Chưa được phong chức danh PGS: Nhiều người hụt hẫng
Sau khi được chuyển hồ sơ sang đợt xét duyệt chức danh PGS, GS khác nhiều Tiến sĩ rất hụt hẫng, nhưng vẫn tự tin vào hồ sơ của mình.
Lễ phong tặng đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS tại Văn Miếu. Ảnh TPO
Rất tự tin vào hồ sơ
Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước đã công bố quyết định công nhận những nhà khoa học, nhà giáo đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017 bao gồm 1.131 người, ít hơn 95 người so với danh sách ứng viên mà hội đồng này công bố ngày 27/2.
Trong đó, hồ sơ ứng viên GS chưa được đưa vào danh sách công nhận chính thức gồm 11 trường hợp, PGS 83 trường hợp.
Ngay sau khi có công bố, Đất Việt đã liên hệ với một số Tiến sĩ là ứng viên nộp hồ sơ cho chức danh PGS và đều nhận được câu trả lời rất buồn và hụt hẫng từ họ.
với phóng viên, TS Nguyễn Văn Lành – Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hậu Giang cho biết: “Thực sự tôi cũng rất buồn, rất hụt hẫng khi được thông báo.
Với hồ sơ của mình, tôi được nghe các thầy cô giải thích là những trường hợp nào làmcán bộ quản lý không phải cán bộ giảng dạy, chỉ là cán bộ thỉnh giảng tại các trường sẽ được hoãn lại xem xét thêm hồ sơ.
Bản thân tôi, tôi rất tự tin vào hồ sơ của mình vì tôi đi dạy cho các trường trong Hậu Giang, Trà Vinh, đủ thời gian giảng dạy theo tiêu chuẩn. Các bài báo tôi viết cũng rất nghiêm chỉnh. Tôi hướng dẫn cũng 5 Thạc sĩ. Bây giờ sắp có thêm 2 Thạc sĩ ra trường nữa là 7 người, cũng đã đủ tiêu chuẩn”.
Cũng theo ông Lành, hồ sơ của ông không phải bị có đơn thư tố cáo, mà chỉ vì với các cán bộ quản lý trong hồ sơ chỉ là cán bộ thỉnh giảng ở các trường, nên phải xem xét lại giờ giảng dạy.
“Bây giờ chúng tôi cũng chỉ biết chờ đợi vào kết quả xem xét của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước vào đợt tới này”, ông Lành nói thêm.
Video đang HOT
Tâm trạng khó tả
Cũng là một trong những hồ sơ phải xem xét lại, TS Đỗ Văn Dung – Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh Ninh Bình cho rằng, dù là bất cứ ai trong hoàn cảnh này đều rất buồn vì nhiều lý do.
“Ứng viên nào cũng đang là một người cống hiến trong giới trí thức, mà bị đụng chạm, không được công nhận những cống hiến đó nên lòng tự trọng bị tổn thương.
Nó chính là việc bản thân mình một người rất đàng hoàng mà bị rớt xuống hố nên tâm trạng khó tả nhưng không sao vì dù có bất cứ hoàn cảnh nào thì vẫn phải đối mặt với nó. Tôi thiết nghĩ, các nhà khoa học, các nhà làm chính trị ai cũng vậy”, ông Dung tâm sự.
Bản thân ông Dung rất tự tin vào hồ sơ của mình, vì theo ông đó là công trạng ghi nhận quá trình phấn đấu một đời, không phải chuyện đùa.
“Tôi đi giảng dậy thật, tôi viết thật, chứ không nhờ vả ai, lấy của ai, nên không có gì phải lo lắng.
Chúng tôi cũng chỉ là thấy có trách nhiệm, cần phải vào cuộc cùng hệ thống chính trị đưa đất nước phát triển chứ không hề có ý gì khác.
Tôi đã gắn liền với ngành giáo dục cả một đời hàng mấy chục năm, kinh nghiệm giảng dạy không thiếu, các tiêu chuẩn khác đều đáp ứng đúng. Nhưng ở đây, là do Hội đồng đưa tất cả hồ sơ của các nhà quản lý từ Bộ trưởng, Thứ trưởng đến các cấp rà soát lại.
Trong khi, đối tượng giáo viên cơ hữu theo tôi mới là có vấn đề, nhất là giờ giảng, hồ sơ, công trình, thậm chí chất lượng thấp, nhưng ở đây lại đi xem lại nhà quản lý. Trong khi đó mới là tinh hoa, tinh tế của xã hội, được đưa từ giới chuyên môn sang quản lý, họ được trải nghiệm, gắn liền lý luận và thực tế”, ông Dung khẳng định.
Về lý do có đơn thư tố cáo nên hoãn được phong chức danh PGS, theo ông Dung, chỉ có ít trường hợp.
“Chúng ta cứ theo tiêu chuẩn đã được quy định mà tiến hành xét duyệt, lỗi ở đây là do Hội đồng chứ không phải do ứng viên”, ông Dung khẳng định.
Cũng là một ứng viên danh hiệu PGS, một vị Tiến sĩ khác (xin được giấu tên) cũng với Đất Việt: “Tôi khá buồn và bất ngờ vì hồ sơ của mình đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, thậm chí, Hội đồng cũng đã xét duyệt khá kỹ”.
