Chưa chính thức bỏ cộng điểm, học sinh vẫn căng thẳng thi nghề
Chủ trương bỏ cộng điểm chứng chỉ nghề trong tuyển sinh vào lớp 10 vẫn là dự thảo của Bộ Giáo dục – Đào tạo, nên học sinh và phụ huynh ở Hà Nội vẫn rất căng thẳng với kỳ thi này.
Học sinh vẫn căng thẳng thi nghề để mong được cộng điểm vào lớp 10
Hôm nay (18.1), kỳ thi nghề phổ thông cấp THCS 2018 do Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Nội tổ chức bắt đầu diễn ra. Kỳ thi sẽ kéo dài đến ngày 21.1. Hà Nội có tới 224 hội đồng thi lý thuyết và 181 hội đồng thi thực hành, với 103.874 thí sinh dự thi. Đây là kỳ thi nghề phổ thông có quy mô lớn nhất của Hà Nội từ trước đến nay.
Học sinh sẽ hoàn thành 2 bài thi. Bài thi lý thuyết thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 45 phút, điểm hệ số 1. Bài thi thực hành, học sinh trình bày quy trình và làm sản phẩm, thời gian làm bài tối đa 90 phút, tính điểm hệ số 3.
Theo ghi nhận của phóng viên, đến thời điểm các tỉnh/thành đã và đang tổ chức thi nghề phổ thông cho học sinh, thì dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo vẫn đang trong thời gian xin ý kiến góp ý. Chính vì vậy, các nhà trường, học sinh và phụ huynh vẫn rất căng thẳng trong kỳ thi này.
Theo quy định về cộng điểm khuyến khích trong tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội nhiều năm gần đây thì học sinh có chứng chỉ nghề được cộng từ 0,5 – 1,5 điểm theo từng loại trung bình, khá, giỏi.
Video đang HOT
Với áp lực của kỳ thi vào lớp 10, chỉ có khoảng hơn 60% học sinh được vào học trường THPT công lập, chưa kể cuộc chạy đua vào những trường “top” trên, dành cho những học sinh có học lực khá giỏi lại càng “cam go” hơn. Vì thế, việc chênh nhau 0,5 điểm cũng khiến không ít học sinh phải từ bỏ ngôi trường mơ ước của bản thân, của gia đình. Những kỳ thi được cộng điểm khuyến khích lên tới 1,5 điểm như kỳ thi nghề khiến học sinh phải học ngày học đêm rất vất vả ôn thi để mong có chứng chỉ nghề đạt loại giỏi.
Một phụ huynh có con học lớp 9 một trường THCS ở Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, trước kỳ thi, giáo viên chủ nhiệm và nhà trường họp phụ huynh rồi liên tục nhắn tin nhắc nhở gia đình giám sát các con học thuộc lòng lý thuyết, luyện thi thực hành, thi thử mấy đợt tại trường… rất căng thẳng.
Nhiều phụ huynh lên các diễn đàn về giáo dục than thở về quy định gấp gáp của Bộ Giáo dục – Đào tạo, hầu hết ý kiến đều cho rằng lẽ ra Bộ phải công bố sớm thông tin chính thức về việc bỏ quy định cộng điểm khuyến khích để việc học và thi nghề trở về đúng giá trị của nó; học sinh không cần thiết phải ôn thi căng thẳng như vậy với mục đích không phải vì yêu thích môn nghề mà chỉ vì mục tiêu cộng điểm.
Như PV đã phản ảnh, việc dạy và học nghề trong trường phổ thông đã ngày càng bị biến tướng. Mặc dù quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo có tới 11 loại nghề khác nhau để học sinh lựa chọn phù hợp với năng lực, sở thích. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các trường đều “khuyến khích” học sinh chọn một nghề dễ dạy, dễ học và dễ… lấy điểm nhất.
Nhiều trường 100% học sinh chọn nghề tin học hoặc 100% học sinh chọn nghề làm hoa giấy, bất kể học sinh có thích hay không. Một phụ huynh có con học ở trường THCS thuộc Quận Thanh Xuân cho biết: “Cháu nhà tôi là con trai, chỉ thích học nghề mộc hoặc điện nhưng vì nhà trường ấn định là tất cả học sinh chọn nghề làm hoa giả nên cháu rất khổ sở, lúng túng trong quá trình học và ôn thi môn này”.
