Chưa có người Việt thương vong trong vụ đánh bom ở Thái Lan
Đại sứ quán Việt Nam xác nhận chưa tìm thấy bất kỳ một người Việt Nam nào thương vong sau vụ nổ tối 17.8 tại trung tâm Bangkok.
Tính đến đầu giờ sáng 18.8, số nạn nhân thương vong trong vụ nổ bom đã xảy ra tại một ngã tư ở trung tâm Bangkok, sát điện thờ Erawan của các tín đồ Hindu tối 17.8 đã tăng lên với 19 người thiệt mạng và 120 người khác bị thương.
Đại sứ quán Việt Nam tại Bangkok cho biết, đến 1 giờ 30 phút sáng ngày 18.8.2015, Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan đã liên hệ được với tổng cộng 12 bệnh viện đang điều trị người bị thương trong vụ nổ bom tối 17.8 ở Bangkok.
Ngay trong tối 17.8, các cán bộ Đại sứ quán đã trực tiếp đến 3 bệnh viện có nhiều người nhập viện nhất để nắm tình hình.
Cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan đã đến Bệnh viện Chulalongkorn Memorial lúc 22 giờ 50 phút tối 17.8 để xem danh sách nạn nhân vụ đánh bom. Tuy nhiên trong danh sách không có tên người Việt Nam (Ảnh do ĐSQ cung cấp).
22 giờ 30 phút tối 17.8, bác sĩ Asurin tại Bệnh viện Đa khoa Cảnh sát Thái Lan (ngay cạnh vị trí nổ bom) xác nhận với đại diện Đại sứ quán Việt Nam rằng, bệnh viện đang điều trị cho hơn 60 người bị thương nhưng không ai có quốc tịch Việt Nam. Bệnh viện Chulalongkorn Memorial lúc 22 giờ 50 tối cùng ngày cũng thông báo với Đại sứ quán Việt Nam rằng đang điều trị cho 26 người bị thương và không có người Việt Nam.
Ngoài ra, 9 bệnh viện khác đang điều trị một số nạn nhân người nước ngoài nhưng không có bệnh nhân nào có quốc tịch Việt Nam.
Từ Bangkok, anh Nguyễn Quỳnh, một phiên dịch viên người Việt đang làm trong ngành du lịch cho biết, anh cùng đoàn khách du lịch đi qua khu vực điện thờ Erawan chỉ vài phút trước khi bom nổ. “Khi vụ nổ xảy ra, người dân và khách du lịch hoảng loạn tháo chạy, những tiếng la hét, máu vương vãi trên đường, cảnh tượng rất đáng sợ”, anh Quỳnh cho biết.
Video đang HOT
Anh Quỳnh cũng cho biết, trong đêm 17.8, anh và một số người Việt khác cũng đã liên hệ với một số bệnh viện gần khu vực xảy ra vụ nổ để tìm kiếm thông tin về người Việt, nhưng trong danh sách nạn nhân được các bệnh viện cung cấp không có tên người Việt Nam.
Anh Quỳnh cho biết thêm, đền Erawan là nơi anh thường xuyên dẫn khách đến tham quan và đi lễ.
Sơ cứu tại chỗ cho nạn nhân vụ đánh bom
Theo thông báo của cảnh sát Thái Lan, trong số 19 người thiệt mạng có 10 công dân Thái Lan, 1 công dân Trung Quốc, 1 công dân Philippines. Những nạn nhân còn lại chưa xác định được danh tính.
Người phát ngôn Cảnh sát Thái Lan Prawut Thavornsiri cho rằng vụ tấn công có thể mang động cơ chính trị và âm mưu gây hỗn loạn. Tư lệnh Cảnh sát quốc gia Thái Lan Somyot Pumpunmuang cũng thông báo, vụ nổ đã được những kẻ tấn công lên kế hoạch nhằm cướp đi mạng sống của nhiều người.
Còn Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwan nhận định đây là một quả bom chứa thuốc nổ TNT và nhằm vào người nước ngoài với mục đích gây thiệt hại cho ngành du lịch của Thái Lan.
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp với các quan chức chính phủ cấp cao và các sĩ quan quân đội tại Trụ sở Lực lượng Cảnh sát quốc gia. Chính quyền thủ đô Bangkok (BMA) tuyên bố tất cả các trường học thuộc BMA sẽ đóng cửa trong ngày hôm nay (18.8) do lo ngại về an toàn cho giáo viên và học sinh.
Hiện Chính phủ Thái Lan chưa ban bố tình trạng khẩn cấp như những tin đồn tràn lan trên mạng xã hội.
