Chua chát “tiến sĩ 322″
Không ít tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài bằng học bổng từ ngân sách Nhà nước đã từ chối về làm việc tại các cơ quan cũ với lý do lương thấp, môi trường và điều kiện làm việc không thuận lợi.
Ba năm sau khi làm tiến sĩ (TS) tại Pháp theo diện học bổng 322 (học bổng đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước), mức lương giảng viên của anh T. tại một trường ĐH chuyên về công nghệ lớn của Hà Nội chỉ khoảng 3 triệu đồng/tháng. Dù vậy, anh T. vẫn quyết định ở lại trường cũ làm giảng viên, bỏ qua nhiều lời mời hấp dẫn của các công ty trong và ngoài nước.
Lương tiến sĩ chỉ đủ thuê nhà
Tuy nhiên, không phải ai cũng chịu làm như anh T. Anh P., một TS theo diện học bổng 322 của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết phần lớn TS diện 322 trở về trường sau khi hoàn tất khóa học ở nước ngoài nhưng cũng có người dứt khoát ra đi với lý do thu nhập và môi trường làm việc không phù hợp. Một TS diện 322 cho biết ngay sau khi nhận bằng TS, anh trở về trường cũ với nhiều tâm huyết, đưa ra nhiều cải tiến trong việc dạy và học nhưng đều bị lãnh đạo khoa “chặn” lại với nhiều lý do khác nhau. “Những ấp ủ không thành hiện thực đã khiến tôi chán nản nên nghỉ dạy. Tôi nghỉ dạy vì môi trường làm việc chứ không phải vì lương” – TS này cho biết.
Ngoài môi trường làm việc, với nhiều người, thu nhập là lý do để họ quyết định chọn nơi làm việc. Một TS từng là giảng viên của một trường ĐH khá danh tiếng cho biết anh phải “tự giải thoát” cho mình. Gần một năm sau khi về nước, với mức lương TS chưa đến 3 triệu đồng/tháng, anh chỉ đủ trả tiền thuê phòng trọ và điện nước. Tuy nhiên, cũng có người chấp nhận mức lương thấp nhưng lại “chân trong, chân ngoài”. Sau khi về nước, một TS diện 322 ký hợp đồng giảng dạy dài hạn với trường cũ nhưng phần lớn thời gian, TS này lại dành cho việc chính ở công ty riêng. Đây là cách để khỏi phải hoàn trả học bổng được Nhà nước cấp trong hơn 3 năm học ở nước ngoài.
Video đang HOT
Để giữ chân các giảng viên trẻ được đào tạo ở nước ngoài, lãnh đạo nhiều trường ĐH phải tìm đủ cách để giảng viên của mình có thêm thu nhập. (Ảnh minh họa).
Vẫn sống tốt ở cơ quan cũ
Để giữ chân các giảng viên trẻ được đào tạo ở nước ngoài, lãnh đạo nhiều trường ĐH phải tìm đủ cách để giảng viên của mình có thêm thu nhập. Một TS của trường ĐH có thể coi là lớn nhất phía Bắc cho biết anh và một số đồng nghiệp vẫn ở lại trường vì có thể sống bằng nghề dạy. Ngoài tham gia nghiên cứu khoa học, các TS ở trường này còn được nhiều nơi mời giảng dạy. “Thu nhập từ tham gia giảng dạy các chương trình liên kết cũng không phải nhỏ. Ngoài ra, tôi còn có thể dạy thêm cho sinh viên của một số trường khác” – TS này cho biết. Với mức thù lao khoảng 500.000 – 600.000 đồng/tiết dạy, nếu so với mặt bằng chung, thu nhập của một TS chịu khó lên lớp cũng thuộc loại khá.
Nói về việc TS diện 322 bỏ nơi làm việc cũ sau khi học ở nước ngoài trở về, lãnh đạo một trường ĐH thẳng thắn: “Cơ chế và môi trường làm việc không tốt là lực cản lớn đối với sự trở về của nhiều giảng viên. Đây là vấn đề đã tồn tại nhiều năm và không dễ gì khắc phục. Tuy nhiên, cũng phải nói rắng nhiều giảng viên trẻ “ra đi” trong khi chưa cống hiến được bao nhiêu so với những gì họ đã được hưởng từ học bổng 322″. Vị lãnh đạo này cũng phân tích: Nhiều cử nhân tốt nghiệp khá giỏi chấp nhận vào trường làm giảng viên chỉ để được đi học nước ngoài. Hiện nay, làm luận án TS theo diện học bổng 322 dễ hơn rất nhiều so với họ phải tự tìm học bổng ở nước ngoài.
