Chưa có chỉ định tiêm vaccine lao để phòng Covid-19
PGS-TS Nguyễn Viết Nhung nhấn mạnh, hiện nay trên thế giới chưa có bất kỳ chỉ định nào về tiêm vaccine BCG để phòng Covid-19.
Ảnh minh họa
Ngày 26-4, Bộ Y tế cho biết, trong ngày cả nước tiếp tục không có ca mắc mới Covid-19 và là ngày thứ 10 liên tiếp không ghi nhận dịch bệnh nguy hiểm này lây nhiễm trong cộng đồng. Hiện nay, số người mắc Covid-19 tại Việt Nam vẫn là 270 trường hợp. Đến thời điểm này, Việt Nam đã có 225/270 bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh.
Mới đây, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế đã giao Bệnh viện Phổi Trung ương kết hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nghiên cứu đề xuất triển khai đánh giá vai trò của vaccine phòng chống lao BCG trong phòng chống Covid-19 tại Việt Nam.
Về nhiệm vụ này, PGS-TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, cho biết BCG là vaccine phòng chống lao rất lâu đời và được sử dụng phổ biến trên thế giới. Hiện nay, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp và dựa trên các bệnh nhân đã mắc, một số nghiên cứu quan sát cho thấy những nước có chính sách sử dụng vaccine BCG phổ cập dường như ít bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Tuy nhiên, cho tới giờ vẫn chưa có bằng chứng nào khẳng định vaccine BCG có thể phòng Covid-19 và đây là vấn đề nóng đang được nghiên cứu tìm hiểu tại một số nước như Hà Lan, Australia, Pháp, Nam Phi.
Video đang HOT
PGS-TS Nguyễn Viết Nhung cho biết, sau khi được Bộ Y tế giao nhiệm vụ, Bệnh viện Phổi Trung ương đã thảo luận và đề xuất Bộ Y tế hướng nghiên cứu.
Thứ nhất, Việt Nam tham gia nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng phối hợp với Pháp và Campuchia đánh giá xem vaccine BCG có tác dụng với phòng Covid-19 cho người có nguy cơ cao là cán bộ y tế hay không. Với cách thức tính mẫu, dự kiến, Việt Nam có thể thu nhận 800 mẫu, Campuchia thu nhận 400 mẫu, tại Pháp là 1.000 mẫu.
Thứ hai là nghiên cứu khảo sát trên các ca mắc Covid-19 tại Việt Nam. Dựa trên những người này, chúng ta thử khảo sát xem mối liên quan giữa vaccine BCG với người mắc Covid-19, đồng thời khảo sát cả những người tiếp xúc gần với người mắc Covid-19 nhưng không nhiễm virus SARS-CoV-2. Mối liên quan ấy được thể hiện xem người mắc bệnh nặng hay nhẹ và trường hợp nặng có phải do không tiêm vaccine BCG hay không. Đây là một trong những khảo sát có thể làm nhanh để có kết quả ban đầu trước khi làm thử nghiệm lâm sàng lớn hơn.
Tuy nhiên, PGS-TS Nguyễn Viết Nhung cũng nhấn mạnh, hiện nay trên thế giới chưa có bất kỳ chỉ định nào về tiêm vaccine BCG để phòng Covid-19.
* Ngày 26-4, trước thông tin phản ánh về những khuất tất trong việc đầu tư mua sắm hệ thống Real-time PCR (RT-PCR) xét nghiệm tự động SARS-CoV-2 tại một số địa phương, Bộ Y tế đã có công văn gửi các đơn vị trực thuộc bộ và Sở Y tế các tỉnh, thành phố cũng như một số bệnh viện tư nhân đề nghị báo cáo kết quả mua sắm hệ thống RT-PCR thời gian qua.
Nội dung báo cáo (bao gồm tất cả hợp đồng đã được ký kết từ ngày 1-3-2018 đến 29-2-2020) gồm: quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt; quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu; hợp đồng mua bán giữa các bên, tài liệu về thông số, tính năng kỹ thuật của hệ thống; catalogue của thiết bị chính và các thiết bị thành phần, chụp ảnh các thiết bị gửi về Bộ Y tế trước ngày 28-4.
