‘Chưa ai hỏi bọn trẻ muốn gì trong ngày khai giảng’

Theo dõi VGT trên

Nhà báo Trương Anh Ngọc cho rằng ngày khai giảng mất đi ý nghĩa vì không ai muốn tìm hiểu xem bọn trẻ muốn gì, thích gì.

Sắp đến ngày khai giảng 5/9, nhiều người đặt câu hỏi có cần nữa không ngày khai giảng khi hiện nay, ngày khai trường lại không phải là ngày đầu tiên học sinh tới trường. Nhà báo Trương Anh Ngọc đã có cuộc trò chuyện xung quanh vấn đề này.

- Sau khi nêu quan điểm “Nên dẹp ngày khai giảng vì không còn ý nghĩa như xưa”, ông đã nhận những ý kiến phản hồi như thế nào?

- Tôi nhận được rất nhiều ý kiến đồng tình và chia sẻ.

Một số ý kiến khẳng định rằng, đúng là cần phải xem xét lại việc học trước rồi mới khai giảng sau, bởi việc tổ chức ngày khai giảng theo kiểu hình thức như những năm qua không chỉ tạo ra sự mệt mỏi cho các cháu, mà còn có thể khiến các cháu mất đi sự hứng khởi và niềm vui đến trường.

Chưa ai hỏi bọn trẻ muốn gì trong ngày khai giảng - Hình 1

Ngày khai giảng không ít học sinh phải ngồi nắng.

Một số ý kiến nói rằng cần phải giữ ngày khai giảng vì đó là truyền thống và thiêng liêng, nhưng không nên tổ chức theo kiểu hình thức như hiện tại nữa, mệt mỏi, tốn kém và không còn nhiều ý nghĩa thực sự nữa.

Tôi nghĩ rằng ý kiến của mình được đặt ra theo hướng khá sốc, là nếu không còn đảm bảo được ý nghĩa thực tế của ngày khai giảng nữa, và ngày khai giảng không còn là ngày đầu tiên đi học nữa, thì nên dẹp nó đi.

Chữ “dẹp” nghe thật thô bạo và thậm chí ảnh hưởng lớn đến nhiều người, vốn cho rằng, ngày này không thể bỏ được, dù với bất cứ lý do gì.

Ý kiến này tác động khá mạnh lên nhiều người, và đương nhiên, có cả những ý kiến trái chiều.

- Khi có nhiều ý kiến phản đối, ông có cảm thấy buồn không?

- Tôi thấy thế là bình thường, bởi ngoài một số người không hiểu thực sự điều tôi muốn nói đến, là hãy trả lại cho ngày khai giảng ý nghĩa của nó và hãy để ngày hè của trẻ là những ngày bọn trẻ được nghỉ và được chơi, thay vì ta ăn cắp những ngày đó của chúng vì đủ mọi lý do khác nhau, thì có không ít người vẫn bảo vệ quan điểm là cho trẻ đến trường sớm cũng tốt.

Họ nói rằng trẻ con phải đến trường vào đầu tháng 8 để ôn bài, để tổ chức lớp và để tập khai giảng. Họ nói là cần cho trẻ đi học sớm, vì ở nhà không ai trông được.

Một số ý kiến khác lại nói, nếu không học trước thì làm sao theo được chương trình về sau.

Chưa kể, có một vài người mới chỉ đọc được chữ “dẹp khai giảng” là nhảy vào công kích tôi ngay, trong khi chưa hề đọc các lập luận của tôi về việc cần phải xem xét lại việc tổ chức ngày này như thế nào, và đừng “ăn cắp” những ngày hè của trẻ nữa…

Tóm lại, có khá nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Chưa ai hỏi bọn trẻ muốn gì trong ngày khai giảng - Hình 2

Nhà báo Trương Anh Ngọc.

- Có nhiều ý kiến cho rằng ông không hiểu về chương trình giáo dục, không hiểu về kế hoạch giảng dạy trong năm học nên mới phát biểu như thế?

Video đang HOT

- Tôi không phải là nhà giáo dục, nhưng tôi là một công dân, và là một công dân, thì tôi cũng có quyền đặt ra câu hỏi ngược lại cho ngành giáo dục.

Chúng ta đã tiến hành cải cách giáo dục trong rất nhiều năm, chi phí cho ngân sách giáo dục cũng không hề nhỏ, vậy tại sao ngành giáo dục không thể có một phương cách nào đó về kế hoạch và chương trình học tập để không chỉ giảm tải cho các em, tạo cho các em sự hăng say học tập và gắn bó với kiến thức, mà lại còn bắt các em đi học từ trong những ngày hè, khi mùa hè của các em còn chưa kết thúc?

Tại sao ngành không thể bớt đi những yếu tố mang tính hình thức trong các ngày khai giảng để tập trung vào điều cần thiết hơn, thực tế hơn, là kích thích trong trẻ sự ham mê đến trường?

Và ngành có hiểu được rằng, việc cho học trước cả tháng rồi mới khai giảng chính là ngành đang làm giảm ý nghĩa của ngày khai giảng không, trong khi đó phải là ngày mà bọn trẻ mong muốn đến trường nhất, vì là dịp để chúng gặp lại bạn bè, thầy cô sau ba tháng hè?

- Nhận nhận định cho rằng rằng ngày khai giảng hiện nay không còn có ý nghĩa thực sự như ngày xưa nữa của ông liệu có cảm tính không?

- Nếu nói tôi cảm tính hay không thì chỉ cần hỏi các bậc phụ huynh xem họ có cùng chia sẻ điều đó với tôi không.

Tôi không tin rằng những người có con đang đi học và sắp đến ngày khai giảng lại không so sánh với chính ngày khai giảng của họ của thời họ còn cắp sách đến trường.

Thời chúng tôi khác bây giờ, ba tháng hè là đúng ba tháng hè và ngày khai giảng chính là ngày đầu tiên đến trường.

Những ngày trước khai giảng, tôi bồn chồn và hồi hộp lắm, chỉ mong đến trường. Và cảm giác của ngày đầu tiên của năm học mới từ bao năm đã qua rồi, tôi vẫn không thể quên, mừng lắm, sung sướng lắm, vui vẻ lắm và háo hức lắm.

Bây giờ, cảm xúc ấy liệu có còn với trẻ không? Chưa thấy ai đặt ra câu hỏi ấy. Chưa thấy ai tìm hiểu xem bọn trẻ muốn gì trong ngày khai giảng. Chưa có ai từng quan tâm đến chúng thích làm gì.

Chỉ có người lớn muốn làm gì đó, muốn tổ chức điều gì đó, nghĩ rằng họ làm thế là vì bọn trẻ, trong khi trên thực tế, họ chỉ quan tâm đến bản thân mình muốn gì.

Đừng tưởng tổ chức khai giảng hoành tráng, trống đánh tùng tùng và bóng bay thả khắp nơi cùng các màn biểu diễn văn nghệ là trẻ thích đến trường, thích học hành.

Việc đó không hẳn nằm ở ngày khai giảng, mà nằm trong cả năm học, trong chương trình học, trong cách giảng dạy của thầy cô giáo, trong các giờ ngoại khóa, trong những hoạt động chung với nhau ở sân trường…

Có ích gì nếu bọn trẻ có được một ngày khai giảng đầy hình thức, với những bức ảnh đẹp chụp bọn trẻ quần áo xúng xính, những bài diễn văn hay ho và xúc động, nhưng chúng phải tập đến khổ những ngày trước đó, và rồi cả năm học là những cuộc chạy đua theo chương trình học, chạy đua theo thành tích, rồi học thêm. Vậy thì đấy là học hay là khổ?

- Phải chăng thực tế đi học trước, khai giảng sau khiến ông cảm thấy ngày khai giảng đã không còn ý nghĩa với trẻ?

- Đúng vậy. Tôi chưa thấy nước nào giống Việt Nam mình, là đi học trước rồi mới khai giảng.

Làm thế là không chỉ khiến bọn trẻ không được hưởng hết kỳ nghỉ hè như lẽ ra chúng phải có, mà còn là một trong những cách dễ dàng nhất để giết chết sự hứng khởi và hào hứng đến trường của trẻ. Chúng đủ khôn để hiểu rằng, ngày khai giảng hóa ra cũng chỉ là hình thức.

- Nhưng bản thân phụ huynh cũng mong muốn con được trở lại trường sớm để có người “trông con” để đi làm, thưa ông?

- Nhà trường không phải là nơi giữ trẻ thay các gia đình được. Hè nào cũng đến sau các năm học, tức là đấy là chuyện luôn xảy ra theo quy luật.

Nếu các gia đình không biết cách nào để trông trẻ, để làm cho trẻ bận rộn thực sự trong ngày hè bằng các hoạt động về văn hóa và thể thao, giải trí, mà chỉ tìm cách ném cho chúng những cái smartphone và chờ ngày trở lại trường để đẩy chúng vào đó, coi như đó là nơi trông trẻ hộ họ, thì đấy là sự thất bại của giáo dục trong gia đình.

- Ký ức của ông về ngày khai giảng khi xưa như thế nào?

- Đó là ngày khai giảng không có những bài diễn văn dài lê thê và hứa hẹn đủ điều về thành tích và báo công, không có bóng bay. Không có tập khai giảng, không có những đứa trẻ đứng dưới nắng. Chỉ có tiếng trống trường và nụ cười cùng sự háo hức của con trẻ.

- Là người từng sống nhiều năm ở Italy, ông thấy ngày khai giảng của học sinh bên đó như thế nào?

- Ở đó không có ngày khai giảng. Đấy đơn giản là ngày đầu tiên đi học. Ngoài ra, nó không còn ý nghĩa gì khác.

Hôm đó, mọi người đưa trẻ đến trường sớm hơn mọi khi và thường là tập trung ở sân trường để nghe hiệu trưởng nói chỉ 1,2 câu, đại loại là “chào đón các con vào năm học mới. Thầy/cô hy vọng hè vừa rồi các con đã đi chơi thật vui và có nhiều chuyện để kể cho các bạn nghe”.

Sau đó, thầy/cô sẽ giới thiệu các con với cô giáo chủ nhiệm của các lớp. Họ đọc tên của từng cháu, đến cháu nào thì bước đến các giáo viên chủ nhiệm, đến khi nào đủ lớp thì cô dắt các cháu vào lớp và hôm ấy học luôn.

Cứ thế cho đến hết các lớp (mỗi lớp chỉ chừng 20-24 cháu). Chỉ chừng nửa tiếng là xong mọi việc.

Thế mà ai cũng vui. Bọn trẻ thì thích thú, còn người lớn thì nói chuyện với nhau, rồi nếu ai chưa đi làm ngay thì rủ nhau đi uống cà phê.

- Ngày khai giảng đọng lại trong ký ức của con gái ông như thế nào?

- Con gái tôi không có ngày khai giảng như trẻ con ở nước mình, vì từ bé, cháu đã học hoặc ở Italy, hoặc là trong trường quốc tế. Cháu chỉ có ngày đầu tiên của năm học mới và những ngày sắp sửa đến lớp, cháu rất hồi hộp, rất háo hức và bồn chồn vì chuẩn bị được gặp gỡ bạn bè và cô giáo.

Cháu không phải đến trường trước đó, và mọi điều cần thiết cho năm học mới thì phòng thư ký nhà trường đã gửi chi tiết đến email của phụ huynh.

Lịch học của năm học thì thực ra các phụ huynh đã có từ khi năm học trước hết thúc, với ngày nghỉ, ngày đi học rất rõ ràng.

- Ông đánh giá như thế nào về ngày khai giảng của học sinh Việt Nam hiện nay?

- Theo ý kiến của tôi, nó quá rườm rà, hình thức, mất thời gian và không thể nói là không tốn kém.

- Vậy Ngày khai giảng ở Việt Nam cần phải được tổ chức thế nào, thưa ông?

- Hãy để đó là ngày đầu tiên trẻ đến trường. Hãy giảm càng nhiều càng tốt phần lễ, hãy bỏ nốt phần diễn văn và làm thế nào đó để ngày này càng vui càng tốt.

Lễ khai giảng chỉ trong khoảng 45 phút là xong được rồi. Sau đó, trẻ vào học, và năm học mới bắt đầu. Vậy thôi.

Theo Phạm Thịnh / VTC News

Học sinh Hà Nội tựu trường với những thay đổi mới gì?

Ngày 14/8, học sinh THCS và THPT của Hà Nội đã trở lại trường học, bước vào năm học mới 2017-2018. Năm học này sẽ có nhiều thay đổi về nội dung giáo dục.

Bước vào năm học mới, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết các bậc học đều có những giải pháp đổi mới mạnh mẽ. Trong đó, với khối phổ thông, học sinh thủ đô sẽ được đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng.

Cùng với đó, việc dạy và học ngoại ngữ sẽ được nâng cao, đặc biệt là áp dụng mô hình hội nhập, đào tạo song bằng tú tài.

Áp dụng nhiều nội dung giáo dục mới

Ông Chử Xuân Dũng, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, cho biết năm học mới, Hà Nội đặc biệt quan tâm việc điều chỉnh nội dung dạy và học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, tiếp cận định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đặc biệt, các trường sẽ được bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp, giúp học sinh nhận thức rõ về định hướng nghề nghiệp.