Theo vị Tiến sĩ này, hồ sơ của ông bị xem xét lại vì đơn vị công tác là trường Cao đẳng.
“Vốn dĩ, tôi trước đây giảng dạy ở trường Đại học nhưng được điều động cán bộ sang trường Cao đẳng để làm quản lý, nhưng giờ giảng vẫn đủ khi ở Đại học.
Hơn nữa, khi ở trường Đại học, tôi cũng là giảng viên chính chứ không phải chuyên viên, nhưng hội đồng thấy cơ quan công tác hiện tại là cao đẳng nên xem xét lại. Nói chung cũng rất mệt mỏi. Nhiều năm cũng mới chuẩn bị được hồ sơ, chứ không phải gấp gáp, vội vàng, mà giờ lại gián đoạn”, vị Tiến sĩ này nói.
Theo Đất Việt
Vì sao số lượng giáo sư, phó giáo sư năm 2017 tăng 60%?
Theo GS Trần Văn Nhung, số lượng giáo sư, phó giáo sư tăng do yếu tố khách quan, chất lượng vẫn được đảm bảo.
ảnh minh họa
Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách ứng viên . Tổng số người đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017 là 1.226 người, tăng gần 60% so với năm trước.
Trao đổi với Báo chiều 2/2, GS Trần Văn Nhung - Tổng thư ký Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước - lý giải về sự tăng đột biến của số giáo sư, phó giáo sư trong năm 2017.
- Năm 2017, số người đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư tăng khoảng 60% so với năm trước. GS có thể lý giải về con số tăng đột biến này?
- Việc tăng giáo sư, phó giáo sư là lý do khách quan, trong khi đó chất lượng không thay đổi. Thậm chí, chất lượng có phần tăng lên.
Năm nay, thời hạn nộp hồ sơ kéo dài hơn 6 tháng so với năm trước. Nếu như hạn nộp hồ sơ ứng cử chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017 là ngày 5/11, thì năm 2016 là ngày 25/5, bởi chờ quy chế mới thay thế Quyết định 174 quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.
Thời hạn nộp hồ sơ dài hơn nên số ứng viên ứng cử chức danh giáo sư, phó giáo sư tăng tới 1.537 hồ sơ. Trong đó, 151 ứng viên giáo sư và hơn 1.300 ứng cử phó giáo sư.
Đồng thời, số lượng đăng ký đầu vào cũng cao hơn. Quá trình xem xét chất lượng được đảm bảo, không thay đổi so với các năm.
- Cụ thể, chất lượng của giáo sư, phó giáo sư năm nay thay đổi như thế nào so với các năm?
- Những con số tăng trưởng cho thấy chất lượng của giáo sư, phó giáo sư được đảm bảo. Số lượng công bố quốc tế, giảng viên trực tiếp giảng dạy, khả năng giao tiếp tiếng Anh tăng, số thành viên là nữ và nằm ngoài Hà Nội và TP.HCM đều nằm trong sự mong muốn.
Cụ thể, trình độ ngoại ngữ của các ứng viên tăng lên rõ rệt. Nhiều người đã được cử đi học nước ngoài theo Đề án 911 và có sự hợp tác với nước ngoài.
Số lượng giáo sư, phó giáo sư là nữ tăng lên 28%-29%, trong khi trước đây chỉ 25%. Số lượng bài báo quốc tế đăng trên tạp chí ISI/Scopus của ứng viên năm 2017 tăng. Cụ thể, ngành Vật lý có hơn 1.170 bài, ngành Hóa học - Công nghệ Thực phẩm là 1.020.
Một số ứng viên có nhiều bài báo quốc tế ISI/Scopus, chỉ số H cao (thước đo về năng suất làm việc, ảnh hưởng của công trình nghiên cứu đến cộng đồng khoa học quốc tế), hoặc có nhiều công trình được ứng dụng hiệu quả trong thực tế, đáng được biểu dương.
Đặc biệt, nhiều ứng viên đã được trao giải thưởng quốc tế uy tín vì thành tích nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng. Điển hình là Nguyễn Thế Hoàng (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) được giải thưởng A.v.Humboldt, APKO, J.N. Von Nussbaum của Đức; Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến được Huân chương Bắc đẩu Bội tinh của Pháp...
- Lần xét duyệt chức danh giáo sư, phó giáo sư này, ông ấn tượng với trường hợp nào?
- Ứng viên giáo sư trẻ nhất năm 2017 là Phạm Hoàng Hiệp (Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), 35 tuổi, ngành Toán học. Đây là kỷ lục giáo sư trẻ nhất Việt Nam (năm 2016, giáo sư trẻ nhất là 37 tuổi).
Ứng viên phó giáo sư trẻ nhất năm 2017 là Đỗ Đức Thuận (ĐH Bách khoa Hà Nội), 32 tuổi, ngành Toán học, đạt kỷ lục phó giáo sư trẻ nhất (người trẻ nhất năm 2016 là 28 tuổi).
Theo Zing
Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước nói gì vụ lọt hồ sơ PGS "đạo văn"? Ông Bùi Văn Ga - Phó Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước (HĐCDGSNN) cho biết: Nguyên nhân để lọt hồ sơ ứng viên PGS Đặng Công Tráng là do khâu kiểm duyệt hồ sơ, ký hồ sơ, xác minh hồ sơ ở Hội đồng cơ sở. Phó Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước Bùi Văn...