Chưa có đại học đăng ký tự tổ chức thi tuyển sinh
Bộ GD&ĐT cho biết phương án thử nghiệm giao quyền tự chủ tuyển sinh trong năm 2012 đã được công bố nhưng chưa trường nào đăng ký.
Trước khi đưa ra thảo luận tại hội nghị tuyển sinh diễn ra vào ngày 14/1 tới, Bộ Giáo dục đang có 3 phương án dự kiến cho kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2012.
Phương án thứ nhất vẫn giữ nguyên hình thức 3 chung, có thể bổ sung một số khối thi để đáp ứng tốt hơn yêu cầu kiểm tra năng lực đầu vào của ngành đào tạo. Phương án 2 là xét tuyển tích hợp giữa các khối. Thí sinh thi khối A, khối B sẽ có thêm cơ hội xét tuyển bằng cách lấy điểm toán, hóa (khối A) cộng điểm môn sinh (khối B) để xét tuyển vào các trường trong vùng tuyển. Phương án cuối cùng là giao cho các trường tự tổ chức tuyển sinh.
Video đang HOT
Ngày 14/1 sẽ chốt phương án tuyển sinh năm 2012. Ảnh: Hoàng Thùy.
Việc tự chủ tuyển sinh cho một số trường đăng ký đã được Thứ trưởng Giáo dục Bùi Văn Ga khẳng định trong buổi họp báo cuối tháng 10. Theo ông, hình thức này sẽ bắt đầu thí điểm đối với những trường đăng ký, đủ điều kiện và khả năng tự chủ. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có đại học nào trình kế hoạch.
Trưởng phòng đào tạo ĐH Bách Khoa Hà Nội Hoàng Minh Sơn cho rằng, việc tự chủ với một số trường sẽ rất khó thực hiện, ngay cả ĐH Bách khoa cũng không dám làm. Nguyên nhân là nếu thi cùng thời điểm với đợt thi 3 chung, sẽ có ít thí sinh lựa chọn vì kết quả thi không thể xét tuyển sang trường khác. Nếu tổ chức thi trước thì thí sinh vẫn có thể dự thi đợt thi chung và trường sẽ không thể chắc chắn thí sinh trúng tuyển có học trường mình hay không. Như vậy sẽ không chủ động trong đào tạo.
Trước đó, nhiều hội thảo giáo dục được tổ chức bàn về tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các trường đại học. Các chuyên gia giáo dục đều cho rằng hình thức thi 3 chung đã hoàn thành sứ mệnh và trở nên lỗi thời sau 10 năm thực hiện.
Theo VNE
Đừng "vô tình" gieo thói xấu cho trẻ
Một phụ huynh đến đón con, thấy con ra về mà không chào cô giáo, chị gằn giọng: "Tại sao con về mà không chào cô?". Đứa trẻ tỏ ra sợ sệt, đứng im một lát rồi nói như mếu: "Tại nhiều lần con chào nhưng cô không nói gì cả, cô không để ý nghe con nói".
Một phụ huynh đến đón con tại một trường tiểu học ở quận Tân Bình, TPHCM. Thấy con ra về mà không chào cô giáo, chị gằn giọng: "Tại sao con về mà không chào cô?".
Đứa bé tỏ ra sợ sệt, đứng im một lát rồi nói như mếu: "Tại nhiều lần con chào nhưng cô không nói gì cả, cô không để ý nghe con nói". Người mẹ như hiểu ra ý con, liền nhẹ giọng rồi chở con về. Sự im lặng đó đủ hiểu, nếu như những cử chỉ lễ phép của học sinh được sự đáp trả của người lớn chắc hẳn em này sẽ không "vô lễ" như thế.
Dịp khác, tôi may mắn được dự một tiết dạy đạo đức lớp 1 tại trường tiểu học ở quận 5, TPHCM. Tên bài học hôm đó là Trật tự trong trường học. Khi cô giáo hỏi cả lớp: "Hôm nay chúng ta học bài gì hả các con?", các em liền giơ tay phát biểu và cô chỉ một bạn ngồi ngay bàn đầu trả lời. Em này liền đứng dậy nói: "Dạ thưa cô! Hôm nay chúng ta học bài Trật tự trong trường học ạ". Xong, cô quay lên nắn nót viết tên bài lên bảng. Dưới lớp, lần lượt từng em tiếp theo tự động đứng lên trả lời y như bạn thứ nhất. Cứ thế, cho đến khi cô giáo nói thôi, các em mới dừng lại. Tôi nhớ lại ngày xưa mình đi học, thầy cô luôn dạy người nói phải có người nghe, thầy cho nói mới được nói, thầy cho ngồi mới được ngồi, trong lớp muốn làm gì cũng phải có khuôn phép. Đằng này, cô giáo mải viết, học sinh tự động đứng lên ngồi xuống và trả lời như một cái máy được cài sẵn, khi nào bấm tắt mới thôi.
Trong hội thảo gần đây, có phụ huynh cũng bức xúc khi nghe đứa con học lớp 3 kể: "Ở lớp, mỗi khi bạn bên cạnh làm gì sai là cô giáo yêu cầu phải đánh bạn một cái. Bạn phạm nhiều sẽ cho đánh nhiều và đau hơn". Nhiều phụ huynh khác trong hội trường cũng không đồng tình với cách dạy của cô giáo này vì cho đây là cách làm phản giáo dục, sẽ vô tình áp vào học sinh suy nghĩ "Khi người khác làm sai, mình phải bạo lực với họ".
Những tình huống trên đây không phải hiếm gặp trong cuộc sống, nhất là môi trường giáo dục như trường học. Người lớn đôi khi chỉ tập trung dạy những điều xa vời, cao siêu, đòi hỏi các em phải thế này hoặc thế kia. Họ quên mất rằng những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt ấy cũng góp phần hình thành nhiều thói xấu cho các em. Học sinh, nhất là cấp tiểu học như những trang giấy trắng. Đẹp hay xấu đều do người lớn vẽ nên. Đôi khi những cái xấu lại được vẽ lên từ cách giáo dục "vô tình" ấy.
Theo Phạm Anh
Pháp luật TPHCM
Ngôi trường tra tấn sinh viên để trừng phạt Hầu hết các nam sinh viên bị ám ảnh bởi những quy tắc khắc nghiệt như vắng mặt, hút thuốc, nói chuyện sau giờ quy định ngủ,.... Nếu vi phạm, họ sẽ bị phạt với những trận đòn roi để lại vết thương khủng khiếp. Một trường học võ thuật tại Hà Nam đã bị lên án gay gắt, vì những hình ảnh...