Chưa được cấp phép đã tuyển sinh và đào tạo CNTT
Dù chưa được Sở GD-ĐT Nghệ An cấp phép nhưng Trung tâm đào tạo Công nghệ thông tin Ipexpert vẫn tổ chức tuyển sinh và đào tạo các học viên.
Trụ sở Công ty CP Đào tạo và giải pháp CNTT Ipexpert đã đóng cửa nghỉ Tết từ ngày 26/1/2013.
Trung tâm đào tạo CNTT Ipexpert thuộc Công ty cổ phần đào tạo và giải pháp Công nghệ thông tin Ipexpert có trụ sở đóng tại địa chỉ 60 Đào Tấn, thành phố Vinh (Nghệ An) được giới thiệu rất “kêu”: Hội tụ với những chuyên gia với nhiều năm kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực công nghệ thông tin”, “phòng Lab hiện đại”, “được Tập đoàn VNPT và Trung Tâm VDC hỗ trợ, tư vấn các cơ hội làm việc tại các đơn vị trực thuộc VNPT trên phạm vi toàn quốc, cũng như tại các doanh nghiệp Công nghệ thông tin và truyền thông khác trong và ngoài nước với mức lương hấp dẫn”. Công ty này được thành lập với chức năng đào tạo, cấp chứng chỉ các chương trình MCSA Security của Microsoft, CCNA của Cisco, ComptiA của America…
Được thành lập từ tháng 8/2012, Trung tâm đã thu hút hàng chục học viên đăng ký và theo học. Bên cạnh đào tạo, cấp chứng chỉ quốc tế (CCNA) cho các học viên tại Nghệ An mà trung tâm này còn tổ chức đào tạo tin học cho các học viên người Lào. Mặc dù mới thành lập chưa lâu nhưng Trung tâm này đã tổ chức khai giảng cho gần 10 khóa học. Riêng trong tháng 1/2013, Trung tâm đã khai giảng 2 lớp quản trị hệ thống mạng MCSA 2008 R2 và 1 lớp CCNA. Mỗi khóa học có mức học phí từ 1 đến 3 triệu đồng tùy theo từng loại hình và thời gian đào tạo.
Dù được giới thiệu hoành tráng như vậy nhưng cơ sở này chỉ có một văn phòng khiêm tốn ở tầng 1 và 3 phòng dùng làm phòng học ở tầng 3 của Trung tâm VDC Nghệ An. “Đội ngũ giáo viên nhiều năm kinh nghiệm” được công ty này giới thiệu hầu hết đều có tuổi đời còn rất trẻ, dưới 28 tuổi. Văn bản pháp lý duy nhất mà đơn vị này có chỉ là “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty CP Đào tạo và giải pháp CNTT Ipexpert” do Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An cấp. Trong đó chỉ rõ ngành nghề được phép kinh doanh gồm mua bán phần mềm, đào tạo tin học công nghệ thông tin, các dịch vụ liên quan đến máy vi tính…
Một buổi thực hành của học viên trung tâm (ảnh lấy từ trang web của Trung tâm).
Thế nhưng công ty này vẫn tổ chức chiêu sinh và đào tạo công nghệ thông tin cho những người có nhu cầu. Ngày 25/1/2013, chúng tôi có mặt tại địa chỉ nói trên thì văn phòng công ty đã đóng cửa. Gọi điện vào số máy ghi trên bảng quảng cáo, cô nhân viên văn phòng cho biết Trung tâm đã nghỉ Tết, không tiếp khách. Ba phòng học nằm ở tầng 3 của tòa nhà cũng khóa cửa im ỉm. Bảo vệ tòa nhà khẳng định: nhiều học viên của Trung tâm Đào tạo CNTT Ipexpert được học ở trong 3 phòng này.
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã gặp ông Lê Huy Phi, Phó Trưởng phòng Giáo dục Thường xuyên – Sở GD-ĐT Nghệ An. Ông Phi cho biết: Theo quy định số 03 /2011/TT-BGD&ĐT về Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm tin học ngoại ngữ, một đơn vị muốn thành lập trung tâm tin học phải được cấp phép của Sở GD-ĐT. Theo đó, trong quá trình xin đăng ký thành lập Trung tâm phải có Đề án thành lập trung tâm xác định rõ: mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển.
Video đang HOT
Chưa được Sở GD-ĐT Nghệ An cấp phép nhưng Trung tâm này đã tổ chức tuyển sinh và đào tạo công nghệ thông tin cho các học viên (ảnh lấy từ trang web của trung tâm).
Ông Lê Huy Phi cũng khẳng định, tính tới thời điểm này, Trung tâm Đào Tạo CNTT Ipexpert chưa có một hồ sơ, văn bản giấy tờ nào xin được thành lập Trung tâm đào tạo tin học gửi Sở GD-ĐT Nghệ An. Trong khi đó, bà Hồ Thị Châu Loan, Phó Trưởng phòng dạy nghề – Sở LĐ-TB&XH Nghệ An cho biết, trung tâm này cũng chưa đăng ký với Sở về việc thành lập trung tâm dạy nghề.
Lý giải cho việc chưa có giấy phép của Sở GD-ĐT Nghệ An đã tổ chức tuyển sinh và đào tạo, ông Nguyễn Bá Hoàng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty cổ phần đào tạo và giải pháp Công nghệ thông tin Ipexpert cho rằng: Đây là mô hình hợp tác đào tạo giữa công ty ông với Trung tâm VDC Nghệ An. Công ty của ông chỉ tập trung vào vấn đề chuyên môn, còn thủ tục giấy tờ đều do Trung tâm VDC Nghệ An quản lý và chịu trách nhiệm. Thế nhưng khi chúng tôi đề nghị được xem các hợp đồng liên quan tới việc hợp tác giữa hai đơn vị thì cả ông Nguyễn Bá Hoàng và ông Đinh Tiến Bình, Trưởng đại diện VDC tại Nghệ An, đều từ chối với lý do “bí mật kinh tế”.
Hoàng Lam – Vĩnh Khang
Theo dân trí
Các trường đã giảm chỉ tiêu đào tạo ngành Kinh tế
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: "Năm nay, theo báo cáo của các trường thì cơ cấu ngành nghề đã có sự thay đổi. Nhiều trường đã nghiêng hẳn về khoa học công nghệ, kỹ thuật, giảm bớt kinh tế".
Trao đổi với Dân trí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga ( ảnh) khẳng định: "Tuyển sinh từ nay đến 2015 không có gì mới, Bộ vẫn quản lý khâu ra đề thi và điểm sàn để đảm bảo chất lượng. Các trường hoàn toàn được chủ động các lần tuyển theo đúng luật Giáo dục. Năm nay có điểm mới là 10 trường văn hóa nghệ thuật được tự chủ tuyển sinh, được ra đề các môn năng khiếu còn môn Văn họ xét kết quả học tập 3 năm phổ thông và kết quả thi tốt nghiệp. Đây là bước đầu tiên thí điểm giao quyền cho các trường theo luật Giáo dục. Theo luật quy định thì các trường được tuyển sinh riêng nhưng vẫn phải đảm bảo các quy định theo đúng quy chế của Bộ GD-ĐT".
Thứ trưởng Ga cho hay, trường nào muốn tuyển sinh riêng phải có đề án, thể hiện rõ năng lực của mình với nguyên tắc chung là không làm phát sinh tiêu cực như học thêm dạy thêm, không tăng gánh nặng cho xã hội, đảm bảo tính nghiêm túc, sự giám sát của xã hội. Trường nào đủ điều kiện thì sẽ được tự chủ tuyển sinh. Từ 2 năm nay, Bộ cũng khuyến khích các trường trọng điểm tự tổ chức tuyển sinh nhưng cho đến nay, chưa có trường nào đăng ký.
Thí sinh thi đại học năm 2012.
Trong mùa tuyển sinh 2012, nhiều trường ĐH,CĐ ngoài công lập không tuyển đủ chỉ tiêu. Theo Thứ trưởng nguyên nhân do đâu?
Không chỉ các các trường ngoài công lập khó khăn mà ngay cả các trường công lập cũng gặp rất nhiều khó khăn như ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Kinh tế Đà Nẵng... đây là tình trạng chung hiện nay, do kinh tế khó khăn, cán bộ quản lý kinh tế cũng đã bão hòa. Vấn đề này Bộ đã cảnh báo 2 năm trước đây do lượng đào tạo gấp đôi nhu cầu thực tế. Đa số các trường khó khăn năm nay là các trường tuyển sinh đơn ngành như kinh tế quản lý, còn những trường đa ngành thì vẫn tuyển bình thường. Chính khó khăn này cũng là để các trường có thể nhìn lại chiến lược phát triển của mình.
Vậy Bộ có giải pháp gì để giúp các trường khắc phục khó khăn trong tuyển sinh 2013?
Nguyên nhân Bộ đã phân tích nhiều. Điều kiện khách quan là kinh tế khó khăn, chủ quan là các trường chưa đảm bảo chất lượng. Hai yếu tố này đã ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh của các trường. Năm nay, theo báo cáo của các trường thì cơ cấu ngành nghề đã có sự thay đổi. Nhiều trường đã nghiêng hẳn về khoa học công nghệ, kỹ thuật, giảm bớt kinh tế. Hy vọng năm nay, cơ cấu nhân lực có nhiều thay đổi theo đúng nhu cầu của xã hội. Sự điều chỉnh này mang tính tích cực.
Điều chỉnh lại mạng lưới các trường ĐH, CĐ, TCCN
Nhiều ý kiến cho rằng các trường gặp khó khăn trong nguồn tuyển là do thiếu trung tâm dự báo thị trường nhân lực nên nhiều trường mở nhiều ngành mà xã hội đang dư thừa nguồn nhân lực và không mở ngành xã hội đang cần?
Việc giao chỉ tiêu cho các trường hiện nay là do các trường tự xác định theo thông tư 57. Bộ GD-ĐT chỉ quản lý chỉ tiêu tổng hợp, còn việc phân bổ chỉ tiêu cho từng ngành, hiệu trưởng các trường quyết định tùy theo thị trường lao động cho phù hợp. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quy hoạch nguồn nhân lực đến 2020, đây là tài liệu căn bản để cho các trường, các cơ sở giáo dục và bộ cũng dựa vào đó để định hướng đào tạo các ngành nghề cho phù hợp.
Bộ đang tiến hành điều chỉnh lại mạng lưới các trường ĐH, CĐ cho đến năm 2020 thay thế quyết định 121 của Thủ tướng trước đây để cho phù hợp với quy hoạch nhân lực và đồng thời điều phối mở ngành. Bộ cũng khuyến cáo các trường về những ngành nhân lực đang dư thừa, khuyến khích mở những ngành xã hội đang cần.
Không chỉ các trường ĐH ngoài công lập mà những trường CĐ, TCCN tuyển sinh cũng rất khó khăn. Lãnh đạo các trường CĐ cho rằng nguyên nhân do các trường ĐH có đào tạo CĐ và TCCN đã kéo hết thí sinh?
Không phải do các trường ĐH có đào tạo CĐ khiến việc tuyển sinh các trường CĐ khó khăn. Nói đào tạo ĐH nói chung tức là cả đào tạo ĐH và CĐ, lâu nay hệ thống đã chạy như vậy rồi. Cũng giống như chúng ta đã đào tạo TCCN ở các trường ĐH, CĐ và cũng không phải vì thế mà TCCN tuyển sinh khó khăn. Điều này thể hiện ở việc năm 2012 chúng ta đã giảm rất mạnh chỉ tiêu TCCN ở các trường ĐH nhưng các trường TCCN vẫn không tuyển được nhiều thí sinh như mong đợi. Nguyên nhân sâu xa nhất trong chuyện này là do phân luồng và do sự lựa chọn của xã hội.
Năm trước rất nhiều trường bị xử lý kỷ luật do vi phạm quy chế tuyển sinh. Vậy tuyển sinh năm 2013 này, công tác thanh tra tuyển sinh của bộ thực hiện như thế nào?
Thanh tra để các trường làm tốt hơn để thu hút sự quan tâm của xã hội. Những trường bị xử lý là những trường không đảm bảo điều kiện đảm bảo chất lượng.
Năm nay Bộ giao quyền tự chủ rất cao cho các trường, do đó công tác thanh tra, kiểm tra cũng được tăng cường. Bộ sẽ thanh tra liên kết, liên doanh đào tạo, mở ngành, chất lượng đào tạo. Tất cả những trường đào tạo không đúng, Bộ chấn chỉnh xử lý kịp thời. Từ nay Bộ sẽ tăng cường giám sát song song với giao quyền tự chủ.
Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Hồng Hạnh ( thực hiện)
Theo dân trí
Khai mạc chương trình "Tư vấn mùa thi" năm 2013 Ngày 20.1, chương trình Tư vấn mùa thi năm 2013 (do Bộ GD-ĐT và Báo Thanh Niên phối hợp tổ chức) đã khai mạc tại Trường THPT Marie Curie. Điểm đặc biệt nhất của chương trình khai mạc là buổi tư vấn diễn ra chỉ cách Hội nghị tuyển sinh của Bộ GD-ĐT đúng hai ngày. Vì vậy, một số điểm mới dự...