Theo_24h
Giả mạo "cháu quan lớn" lừa chạy học trường cảnh sát
Vừa lấy danh là giám đốc doanh nghiệp, lại vừa thông tin thất thiệt rằng có người cậu ruột làm ở bộ Công an mang quân hàm Trung tướng, Sĩ làm quen với nhiều gia đình có con đang học lớp 12, sắp thi tốt nghiệp trung học phổ thông, để dụ "chạy" vào học các trường trung cấp và cao đẳng cảnh sát với giá "mềm". Khi "nẫng" được số tiền hàng tỉ đồng của nhiều nạn nhân, Sĩ ôm tiền "bốc hơi" khỏi nơi ở, nơi làm việc.
Chiêu cũ vẫn... "hiệu nghiệm" với "con mồi mới"
Ngày 22/6, đại diện lãnh đạo Công an quận 12, TP.HCM cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam đối tượng Trương Minh Sĩ (SN 1974), quê Khánh Hòa, thường trú tại quận Bình Tân, TP.HCM, để điều tra về hành vi lạm dụng tín nhiệm quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Sĩ khai nhận tại CQĐT mở công ty Đầu tư - Xây dựng - Thương mại T&K đặt trụ sở tại địa chỉ số 247/16 đường Hà Huy Giáp, phường Thạnh Lộc, quận 12, TP.HCM, để hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng. Qua những mối quan hệ kinh doanh, Sĩ tung hô rằng, mình quen biết với nhiều lãnh đạo cấp cao, nhiều cán bộ Nhà nước, trong đó có người cậu ruột là Trung tướng bộ Công an. Sau đó, Sĩ "nổ" là có khả năng "chạy học" với "giá" mềm cho những ai có nhu cầu cho con, cháu vào các trường trung cấp cảnh sát, cao đẳng cảnh sát tại TP.HCM.
Do có tâm lý "ăn chắc mặc bền", muốn con cháu vào học các trường cảnh sát để tương lai ổn định, nên anh Lê Đăng X. (ngụ thị xã Thuận An) đã mắc bẫy Sĩ. Anh X. cho biết: "Sau tết năm 2014, tôi quen Sĩ qua một người bạn làm doanh nghiệp. Bạn tôi cũng kể, Sĩ có công ty riêng (công ty tư nhân - PV) làm ăn được lắm. Hơn nữa, thấy Sĩ nói chuyện đàng hoàng, có trình độ hiểu biết nên tôi có phần thiện cảm. Trò chuyện vài lần, Sĩ khoe có cậu ruột là một Trung tướng lãnh đạo bộ Công an. Không ngần ngại, Sĩ gạ gẫm tôi có con, cháu muốn vào các trường trung cấp cảnh sát không, lấy giá "mềm", 150 triệu đồng/suất, vì thân quen".
Đối tượng Sĩ khi bị các nạn nhân dụ bắt.
Sau đó, anh X. đồng ý đưa 600 triệu đồng cho Sĩ lo việc học ở trường trung cấp cảnh sát TP.HCM cho bốn người cháu, nhưng cháu anh vẫn phải đi thi như bao thí sinh khác. Trong số đó, có một cháu đạt 21 điểm, nhưng chờ mãi vẫn không thấy giấy báo nhập học, trước đó, Sĩ nói bốn cháu của anh X. vẫn đi thi cho có người, còn kết quả điểm thi đậu Sĩ sẽ lo. Khi đã quá thời gian các trường nhập học hai tháng, anh X. vẫn không thấy vị "cháu ruột" của Trung tướng bộ Công an liên lạc lại. Lúc này, anh X. tìm cách liên lạc bằng nhiều số điện thoại Sĩ từng dùng song không được. Sực nhớ ra địa chỉ ở tấm danh thiếp Sĩ đưa ban đầu, anh X. cùng người thân tìm tới số 247/16 đường Hà Huy Giáp, phường Thạnh Lộc, nhưng đến nơi, anh X. mới tá hỏa, đó là nơi cho thuê.
Cũng tại địa chỉ trên, anh X. còn gặp thêm vài nạn nhân khác cùng cảnh ngộ. Trường hợp của anh Nguyễn Hoàng N. (ngụ Đồng Nai) thật đáng thương. Anh N. kể, quen Sĩ cũng được mấy tháng, qua bạn bè giới thiệu. Khi đó, Sĩ đưa danh thiếp nói là giám đốc nên anh rất tin tưởng.
Là nông dân quê mùa, nghe Sĩ nói tới nơi làm việc tốt, anh N. về vận động gia đình người anh chị họ "chớp cơ hội" cho con. Sau đó, anh N. đưa trước cho Sĩ 60 triệu đồng "làm tin", khi nào có quyết định cho cháu anh đi làm sẽ đưa đủ tiền. Thế nhưng, hết 15 ngày, cháu anh N. chờ chực đi làm mà vẫn không thấy quyết định. Lúc này, anh N. mới biết mình bị lưu manh lừa. Sau đó, anh cũng lặn lội gần trăm cây số từ Đồng Nai lên quận 12 tìm Sĩ. Được biết, số tiền đưa cho Sĩ là anh N. đứng ra vay giúp, chủ nợ đang thúc đòi.
