả, cho thấy bệnh nhân bị trượt đốt sống cổ (C5) do thoái hóa cột sống.
“Khi thường xuyên lắc đầu thời gian dài, hai mỏm xương bị mài mòn, lâu ngày gây thoái hóa khớp và dẫn đến tình trạng trượt đốt sống cổ (C5). Đó cũng chính là nguyên nhân gây ra căn bệnh rối loạn giấc ngủ của bệnh nhân. Triệu chứng đau mỏi cổ khả năng cao là do trượt khớp đốt sống chứ không phải đơn thuần do mất ngủ như bệnh nhân lầm tưởng”, bác sĩ Tuấn giải thích.
Bệnh nhân được điều trị rối loạn giấc ngủ không dùng thuốc bằng máy từ trường, kết hợp kéo giãn cột sống bằng tay và bằng máy.
Theo bác sĩ Tuấn, khi điều trị rối loạn giấc ngủ bằng máy từ trường, bệnh nhân không đau, không bị xâm lấn, đặc biệt là không dùng thuốc hay lệ thuộc vào thuốc. Việc lệ thuộc thuốc an thần là vấn đề nan giải khiến tình trạng rối loạn giấc ngủ càng tiến triển và khó khăn trong vấn đề điều trị.
Ngay sau 3 ngày điều trị đầu tiên, bệnh nhân M. đã ngủ được giấc ngủ dài 3-4 giờ. Kết thúc liệu trình điều trị 20 ngày, bệnh nhân đã có thể ngủ ngon, 5-6 giờ/đêm. Hiện bệnh nhân đã trở về Lâm Đồng, sinh hoạt bình thường, kết thúc quá trình 8 năm đi chữa bệnh mất ngủ.
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày có ảnh hưởng đến giấc ngủ?
Ăn nhiều tinh bột đã được tinh chế sẽ dẫn đến tăng lượng đường trong máu, từ đó dẫn đến tình trạng mất ngủ.
Bệnh mất ngủ gây suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến tim mạch, tuy nhiên ít ai biết rằng căn bệnh này có mối liên hệ mật thiết đối với chế độ dinh dưỡng hằng ngày của chúng ta.
Theo nghiên cứu từ các bác sĩ thuộc Trường ĐH Columbia, kết hợp cùng các bác sĩ phẫu thuật Vagelos ở TP New York đã đưa ra kết luận ăn nhiều tinh bột đã qua chế biến, tinh chế dễ gây ra chứng mất ngủ. Chứng bệnh mất ngủ do ăn nhiều tinh bột được các nhà nghiên cứu cho biết tập trung nhiều ở phụ nữ có độ tuổi từ 50 trở lên.
Ăn nhiều tinh bột đã chế biến khiến cơ thể giải phóng hóc-môn drenaline và cortisol gây chứng mất ngủ. Ảnh: Internet
Các nhà nghiên cứu dựa trên dữ liệu của 53.069 người tham gia là nữ 50 tuổi đến 79 tuổi, tất cả những người này đăng ký và liên tục theo dõi từ tháng 9-1994 đến tháng 12-1998. Giải thích lý do tại sao ăn tinh bột dẫn đến chứng mất ngủ, các nhà nghiên cứu cho rằng ăn nhiều tinh bột đã qua tinh chế dẫn đến tăng lượng đường trong máu. Khi lượng đường tăng sẽ giải phóng Insulin và các hóc-môn như adrenaline và cortisol, gây cản trở giấc ngủ.
Tuy nhiên, báo cáo này cho rằng các loại trái cây và rau xanh thì không gây ra các chứng mất ngủ mặc dù chúng có vị ngọt. Bởi trái cây, rau quả chứa đường tự nhiên, không có khả năng làm tăng lượng đường trong máu cho nên không gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
TS James Gangwisch, tác giả cửa chương trình nghiên cứu, kết luận rằng: "Dựa trên những kết quả trên, chúng tôi sẽ cần các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên để xác định xem liệu có thể can thiệp vào chế độ ăn uống, bằng cách tập trung vào việc tăng tiêu thụ thực phẩm toàn phần và carbohydrate phức tạp, để ngăn ngừa và điều trị chứng mất ngủ".
TÚ MINH ( LƯỢC DỊCH)
Theo PLO
Gần 8 năm mất ngủ do trượt đốt sống cổ Bệnh viện Gia An 115 vừa điều trị thành công cho bà T.N.M. (57 tuổi, ngụ tại Lâm Đồng) bị mất ngủ kinh niên gần 8 năm, cả đêm chỉ chợp mắt được khoảng 3-4 tiếng, ngủ chập chờn. Trước đó, vào cuối năm 2011, gia đình đã trải qua một biến cố khiến bà M. rơi vào trầm cảm và phải đi...