QUỐC KHÁNH
Tìm mối liên quan giữa vaccine BCG trong phòng, chống bệnh Covid-19
Việt Nam sẽ nghiên cứu để tìm mối liên quan giữa vaccine BCG trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Kết quả nghiên cứu bước đầu của nhóm chuyên gia Mỹ và Ireland cho thấy, những nước nào có chương trình tiêm đại trà vaccine BCG ngừa bệnh lao thì có ít bệnh nhân chết vì đại dịch Covid-19 hơn. Trước những kết quả nghiên cứu ban đầu này, Bộ Y tế nước ta đã giao cho Bệnh viện Phổi Trung ương chủ trì phối hợp với một số đơn vị khác sẽ tiến hành thử nghiệm tiêm vaccine BCG cho các nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch để phục vụ đề tài nghiên cứu.
Việt Nam sẽ nghiên cứu để tìm mối liên quan giữa vaccine BCG trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19. (Ảnh minh họa: KT)
Dù các nhà khoa học trên thế giới chưa có kết luận cuối cùng, nhưng Bộ Y tế và các chuyên gia Việt Nam đang rất quan tâm tới mối liên quan giữa việc tiêm vaccine BCG ngừa bệnh lao với hiệu quả phòng chống bệnh Covid-19. Bởi lẽ, vaccine BCG được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng ở nước ta từ năm 1984 và từ lâu Việt Nam đã sản xuất được vaccine này. Hiện vaccine BCG vẫn đang được tiêm miễn phí thường xuyên hàng tháng tại tất cả các điểm tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi.
Theo TS. Lê Kiến Ngãi, Trưởng khoa Phòng ngừa và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương, Việt Nam hoàn toàn có thể thể nghiên cứu về hiệu quả của vaccine BCG trong phòng chống Covid-19 dựa trên việc đối chứng giữa các trường hợp dương tính với virus SARS COV2 và những người thuộc diện F1 tiếp xúc gần với các ca bệnh này.
"Giả thiết này cần phải kiểm chứng bằng các nghiên cứu, nhưng tôi cho rằng Việt Nam hoàn toàn có thể nghiên cứu được dựa trên số người đã được tiêm vaccine BCG rất đông. Cùng với đó có thể đánh giá được trong số những ca mắc Covid-19 thì có bao nhiêu người đã từng được tiêm vaccine BCG và có thể đối chiếu với nhóm F1, không chuyển thành ca bệnh sau 14 ngày, chắc chắn việc này có thể nghiên cứu được", TS. Lê Kiến Ngãi nói.
Trên thế giới hiện đã có ít nhất 6 quốc gia đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng tiêm vaccine BCG cho các nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch và người cao tuổi để đánh giá mối liên quan giữa vacccine BCG và bệnh Covid-19.
GS. TS. Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, tới đây tại nước ta cũng sẽ có khoảng 800 người gồm y bác sĩ tuyến đầu chống dịch và người tiếp xúc gần với ca bệnh dương tính, được tiêm thử nghiệm vacccine BCG để phục vụ nghiên cứu.
"Vaccine BCG không đủ khả năng bảo vệ con người không bị mắc Covid-19. Nó chỉ giúp cho việc hạn chế các ca bệnh nặng. Giả thiết này chưa được khẳng định. Việt đang chuẩn bị thử nghiệm lâm sàng đối với thầy thuốc tiêm lại vaccine BCG xem có tác dụng gì không. Bộ Y tế đã giao cho bệnh viện của chúng tôi nghiên cứu; đồng thời phối hợp với các chuyên gia Pháp để nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng sớm", GS. Nguyễn Viết Nhung cho biết thêm.
Theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, tại nước ta vaccine BCG do Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC) sản xuất, ở dạng đông khô, đóng gói 10 liều/lọ, đi kèm lọ dung môi để pha hồi chỉnh khi dùng. Trong giai đoạn 1984-1988, tỷ lệ tiêm vaccine này tại Việt Nam dao động từ 48,1% đến 85,7%.
Từ năm 1989, tỷ lệ tiêm đã tăng lên trên 90% và được duy trì liên tục đến nay, trung bình từ 1,5 đến 1,8 triệu trẻ được tiêm chủng phòng bệnh mỗi năm. Như vậy, đã có khoảng 44 triệu người Việt Nam sinh ra từ năm 1989 đến nay đã được tiêm vaccine BCG./.
Văn Hải
Chưa có bằng chứng khẳng định vaccine phòng lao có thể chống Covid-19 Các nghiên cứu quan sát trên thế giới cho thấy, những nước có chính sách sử dụng vaccine phòng chống lao - BCG phổ cập dường như ít bị ảnh hưởng bởi Covid-19. PGS,TS Nguyễn Viết Nhung nhận định, đây là vấn đề nóng, các nhà nghiên cứu thế giới và Việt Nam cũng đang đi tìm hiểu. Tuy nhiên, hiện nay chưa...