Chưa học bò đã lo học ‘chạy’ – hay là chuyện của những thủ khoa 1 điểm
Chuyện gian lận thi cử năm nào cũng được mang ra nói đi nói lại nhưng có vẻ như chẳng thay đổi được gì.
Sinh thời, Bác Hồ từng nhắn nhủ thiếu niên nhi đồng rằng: ‘Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có thể sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không? Chính là một phần nhờ công học tập của các cháu’. Nếu như Bác biết có một ngày những ‘chủ nhân tương lai của đất nước’, những người gánh vác trên vai vận mệnh dân tộc lại chọn con đường tắt để đến vạch đích, không biết sẽ buồn đến thế nào đây?
Khi xưa Bác đã dặn dò…
Đường học hành có khó khăn quá đã có bố mẹ ‘rải tiền ra lót đường hộ’
Nền giáo dục nước mình tuy khi thăng hoa, khi rớt hạng từng lúc khác nhau, nhưng chuyện gian lận trong thi cử dường như năm nào cũng có chuyện để nói. Chẳng nói đâu xa xôi, mới hồi tháng 7/2018 cả nước được dịp xôn xao với 330 bài thi tốt nghiệp THPT được nâng điểm của 114 thí sinh ở Hà Giang. 114 thí sinh ấy đa phần thuộc diện ‘ con ông cháu cha’, dù bố mẹ họ vẫn khẳng định là ‘Tôi không biết gì cả’. Câu chuyện gây ồn ào đến nỗi làm liên lụy đến cả những đứa trẻ đã ngày ngày trèo đèo lội suối, vượt núi đá, rẻo cao để đến trường học thật thi thật.
Gần 1 năm qua, scandal ấy vẫn là ‘cái ung nhọt’ nhức nhối của xã hội. Mới đây, thêm những tình tiết được phanh phui càng khiến dư luận không khỏi phẫn nộ: Sơn La có tới 44 thí sinh được nâng điểm rất ‘bạo tay’, nâng từ điểm thi tốt nghiệp đến điểm thi đại học. Có những thí sinh ‘cao cao tại thượng’ ở vị trí thủ khoa nhờ số điểm mà bố mẹ các em bỏ tiền ra mua.
Đừng vội khen cháu giỏi, phải hỏi bố cháu là ai. Nguồn: Tuổi trẻ.
Đường tới đỉnh vinh quang của con có trắc trở bao nhiêu đã có bố mẹ rải tiền lót đường hộ. Mà đã mua là không thèm mua lẻ, bố bạn mua cho bạn hẳn 14,85 điểm, ‘order’ cho bạn vị trí thủ khoa kép ở ĐH Sư phạm Hà Nội – trường đại học thuộc hàng danh giá bậc nhất nước. Bố cũng không quên trang bị cho bạn kỹ năng mềm ‘nói dối không chớp mắt’ để trả lời báo chí rằng em học thật, thi thật và rất buồn trước những lời bàn tán. Thủ khoa kép của ĐH Sư phạm Hà Nội không phải là trường hợp duy nhất được bố mẹ ‘chơi lớn’, chi tiền mua điểm rộng tay đến thế.
Đa số những trường hợp được nâng điểm học ngành công an, quân đội, sư phạm và luật, những ngành lẽ ra phải có tinh thần thượng tôn pháp luật cao nhất thì lại có những cán bộ vi phạm pháp luật từ khâu chấm thi.
Không chỉ ‘hạ cánh’ vào trường ngon thuộc hàng top, nhiều bạn còn ung dung ở vị trí thủ khoa, á khoa. Như thí sinh D.A.T được nâng 20,95 điểm để trở thành Thủ khoa trường Sĩ quan phòng hóa. Thí sinh Đ.T.G chỉ đạt 10 điểm 3 môn được nâng lên thành 27,95 điểm để trở thành thủ khoa Học viện Hậu cần. Hai thủ khoa của Học viện An ninh Nhân dân được nâng đến gần chục điểm. Khủng khiếp nhất là thí sinh thuộc top 3 điểm cao nhất trường Sĩ quan lục quân 1 đã được nâng tới 26,45 điểm dù điểm thật 3 môn thi chỉ đạt 1 điểm (Vật lý 0, Hóa 0, Toán 1).