Từ năm 2000 đến hết 2010, đã có 4.590 người du học theo học bổng 322, trong đó có 2.268 TS. Đến nay, đã có 3.017 người về nước, trong đó có 1.074 TS, 984 thạc sĩ, 233 thực tập sinh và 726 sinh viên đại học. Nguồn: Cục Đào tạo với nước ngoài – Bộ GD-ĐT
50% lưu học sinh bồi hoàn kinh phí Ông Nguyễn Xuân Vang, Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài – Bộ GD-ĐT, cho biết đã có trên 50% sô lưu hoc sinh diện phai bôi hoan kinh phi đa thưc hiên bôi hoan cho Nhà nước. Tuy nhiên, theo ông Vang, Nhà nước cần sửa đổi quy định về bồi hoàn kinh phí vì có nhiều lưu học sinh không vê cơ quan cu nhưng lại chuyên sang cơ quan Nha nươc khac làm việc. Như vậy, họ cũng phuc vu Nha nươc nên vấn đề bồi hoàn phải tính khác. Trong quy hoạch phát triển nhân lực đến năm 2020, cần hơn 75.800 giảng viên ĐH, trong đó có 14.283 TS và khoảng 38.000 thạc sĩ. Với mục tiêu này, số người được cử đi học tại nước ngoài trong những năm tới sẽ tăng nhiều. Về việc đổi mới môi trường làm việc để giữ chân người tài, ông Vang cho rằng đây la môt thách thức đối với cơ quan sư dung lao đông. Để làm được việc này, các cơ quan sử dụng lao động phải tạo ra chinh sach hoăc môi trương lam viêc hâp dân. Đến lúc nào đó, các cơ quan Nhà nước cũng sẽ phải canh tranh nhau đê có cán bô tôt. Khi đó, ngươi tai mới se co điêu kiên lam viêc tôt hơn.
Theo NLĐO
Giáo viên không dám lấy vợ vì lương thấp
Đó là chia sẻ của một nam giáo viên với PV khi được hỏi về công việc hiện tại...
Tất bật trong cái nghèo
Cô giáo Đinh Thu Hiền (giáo viên một trường THCS ở Vĩnh Phúc) đi làm đã 8 năm. Lúc đó may mắn cô thi được vào công chức rồi dạy học tại một trường cấp 2 gần nhà. Lúc đầu lương chỉ có 650.000đ kể cả tiền lương và phụ cấp các loại. Sau 8 năm đi làm, kể cả tiền thâm niên nghề nghiệp, tiền đứng lớp, tiền dạy thêm giờ, thu nhập hàng tháng của cô khoảng gần 3 triệu đồng.
Số tiền đó không đủ để trang trải cuộc sống với hai con nhỏ và bố mẹ già, cô Hiền buộc phải nhận thêm mấy sào ruộng của anh em họ hàng về làm thêm cho có đồng ra đồng vào. Sáng mở mắt ra là lợn gà cám bã, cơm nước xong xuôi cho con cái, rồi tất bật đến trường dạy. Chiều nào không lên lớp thì ra đồng làm, hoặc lại lụi cụi ngoài ao. Tối đến cơm nước cho con xong lại cuống cuồng soạn giáo án.
Nghề giáo viên vất vả hơn khi vừa dạy, vừa dỗ các em
"Nhiều khi thiếu thốn, cũng đã nghĩ đến chuyện mở sạp rau bán ngoài chợ, có khi thu nhập lại cao hơn nhiều. Nhưng cứ nghĩ đến búa rìu dư luận khi mình bỏ nghề dạy học đi buôn, lại thôi. Trong môi trường giáo viên, mình cũng sẽ được nhìn nhận tốt hơn so với những ngành nghề khác. Với lại khó khăn là thế, nhìn xuống cũng có nhiều người không được như mình mà họ vẫn sống được. Thôi thì đã theo cái nghề này cũng phải cố thôi", cô giáo Đinh Thu Hiền trầm ngâm.