Trước đó, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ Giáo dục – Đào tạo), cho biết: dự thảo Quy chế tuyển sinh THCS và THPT bãi bỏ quy định Sở Giáo dục – Đào tạo quy định đối tượng và điểm cộng thêm cho từng loại đối tượng được hưởng chế độ khuyến khích.
Theo ông Thành, thực tế thời gian qua cho thấy, quy định này là một trong những nguyên nhân làm cho số lượng các cuộc thi dành cho học sinh ở địa phương nhiều, chồng chéo, gây áp lực cho học sinh, không nhận được sự đồng tình của xã hội. Việc cộng điểm khuyến khích không phải mục đích của việc dạy học nghề phổ thông.
Dự thảo trên còn tiếp tục xin ý kiến góp ý đến hết ngày 18.2, sau đó Bộ Giáo dục – Đào tạo sẽ chỉnh sửa để ban hành chính thức.
Theo TNO
Ngày 17.1, ông Võ Ngọc Đồng, Giám đốc Sở Nội vụ TP.Đà Nẵng, cho biết đã nhận được thông bá
Ngày 18-1, kỳ thi nghề phổ thông dành cho học sinh lớp 9 Hà Nội bắt đầu với quy mô lớn nhất từ trước tới nay.
Năm nay học sinh lớp 9 vẫn được cộng điểm thi nghề vào kết quả tuyển sinh lớp 10 THPT
Kỳ thi nghề phổ thông cấp THCS 2018 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 18 đến ngày 21/1 tại 224 hội đồng thi lý thuyết và 181 hội đồng thi thực hành trên địa bàn toàn thành phố với 103.874 thí sinh dự thi. Đây là kỳ thi nghề phổ thông có quy mô lớn nhất của Hà Nội từ trước đến nay.
Kỳ thi được yêu cầu thực hiện đúng quy chế thi của Bộ GD&ĐT, đảm bảo chính xác khách quan, đảm bảo 100% học sinh đã hoàn thành chương trình nghề phổ thông cấp THCS có nguyện vọng dự thi đều được dự thi lấy chứng nhận nghề phổ thông cấp THCS.
Học sinh sẽ hoàn thành 2 bài thi. Bài thi lí thuyết thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 45 phút, điểm hệ số 1. Bài thi thực hành, học sinh trình bày quy trình và làm sản phẩm, thời gian làm bài tối đa 90 phút, tính đểm hệ số 3.
Trước khi diễn ra kỳ thi, ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý các trưởng điểm coi thi, chấm thi nhận thức rõ tầm quan trọng của kì thi. Việc giáo dục nghề nghiệp là rất cần thiết cho học sinh phổ thông, có ý nghĩa lớn đối với chính sách an sinh xã hội của thành phố.
Trước đó, thông tin về việc bỏ quy định cộng điểm thưởng thi nghề vào kết quả xét tuyển lớp 10 THPT khiến nhiều phụ huynh băn khoăn. Tuy nhiên, đây mới chỉ là dự thảo đang được lấy ý kiến của Bộ GD-ĐT.
Việc bỏ điểm cộng nhằm mục đích giảm tải bệnh thành tích, thi cốt lấy điểm cộng chứ không vì mục tiêu học nghề.
Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng THPT Việt Đức cho rằng, nên để các trường nghề tự thay đổi, tìm kiếm công việc xã hội cần để tồn tại và phát triển thay vì dùng hình thức cộng điểm để khuyến khích học sinh học nghề.
Khi việc học nghề đáp ứng được xu hướng, yêu cầu phát triển của xã hội thì vẫn thu hút được học sinh tham gia, đồng thời trả lại đúng ý nghĩa, mục đích của đào tạo nghề.
Nhiều ý kiến nhất trí, bỏ đi quy định cộng điểm để quy định này không làm méo mó mục đích của dạy nghề phổ thông, thậm chí, phát sinh hiện tượng tiêu cực chạy điểm loại giỏi học nghề nhằm được cộng điểm tối đa khi xét tuyển.
Theo ANTĐ
Để kì thi nghề phổ thông đi vào thực chất Hơn 100.000 học sinh lớp 9 của Hà Nội sẽ dự thi kì thi nghề phổ thông cấp THCS được tổ chức vào ngày 18/1 tới. Đây là kì thi có quy mô lớn, được kì vọng sẽ đưa công tác giáo dục nghề nghiệp trong trường học đi vào thực chất hơn. ảnh minh họa Sáng 16/1, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ...