Chùa Bà Đanh là chùa nào, ở đâu?
Câu thành ngữ ‘Vắng như chùa Bà Đanh’ cực kỳ quen thuộc, nhưng chùa Bà Đanh ở đâu, có đặc biệt vắng vẻ hay không…
là điều không phải ai cũng biết.
Chắc hẳn đa số người Việt Nam nghe đến tên ngôi chùa này qua câu thành ngữ “Vắng như chùa Bà Đanh”. Hễ muốn nhấn mạnh về sự vắng vẻ của một địa điểm nào đó, người ta thường sử dụng câu này.
Chùa Bà Đanh ở đâu?
Chùa Bà Đanh còn có tên là Bảo Sơn tự, nằm tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam, cách thành phố Phủ Lý gần 7km. Nó được xem là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất Hà Nam nói riêng và của miền Bắc nói chung.
Chùa Bà Đanh nằm trên khu đất rộng khoảng 10ha ở nơi sơn thủy hữu tình, ba mặt có dòng sông Đáy bao quanh. Khuôn viên chùa có nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật với gần 40 gian nhà lớn nhỏ.
Chùa Bà Đanh nằm tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam. (Ảnh: Quang Nam/Phatgiao.org.vn)
Ngôi chùa được cho là xây dựng từ thế kỷ thứ 7, ban đầu rất nhỏ. Đến thời vua Lê Thánh Tông (thế kỷ 15), chùa Bà Đanh được mở rộng và xây dựng to đẹp như hiện nay. Chùa thờ Pháp Vũ – một trong Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện – các vị Phật có nguồn gốc từ các nữ thần trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam gồm Mây, Mưa, Sấm, Chớp).
Ngoài tượng chư Phật và chư Bồ tát, chùa Bà Đanh còn có tượng Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Thái Thượng Lão Quân và đặc biệt là tượng Bà Chúa Đanh được tạc theo tư thế tọa thiền trên chiếc ngai đen bóng, khuôn mặt đẹp, hiền từ và gần gũi. Bà Chúa Đanh là hiện thân của Pháp Vũ, vị thần mưa.
Năm 1994, chùa Bà Đanh được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể Thao – Du Lịch) cấp bằng Di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 2007, UBND tỉnh Hà Nam phối hợp với Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch đầu tư gần 20 tỷ đồng để tôn tạo và nâng cấp chùa.
Video đang HOT
Vì sao nói ‘Vắng như chùa Bà Đanh’?
Người dân địa phương giải thích về tên gọi chùa Bà Đanh như sau, ngôi chùa này thờ vị nữ thần linh thiêng trông coi việc điều khiển mưa gió, giúp dân trừ lũ lụt, đem lại mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu (vị thần này chính là Pháp Vũ như đã nói ở trên). Chùa được xây dựng ở làng Đanh nên được gọi là “chùa Đức Bà làng Đanh”, sau gọi tắt là chùa Bà Đanh.
Về câu thành ngữ “Vắng như chùa Bà Đanh”, cách giải thích được nhiều người chấp nhận nhất là: Do chùa Bà Đanh nằm ở vị trí xa dân cư, ba mặt là sông, lối đi duy nhất dẫn vào chùa lại qua rừng rậm, có thú dữ nên ít ai dám vào. Cách đến chùa an toàn là chèo thuyền qua sông Đáy. Do đi lại bất tiện nên chùa vắng vẻ, ít khách hành hương.
Ngày nay, chùa Bà Đanh không còn vắng mà là một điểm du lịch nổi tiếng. Chùa Bà Đanh cùng với đền Trúc, Ngũ Động Thi Sơn, khu du lịch sinh thái Tam Chúc, Bát cảnh Tiên hợp thành một tua du lịch kết hợp cả đường thủy và đường bộ rất hấp dẫn du khách.
Ánh Nguyệt (Tổng hợp)
Khám phá ngôi chùa 'vắng vẻ' nhất đất Việt, ai cũng biết tên nhưng ít người đến
Ngôi chùa nằm cách thành phố Phủ Lý, Hà Nam khoảng 7km.
Hầu hết mọi người đều đã từng ít nhất một lần nghe qua câu "vắng như chùa Bà Đanh", thế nhưng người thật sự đặt chân đến địa danh được người dân cả nước nhắc đến này thì không nhiều.
Bà Đanh không chỉ là một ngôi chùa xuất hiện qua câu nói cửa miệng nổi tiếng của người Việt, mà còn là một ngôi chùa đẹp, cổ kính bậc nhất tỉnh Hà Nam và khu vực miền Bắc nói chung.
Ngôi chùa gắn với câu cửa miệng "vắng như chùa Bà Đanh". (Ảnh: dimotngaydang)
Chùa Bà Đanh còn có tên gọi khác là Bảo Sơn Tự. Tọa lạc ở thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam, ngôi chùa sở hữu diện tích khoảng 10 ha giữa cảnh sơn thủy hữu tình.
Chùa Bà Đanh Hà Nam được bao bọc trong không gian yên bình, tĩnh lặng. (Ảnh: mailien249)
Ngôi chùa ban đầu được hình thành với diện tích khá khiêm tốn vào thế kỷ VII, dần được mở rộng ra như hiện tại từ thời vua Lê Thánh Tông. Khuôn viên chùa là tổng thể gồm nhiều công trình mang đậm kiểu dáng kiến trúc nghệ thuật Bắc bộ, với gần 40 gian nhà lớn nhỏ.
Chùa thờ Tứ Pháp là tín ngưỡng Tứ Phủ bao gồm: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. (Ảnh: blue.nomad)
Từng lớp ngói, viên gạch và kiến trúc trang trí ở chùa đều toát lên vẻ cổ kính, nghiêm trang và đầy thanh tịnh của một nơi thờ tự linh thiêng với bề dày lịch sử hàng trăm năm.
Từng góc chùa đều toát lên vẻ hoài cổ. (Ảnh: chiile.chiile)
Đó là cánh cổng tam quan trầm mặc với bậc tam cấp trải dài, lặng im nấp sau vườn hoa nhài, mẫu đơn, cùng câu cau khẳng khiu bao bọc xung quanh. Các dãy hành lang, cánh cửa, cột kèo được làm bằng gỗ với họa tiết dân gian đặc sắc. Khung cảnh hoài cổ bao trùm từng ngóc ngách trong chùa Bà Đanh như càng khắc họa thêm cho sự vắng lặng, tĩnh mịch tại đây.
Không gian tĩnh lặng ở chùa rất thích hợp với những ai không thích chen chúc tại các điểm đông người. (Ảnh: dundun.10)
Tên gọi Bà Đanh được cho là xuất phát từ truyền thuyết địa phương, chùa thờ nữ thần thiên nhiên giúp mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu nên người dân gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, sau gọi tắt là chùa Bà Đanh.
Ngôi chùa gắn với nhiều câu chuyện truyền miệng mang màu sắc kỳ ảo. (Ảnh: phuongseol)
Từ lâu, chùa Bà Đanh đã luôn gắn liền với nhiều câu chuyện truyền miệng mang tính huyền bí. Người xưa thường kể lại rằng, Bà Đanh là ngôi chùa rất linh thiêng, khách qua đường nếu dám cười cợt hay có bất kỳ hành động, câu nói bất kính đều sẽ bị trừng phạt nặng nề. Vì vậy, nhiều người lo sợ không giữ được lời ăn tiếng nói sẽ bị quở trách nên không dám đến gần chùa.
Chính sự thưa thớt khách tham quan càng tăng thêm vẻ rêu phong, nghiêm trang nơi cổ tự. (Ảnh: phuongseol)
Một cách giải thích khác được nhiều người đồng tình hơn đó là sự thưa thớt du khách ở chùa Bà Đanh bắt nguồn bởi vị trí địa lý. Chùa nằm ở nơi u tịch, xa dân cư, ba mặt giáp sông, một mặt là rừng rậm chắn lối, cách tiếp cận duy nhất đến chùa là chèo thuyền qua sông Đáy có phần bất tiện. Chính những điều ấy khiến người hành hương ít viếng thăm nơi này.
Ngày càng có nhiều du khách tò mò tìm đến chùa Bà Đanh để tham quan. (Ảnh: harley_quyenn)
Trải qua hàng trăm năm, cùng với sự phát triển của du lịch, chùa Bà Đanh hiện cũng không còn quá vắng vẻ, hiu quạnh như trước. Ngày càng có thêm nhiều du khách thập phương tìm đến chùa Bà Đanh để viếng bái, tham quan và tận hưởng sự thanh bình, tĩnh mịch hiếm khó ở một ngôi cổ tự linh thiêng.
Đặc biệt, nếu đến đây vào tháng 2 âm lịch hằng năm, du khách sẽ được hòa mình vào không khí lễ hội vô cùng náo nhiệt.
Khung cảnh trái ngược giữa 2 phố đi bộ của Thủ đô Nếu cuối tuần phố đi bộ Hồ Gươm náo nhiệt, ồn ào thì phố đi bộ Trịnh Công Sơn lại rất vắng vẻ, đìu hiu... Tuyến phố Đinh Tiên Hoàng nườm nượp người đến vui chơi Tuyến phố Tràng Tiền náo nhiệt về đêm Phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ, Hà Nội) được xây dựng từ tháng 5/2018 với kỳ...