Chưa có giải pháp về tình trạng “chạy trường” ở bậc tiểu học
Quy định dạy thêm học thêm chậm ban hành, công tác thanh tra, kiểm tra dạy thêm, học thêm chưa được triển khai tích cực… Đó là báo cáo của ông Vũ Hùng – Trưởng Ban văn hóa – xã hội tại kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII.
Theo ông Hùng, ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong việc thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục, làm tốt công tác phát triển mạng lưới trường lớp, phổ cập giáo dục, đầu tư xây dựng trường chuẩn các cấp.
Bên cạnh đó, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT tăng, tình trạng học sinh bỏ học, thu trái quy định giảm nhiều so với các năm học trước; việc quản lý sĩ số học sinh đầu cấp theo nghị quyết HĐND TP được chấp hành tốt.
Tuy nhiên, một số nhiệm vụ theo Nghị quyết HĐND thành phố chưa được triển khai quyết liệt như: Chưa có ngân hàng đề thi, các giải pháp hạn chế học sinh chơi games trực tuyến. Quy định về dạy thêm, học thêm chậm ban hành; công tác thanh tra, kiểm tra dạy thêm, học thêm chưa triển khai tích cực.
Đặc biệt là tình trạng “ chạy trường”, “ chạy lớp” ở bậc tiểu học chưa có giải pháp cụ thể. Học sinh tiểu học khu vực trung tâm chưa được học ngày hai buổi tăng (hiện có 194 lớp vẫn học ngày 1 buổi trong tổng số 2.048 lớp, chiếm 9,4%). Nguyên nhân là do các trưởng tuyển học sinh lớp 1 quá nhiều so với số phòng học hiện có.
Ngoài ra, thiếu kiểm tra các trung tâm bán trú cho học sinh tiểu học học buổi thứ 2. Hiện nay, tỷ lệ học sinh ngoài công lập các cấp học còn thấp…
Video đang HOT
Đối với nhiệm vụ năm 2013 của ngành giáo dục, Ban Văn hóa – xã hội đề nghị UBND TP Đà Nẵng cần xây dựng Đề án xã hội hóa giáo dục trình kỳ họp thứ 6 HĐND thành phố xem xét. Trong đó cần nhiều giải pháp như quy hoạch đất, thực hiện chính sách khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng các trường ngoài công lập. Ngân sách chỉ ưu tiên đầu tư cho khu vực nông thôn và những vùng ven chưa có điều kiện xã hội hóa.
Mặc khác, Ban Văn hóa – xã hội cũng đề nghị UBND thành phố Đà Nẵng có kế hoạch để đến năm 2015 bảo đảm 100% học sinh tiểu học được học ngày hai buổi tại trường; khắc phục tình trạng “gửi gắm”, quản lý chặt việc chuyển hộ khẩu để “chạy trường” trong điều kiện HĐND TP đã có nghị quyết về phân bổ dân cư, sắp sếp bố trí giáo viên, chuyển hướng đầu tư công ra các vùng ven để tạo sự đồng đều về chất lượng giữa các trường học.
Ban Văn hóa – xã hội cũng đề nghị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở dạy thêm học thêm, các trung tâm quản lý học sinh tiểu học buổi thứ hai. Đề nghị ngành giáo dục tổ chức hội nghị các hiệu trưởng ký cam kết không để xảy ra việc dạy thêm và thu trái quy định, nếu vi phạm cần xử lý nghiêm theo quy định; cần hướng dẫn thống nhất các khoản thu, chi liên quan đến kinh phí bán trú ở các trường học…
Công Bính
Theo dân trí
"Nóng" chuyện chạy trường, chạy lớp, chọn cô
Tại Hà Nội, các "cò" đã nâng giá lên tới 3.000 USD để lo một suất vào trường điểm của các quận nội thành. Nhiều phụ huynh đã chọn cách nộp hồ sơ cho con vào trường gần nhà nhưng chọn lớp.
Chị Tuyết Lan (ngụ phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy Hà Nội), tâm sự dù đã nhờ vả nhiều người từ đầu năm nhưng đến thời điểm này vẫn chưa chắc cháu Nguyễn Đức, con của chị, sẽ được học ở trường tiểu học T.H như mong muốn của gia đình hay không. Nhiều bạn bè tư vấn cho chị rằng muốn con vào trường đó thì phải chi khoảng 10 "vé" (1.000 USD) và chị cũng rất sẵn lòng chi số tiền này. Nhưng theo thông báo của cô hiệu trưởng thì phải sau ngày 5-7, khi tuyển sinh đúng tuyến xong mới xét đến các trường hợp trái tuyến mà như vậy thì rất khó để xin được cho con một suất vào đây.
"Căng" cả trên mạng
Chị Lan không phải là trường hợp duy nhất "ngồi trên đống lửa" trước mùa tuyển sinh lớp 1 năm nay. Chị Phượng (ngụ quận Ba Đình) cũng than rằng cả nhà đang cuống cuồng chuyển từ chọn trường sang chọn lớp cho cô con gái đầu lòng. Chị kể ngay từ sau Tết Nguyên đán, chị đã kết nối được với một "cò" tìm cửa chạy cho con vào trường tiểu học K.Đ (một trường điểm của quận Ba Đình) với giá 1.000 USD. Đến tháng 3, giá được nâng lên 1.300 USD và đến đầu tháng 5 là 1.500 USD.
Chị Phượng cho biết nếu con được vào trường điểm, chất lượng dạy và học tốt thì giá 1.500 USD tuy đắt nhưng vẫn chấp nhận được. Tuy nhiên, đến cuối tháng 5, "cò" đẩy giá lên thành 1.700 USD nên chị hết chịu nổi, đành từ chối để chuẩn bị nộp hồ sơ cho con vào một trường hạng trung bình.
Căng thẳng chạy trường cho con còn lan lên cả các diễn đàn dành của dân công sở. Trên diễn đàn webtretho, tại topic Bé sinh năm 2005 - bước vào lớp 1 với bao điều bỡ ngỡ... đã có hơn 300 comment của các ông bố, bà mẹ chia sẻ với nhau rất nhiều về việc chọn trường, chọn cô, thậm chí là cầu cứu "chạy" trường. Thành viên có nick Thienlam23 viết: "Chào cả nhà! Con nhà mình sinh tháng 10-2005, mình ở khu vực Thanh Xuân Bắc, đang muốn nhờ người kết nối xin cho con vào học lớp của cô Hòa hoặc cô Huyền ở Trường Đặng Trần Côn A, có bạn nào biết, giúp mình với"...
Nhưng không phải ai cũng rơi vào tình trạng mất ăn mất ngủ trong cuộc chạy đua căng thẳng này. Anh Việt (ngụ tại phường Phúc Xá, quận Ba Đình) cho biết sau khi nhờ sếp thu xếp, anh đã xin cho con gái vào học lớp 1 tại trường tiểu học T.A (một trường chuẩn quốc gia của quận Hoàn Kiếm) với số tiền lót tay khiêm tốn là 1.100 USD. Anh khẳng định nếu so với học phí của các trường ngoài công lập thì dù có mất chừng ấy vẫn là rẻ và xin được là may mắn rồi. Một người bạn khác của anh Việt tiết lộ đã chi hơn 3.000 USD để xin cho con học ở một trường điểm của quận Ba Đình.
Chọn cô cũng không dễ
Lý giải về cuộc đua "chạy" trường này, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Minh Hạc, Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam, cho rằng trẻ em được học ở những trường tốt sẽ có nhiều điều kiện để phát triển hơn. Vì thế, xu hướng chung là các bậc phụ huynh cố gắng chọn cho con những trường được coi là điểm, là tốt. Đó cũng là một nhu cầu chính đáng trong điều kiện chất lượng giảng dạy ở các trường không đồng đều. Tuy nhiên, việc chọn trường cho con bằng tiền, làm rối loạn xã hội là điều không chấp nhận được.
Nhiều bậc phụ huynh không kham nổi cuộc đua đã phải chọn một cách hợp lý hơn là cho con học trường càng gần nhà càng tốt nhưng phải chọn cô dạy tốt. Chị Hằng Phương (ngụ quận Long Biên) cho biết sau nhiều lựa chọn, cuối cùng chị quyết định cho con học trường ở gần nhà rồi nhờ cô giáo của trường kèm cặp thêm.
Chị Lan Yến, có con học tại Trường Tiểu học Yên Hòa (quận Long Biên) cũng cho rằng nhiều người an ủi chị không phải cứ vào trường điểm là con có thể học giỏi, quan trọng là có được cô giáo quan tâm hay không. Tuy nhiên, chọn cô cho con cũng không phải là việc dễ dàng. Chị Yến nói thẳng là phải nhờ vả, quà cáp với phong bì vài triệu đồng mới xin được.
Cải thiện cho giáo viên bằng suất "ngoại giao"!
Trong một cuộc thăm dò do một đơn vị của Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức, 62% người được hỏi đã cho biết có chạy trường, chạy lớp cho con. Nhiều hiệu trưởng trường tiểu học khi được hỏi đã thừa nhận ngoài số học sinh đúng tuyến, hằng năm, trường vẫn tuyển thêm khoảng vài chục chỉ tiêu trái tuyến, chủ yếu là các suất ngoại giao và con em giáo viên. Như một luật "bất thành văn", mỗi cán bộ giáo viên trong trường được một suất "ngoại giao" để có thêm thu nhập. Hiệu trưởng trường tiểu học C. (quận Đống Đa) cho biết trường thường phải tuyển thừa một lớp cho các suất ngoại giao vì đây là trường điểm, được nhiều lãnh đạo tin tưởng gửi gắm con cháu.
Theo NLĐ
Đừng lẫn lộn giữa việc "lo" và "chạy" trường "Theo tôi thì việchạy" trư e rằ trongó có chuyện lẫn lộn, chú ta cần phải tách bạch ra như thế nàoểánh giá chứ nếuơn thuầnó chỉ là "c cho con thì thiết nghĩ là" Ô Lê Tiến Thành - Vụ trưở Vụ giáo dục Tiểuc (Bộ GD-ĐT) chia sẻ với Dân trí trước thô tin cóến 62%ộc giả Dân trí thừa nhận...