Thầy Nguyễn Sơn Hải là giáo viên trường Tiểu học Phạm Công Bình, Vĩnh Phúc. Ra trường và đi dạy đã hơn 1 năm. Với mức lương 1,2 triệu đồng/tháng, thầy giáo trẻ này đã không dám... cưới vợ. "Em có người yêu từ thời sinh viên, hứa hẹn ra trường công việc ổn định sẽ cưới. Nhưng đi làm, lương quá thấp, không đủ tiền tiêu vặt và tiền xăng xe đi lại, vẫn phải ăn cơm của bố mẹ, nên không có tiền cưới vợ.
Công việc không quá vất vả, nhưng con trai phải làm trụ cột gia đình. Nếu chỉ với những mức lương thế này, em không biết xoay sở ra sao", thầy giáo Nguyễn Sơn Hải chia sẻ.
Giữ hình ảnh người thầy
"Nhiều khi con cái hư nhưng các bậc phụ huynh lại nhất định bênh vực, bao che, cho là cô giáo trù úm, đến khi có chuyện đáng tiếc xảy ra thì đã muộn. Lại có những gia đình cho rằng, việc giáo dục, dạy dỗ là của nhà trường nên giao phó cho thầy cô, đến khi con sa ngã vào những thói tật xấu thì lại đổ lỗi cho nhà trường. Tất nhiên, giáo viên không né tránh trách nhiệm giáo dục của mình, nhưng nhất thiết phải có sự kết hợp của cả gia đình, chứ không thể đặt cả gánh nặng này lên thầy cô giáo". Cô Vũ Thị Liên (trường THPT Hòa Bình, Hòa Bình)
Là giáo viên có thâm niên gần 30 năm, cô Lê Thị Huyền, trường THCS Hội Xá, Gia Lâm, Hà Nội tâm sự: Trước đây giáo viên sau giờ lên lớp vẫn lội ruộng bì bõm. Giờ cuộc sống khá hơn, nghề giáo cũng không thể giàu. Cái khó cái khổ của nghề giáo còn là lúc nào cũng phải giữ hình ảnh của mình. Giáo viên có ghê gớm mấy ra chợ cũng không thể to tiếng mặc cả, về nhà cũng không thể to tiếng cãi vã với ai. Lúc nào cũng phải chuẩn mực, nhất là những cô giáo làng.
Cô Vũ Thị Liên, trường THPT Hòa Bình, Hòa Bình cho rằng áp lực công việc nào cũng có. Công việc của giáo viên có đối tượng tiếp xúc là trẻ trong độ tuổi đến trường, nhất là ở cấp 2, cấp 3, tuổi mới lớn khiến cho các em dễ có những suy nghĩ, hành động bất thường, thể hiện cá tính mạnh mẽ, thích học theo người lớn nhưng lại vẫn nông nổi kiểu trẻ con.
Chính điều này làm cho công việc giảng dạy của giáo viên vừa thú vị hơn, nhưng cũng vất vả hơn khi phải vừa dạy vừa dỗ các em. Nếu chỉ đơn giản làm tròn trách nhiệm giảng dạy thôi cũng đã không đơn giản, mà trong tương tác với học sinh, giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm, còn phải làm sao để các em biết lắng nghe, tôn trọng, tin tưởng và sẵn sàng chia sẻ với mình.
Đây là một áp lực rất lớn, không phải ai khác mà chính người giáo viên tự đặt ra cho mình, và phải làm được bằng chính tấm lòng, tình cảm của mình.
Theo BĐVN
Lương thấp, SV giỏi không mặn mà làm giảng viên Năm học nào các trường đại học cũng thông báo tuyển giảng viên với số lượng không nhỏ từ vài chục đến vài trăm chỉ tiêu. Tuy nhiên, các trường rất khó tuyển vì nhiều sinh viên giỏi "chê" làm giảng viên. Khó tuyển Mỗi năm trường ĐH Mỏ Địa chất tuyển khoảng gần 100 giảng viên vào nhiều chuyên ngành khác nhau...