Thủ khoa kép của ĐH Sư phạm Hà Nội từng chạnh lòng buồn vì các bạn dị nghị mình được nâng điểm, và cái kết là bạn ấy được nâng điểm thật.
Những đứa trẻ sinh ra đã ở vạch đích nay phải trở về vạch xuất phát
Bill Gates từng nói: ‘Cuộc sống vốn không công bằng, vì thế phải biết thích nghi với nó’. Nhưng mà bất công đến mức này thì sốc thật. Chúng ta phải chấp nhận việc mỗi người sinh ra vốn đã không giống nhau, có những người sinh ra đã ‘ngậm thì vàng’ trong miệng, trong khi đa số những người còn lại phải trầy trật để có một chỗ đứng trong xã hội. 2019 rồi nhưng câu nói của các cụ vẫn còn nguyên tính thời sự ‘Con vua thì lại làm vua/ Con sãi ở chùa lại quét lá đa’.
Nhưng đừng tưởng là con ông cháu cha thì mặc định sinh ra đã ở vạch đích, đời đời ấm no hưởng thụ. Còn chưa biết lúc nào thì bị trả về vạch xuất phát đâu. Trong khi công an đang vào cuộc điều trai thì các trường công an đã trả 25 thí sinh phát hiện được nâng điểm về lại tỉnh Sơn La quê nhà. Thí sinh thủ khoa kép ĐH Sư phạm Hà Nội thì tự xin thôi học.
Video đang HOT
Khi bố bạn có rất nhiều tiền…
… và bạn hoàn toàn tự tin với con đường tương lai phía trước.
Bây giờ vụ mua điểm bị khui ra rồi, các bạn ấy làm sao mà đàng hoàng đến trường được nữa, mặt mũi nào mà nhìn thầy cô, bè bạn. Chẳng cần ai đuổi, chỉ cần cái tiếng xấu mua điểm treo ngay trước mặt là đã đủ khiến các bạn xấu hổ rồi.
Lỗi lớn nhất vẫn thuộc về bố mẹ, nhưng các bạn ấy cũng không phải hoàn toàn vô tội. Bố mẹ có sống hộ được cuộc đời của các bạn mãi đâu. Đến cuộc đời mình cũng do người khác sắp đặt hộ thì liệu còn gì thú vị? Nếu chọn cách đối mặt và làm lại từ đầu, các bạn ấy sẽ phải cố gắng gấp 14 lần, 26 lần, bằng đúng số điểm mà bố mẹ đã bỏ tiền ra mua cho các bạn. Có như thế mới có thể ngẩng cao đầu mà bước tiếp.
Cái cảm giác phải quay về vạch xuất phát chắc chắn chẳng dễ chịu gì.
Mùa thi sắp đến, nhà không có ô to thì chẳng lo bị nâng điểm nhầm
Ngoảnh đi ngoảnh lại, một mùa thi nữa lại sắp đến rồi. Nhân vụ nâng điểm, nhiều fanpage trên mạng xã hội đua nhau chế hình đầy trào lộng, mỉa mai rằng sợ nâng điểm nhầm thành thủ khoa thì mang tiếng chết. Nhưng hãy tự hỏi lại xem bố mình là ai hẵng, không có nhà mặt phố, không có bố làm to thì yên tâm không có chuyện bị nâng điểm nhầm đâu mà sợ.
Lục lại ‘hoàn cảnh’ của 44 thí sinh được nâng điểm thì đa số đều có bố mẹ là cán bộ thuộc dạng có ‘máu mặt’ và hoặc… rất nhiều tiền mặt. Không có bố làm to thì các bạn ấy cũng có anh em xa, láng giềng gần dây mơ rễ má là người trong ngành nên mới có những biệt đãi lớn như vậy.
Khi bạn chạm đến thành công trên chính đôi chân của mình, bạn lúc nào cũng có thể ngẩng cao đầu mà sống.
Nhưng đó chỉ là thiểu số, vẫn có những con người đi lên bằng chính đôi chân của mình. Dù điểm thấp hay cao, dù đỗ hay trượt thì đó cũng là kết quả thật sự của mình, để mình còn biết được mình là ai, mình đang đứng ở đâu để mà cố gắng. Chứ điểm mà ảo quá, được nâng càng cao thì lúc ngã càng đau.
Tuy bất công thật đấy khi mình thì miệt mài đèn sách mà vẫn thua mấy thủ khoa rởm, nhưng bạn hãy tin là mỗi chúng ta đều phải chịu trách nhiệm cho sự lựa chọn của mình, các bạn ấy cũng đang phải trả giá rất đắt. Nhân quả có thể đến trễ nhưng thường ‘không trượt phát nào’.
Theo baodatviet
Con những lãnh đạo đã được sửa điểm năm 2018 có phải "hồng phúc" cho dân tộc?
Thực tế, nếu con lãnh đạo giỏi, có tài năng và đức độ thì việc con lãnh đạo làm lãnh đạo là điều rất bình thường, không có gì phải lên tiếng, bàn cãi.
Năm 2015, sau khi có thông tin con một số lãnh đạo địa phương được bổ nhiệm vào một số vị trí lãnh đạo đã tạo ra những thị phi cho xã hội.
Trao đổi với báo chí lúc bấy giờ, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy Hồ Chí Minh đã chia sẻ rằng: " Việc con em lãnh đạo được giao trọng trách quản lý là điều hạnh phúc của dân tộc, không có gì phải nghi ngại".
Thực tế, nếu con lãnh đạo giỏi, có tài năng và đức độ thì việc con lãnh đạo làm lãnh đạo là điều rất bình thường, không có gì phải lên tiếng, bàn cãi.
Nhưng, nếu con lãnh đạo như một số vị ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình gian lận điểm thi để vào đại học mà sau này làm lãnh đạo thì đó là không phải là "hồng phúc" mà sẽ là "đại họa" cho dân tộc.
Ảnh minh họa, nguồn: VTV.vn
Những thí sinh có điểm thi đầu vào chỉ được trên dưới 10 điểm, thậm chí có thí sinh chỉ 0,45 điểm/ 3 môn thi mà nghiễm nhiên được bước vào các trường đại học danh tiếng thì thật là tai họa.
Tuy nhiên, các thí sinh này vào đại học được bởi một số cán bộ quản lý giáo dục, cùng với một đội ngũ phụ huynh là các lãnh đạo một số ban ngành của các địa phương này đã tạo nên một sự kiện chấn động trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018.
Chúng ta cứ nhìn xem những người đã bị khởi tố và bị bắt giam sẽ thấy câu nói "nhà dột từ nóc" của ông bà xưa thật chí lý.
Những người được giao nhiệm vụ trong Hội đồng thi đã lợi dụng nhiệm vụ, chức trách của mình tạo ra việc mua bán, đổi chác.
Từ Phó Giám đốc Sở Giáo dục, Trưởng phòng Khảo thí đến một số cán bộ quản lý nhà trường nằm trong Hội đồng thi tham gia vào đường dây khép kín này.
Ai là người móc ngoặc, tác động để một số phụ huynh là lãnh đạo địa phương có con được sửa và nâng khống điểm thi một cách bất thường?
Chúng ta nhìn vào danh sách các phụ huynh ở Hòa Bình mà hãi hùng với sự bề thế của họ.
Nào là cháu ruột ông Bùi Văn Cửu- Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh; con ông Nguyễn Văn Hải - Trưởng phòng Cảnh sát giao thông tỉnh; con ông Phạm Tuấn Linh - Phó Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Công an tỉnh;
Ở Sơn La, Hà Giang thì phụ huynh có các thí sinh được sửa điểm cũng toàn là những vị lãnh đạo của địa phương, đó là:Con ông Trần Văn Tiệp - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh; con ông Đỗ Hải Hồ -Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh...
Cục trưởng Cục thống kê tỉnh, Cục trưởng Cục thuế tỉnh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục, Phó Chủ tịch huyện, thành phố, Giám đốc một số ngành...
Sự dùng dằng không công bố danh sách thí sinh được sửa điểm đã có nguyên cớ rất rõ ràng. Đa phần các thí sinh này có phụ huynh hoặc người thân là lãnh đạo của địa phương.
Điều không ai có thể ngờ tới đường dây chạy điểm này lại có nhiều vị "tai to mặt lớn" đến vậy.
Nếu như ở Hà Giang ngay sau khi phát hiện tiêu cực thì điểm thật của các thí sinh đã được trả lại trước khi các em nộp hồ sơ xét tuyển đại học.
Riêng Hòa Bình, Sơn La thì nhiều chứng cứ đã bị hủy, mức độ sửa điểm tinh vi, xảo quyệt hơn nên đã gây khó khăn cho cơ quan điều tra. Vì thế, phải nhiều tháng sau thì chân tướng sự việc mới bị phơi bày.
Chính vì sự dùng dằng, giấu giếm danh sách thí sinh được nâng điểm càng tạo nên sự tò mò của dư luận.
Bởi, thói đời là thế, cái gì của người này cố giấu giếm thì người khác càng muốn tìm tòi, khám phá. Hơn nữa, hàng trăm thí sinh đã bị phát hiện đâu phải là con số nhỏ mà Bộ và các địa phương này tính giữ kín?
Đến thời điểm bây giờ, chúng ta có thể khẳng định sai lầm của Bộ và 2 Sở Giáo dục- Đào tạo Hòa Bình, Sơn La là không công bố danh sách những thí sinh được sửa điểm ngay từ khi cơ quan điều tra có kết quả.
Cuối cùng, danh tính thí sinh và các phụ huynh cũng được phơi bày trên các phương tiện thông tin đại chúng mà Bộ và ngành giáo dục các địa phương này càng mất uy tín.Nếu như công bố ngay từ đầu thì có lẽ dư luận cả nước đã không bất bình lớn như bây giờ. Các phụ huynh và ngay cả các em thí sinh cũng không ê chề như những ngày qua.
Tuy nhiên, một số phụ huynh là lãnh đạo có con nằm trong danh sách được nâng điểm ở cả 3 địa phương này đã và đang lên tiếng phủ nhận việc tác động, can thiệp, chạy điểm của con mình.
Suy cho cùng, đó cũng là một điều "rất bình thường" trong một câu chuyện "không bình thường".
Trước đây, Tổng thống Nam PhiNelson Mandela đã từng nói:" Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào không cần phải sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa.
Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi của sinh viên".
Vì thế, sự việc tiêu cực trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018 ở Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La là nguy hiểm cho tương lai đất nước.
Bởi cha mẹ, người thân các thí sinh này đều là những người có vị thế, quyền uy ở địa phương.
Nếu trót lọt, hàng trăm cử nhân có chất lượng đầu vào thấp như vậy nhưng sau này họ trở thành "trí thức" thì chắc chắn họ sẽ được tuyển dụng, thậm chí là cơ cấu vào bộ máy lãnh đạo địa phương.
Lúc đó, liệu con lãnh đạo mà như thế này có còn là "hồng phúc" cho dân tộc?
Tài liệu tham khảo:
https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/nhung-thi-sinh-duoc-nang-diem-o-hoa-binh-lo-danh-tinh-phu-huynh-524607.html
NGUYỄN NGUYÊN
Theo giaoduc.net.vn
'Bộ GD&ĐT nên xin lỗi thí sinh trượt đại học oan vì những kẻ gian lận' Thạc sĩ Phạm Thái Sơn cho rằng Bộ GD&ĐT và cá nhân bộ trưởng nên xin lỗi toàn dân, Quốc hội và nhất là những thí sinh bị trượt oan đại học vì bị "con ông cháu cha" lấy mất cơ hội. 108 thí sinh từ hai tỉnh Hòa Bình và Sơn La được xác định liên quan gian lận điểm thi đã...