Nạn nhân cùng công an lên kế hoạch bắt siêu lừa
Theo tìm hiểu của PV, tại thời điểm Sĩ bỏ trốn, ngoài hai nạn nhân ở trên, Sĩ còn lừa anh Nguyễn Văn B., quận 2, TP.HCM và nhiều người khác nữa, tổng số tiền lên đến cả tỉ đồng.
Trước đó, Sĩ giới thiệu có rất nhiều địa chỉ tạm trú như thị xã Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp), thị xã Thuận An (tỉnh Bình Dương), quận 12 và quận Bình Tân (TP.HCM). Ngoài ra, Sĩ còn "nổ" có nhiều ngành nghề kinh doanh như thầu các công trình xây dựng, tư vấn thiết kế xây dựng, kinh doanh các mặt hàng phục vụ xây dựng... Biết được lòng tham của Sĩ, các nạn nhân hợp tác cùng cơ quan công an lên kế hoạch dụ siêu lừa lộ diện.
Các nạn nhân nhờ chị N.T.H., em gái anh N. liên tục gọi điện thoại vào các số điện thoại mà Sĩ từng dùng để "thiết kế" hoạt động làm ăn. Nhiều ngày chị H. không nhận được tín hiệu trả lời nhưng với sự kiên trì đeo bám, Sĩ đã lộ diện - trả lời điện thoại. Chị H. trình bày, nhờ Sĩ tư vấn xây nhà ở tại huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai). Không nghi ngờ, tưởng "mối ngon", Sĩ nhận lời ngay. Chị H. đề nghị ký hợp đồng rõ ràng, tránh những tranh chấp về sau. Đến ngày hẹn gặp mặt để ký hợp đồng, Sĩ không tới mà cử một người lạ gặp chị H. để ký hợp đồng. Tuy nhiên, chị H. không đồng ý với lý do gặp "ông chủ" mới ký.
Sau hơn nửa tháng im lặng, Sĩ tự liên lạc với chị H., đồng ý gặp mặt ký hợp đồng. Khoảng 14h ngày 15/7, Sĩ chạy xe máy đến một quán cà phê trên đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Quang Vinh, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, gặp chị H.. Khi Sĩ ngồi vào bàn tại quán, anh N., anh X. và nhiều nạn nhân khác xuất hiện bao vây quán cà phê. Biết bị nạn nhân dụ cho lộ diện, Sĩ run rẩy đứng dậy, bỏ chạy, tuy nhiên đã bị khống chế để đưa về cơ quan công an làm việc.
Tại CQĐT, Sĩ khai nhận mọi thủ đoạn và hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các nạn nhân. Vì sao lại giả danh "cháu ruột" của lãnh đạo cao cấp bộ Công an để lừa, Sĩ khai nhận: Xưng danh là con cháu, họ hàng của cán bộ công an vừa oai, vừa có "uy tín" với các nạn nhân. Lợi dụng tâm lý người dân, nhất là những người thiếu hiểu biết, rất thích danh tiếng là cán bộ Nhà nước, công an, Sĩ đã lên kế hoạch lừa được 10 người. Số tiền có được từ phạm pháp, Sĩ đều sử dụng cho việc tiêu xài cá nhân và bù cho quá trình làm ăn thua lỗ khi mở công ty. Thế nhưng, tên công ty, mã số thuế cùng địa chỉ mà Sĩ đăng ký trong danh thiếp, đều không có thật.
Tiếp tục mở rộng điều tra Đại diện lãnh đạo Công an quận 12 cho biết, đơn vị vẫn đang tiếp tục điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của đối tượng Sĩ. Ai là nạn nhân của Sĩ hãy đến cơ quan công an trình báo. Sau khi bắt Sĩ, Công an quận 12 đã di lý Sĩ về nơi đăng ký hộ khẩu ở quận Bình Tân để khám xét nhà ở và thu thập các giấy tờ, tài liệu liên quan đến hành vi lừa đảo.
HUỆ TRẦN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Biến vợ thành "ngọn đuốc sống" vì không...được ngủ? Đòi vợ cho ân ái nhưng bị từ chối khiến Danh Sông nổi máu ghen, nghi ngờ vợ có người khác nên tạt xăng thiêu sống vợ ngay trên giường ngủ. Sáng ngày 25/6, Công an huyện Long Mỹ, Hậu Giang cho biết đang tạm giữ đối tượng Danh Sông Sông (32 tuổi, ngụ ấp 4, xã Xà Phiên, Long Mỹ) để điều...