Hình thức giáo dục hướng nghiệp sẽ được tăng cường tính thực tiễn. Lần đầu tiên, trong năm học 2017-2018, đội ngũ giáo viên tư vấn tâm lý sẽ được chính thức đào tạo, bồi dưỡng bài bản, đến 100% các cơ sở giáo dục.

Năm nay, Hà Nội cũng chú trọng đến công tác trang bị kỹ năng sống cho học sinh, đặc biệt quan tâm tới giáo dục pháp luật, trong đó ưu tiên chính thức đưa vào chương trình chính khóa 4 tiết học về an toàn giao thông ở khối THPT. Đi kèm với đó là các thời lượng sinh hoạt chuyên đề bắt buộc về phòng chống tệ nạn ma túy, phòng chống cháy nổ...

Riêng với việc dạy và học ngoại ngữ, ngành giáo dục Hà Nội sẽ triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, năm học này là lần đầu tiên thực hiện thí điểm đào tạo chương trình song bằng tú tài THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc - Chứng chỉ A Level tại trường THPT Chu Văn An; triển khai mở rộng chương trình giáo dục của Cambridge vào đào tạo tại một số trường như Hà Nội - Amsterdam và các trường khác.

Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; tăng cường đào tạo giáo viên dạy song ngữ các môn khoa học tự nhiên cấp THPT. Phát huy hiệu quả và mở rộng mô hình liên kết với các công ty, trung tâm Ngoại ngữ có yếu tố nước ngoài để tăng cường dạy bổ trợ ngoại ngữ trong các trường phổ thông.

Học sinh Hà Nội tựu trường với những thay đổi mới gì? - Hình 1

Niềm vui ngày tựu trường năm học mới 2017-2018. Ảnh: Hoàng Hà.

Chưa triển khai thi 3 môn trong kỳ tuyển sinh lớp 10

Một trong những nội dung được phụ huynh, học sinh đặc biệt quan tâm trong năm học mới này là đổi mới trong các kỳ tuyển sinh đầu cấp. Hiện nay, nhiều phụ huynh đang truyền tai nhau về việc Hà Nội sẽ thi 3 môn Toán, Văn và Ngoại ngữ để tuyển sinh vào lớp 10, thay vì thi hai 2 môn Toán, Văn và kết hợp với điểm xét tuyển học bạ 4 năm THCS như lâu nay vẫn làm.

Điều này khiến các bậc phụ huynh, học sinh khá lo lắng khi mặt bằng trình độ ngoại ngữ của học sinh phổ thông trên địa bàn Hà Nội có sự chênh lệch rất lớn giữa khu vực ngoại thành và nội thành.

Về thông tin này, ông Phạm Văn Đại, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, cho biết năm 2018, chắc chắn Hà Nội sẽ chưa triển khai thi 3 môn để tuyển sinh vào lớp 10. Thực tế, thay đổi về thi và tuyển sinh tác động rất lớn đến tâm lý người dân.

Việc thi ngoại ngữ cũng đòi hỏi nhiều điều kiện, trong đó điều kiện đầu tiên là phải có một quá trình tương đối dài để học sinh chuẩn bị bởi môn học này không phải cứ "nhồi nhét" là có thể đạt điểm cao ngay dù là có cả một năm học sắp tới.

Theo ông Phạm Văn Đại, Hà Nội cũng đã đưa vấn đề này ra bàn bạc qua 2-3 hội thảo và tham vấn ý kiến chuyên gia, nhưng cũng có nhiều ý kiến chưa đồng thuận. Vì vậy, việc đưa ra thay đổi sẽ không được tiến hành một cách đột ngột mà phải có sự chuẩn bị, thông báo sớm tới phụ huynh, học sinh.

Được biết, Sở GD&ĐT Hà Nội vẫn đang tiến hành lên phương án đổi mới tuyển sinh để xin ý kiến người dân và các cấp lãnh đạo thành phố. Hiện, Hà Nội mới chỉ áp dụng đưa ngoại ngữ là môn thi bắt buộc với học sinh đăng ký tuyển sinh hệ chuyên tại 4 trường chuyên: Hà Nội - Amsterdam, Nguyễn Huệ, Chu Văn An và Sơn Tây.

Ông Chử Xuân Dũng - Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội: Năm học mới, Hà Nội đặc biệt quan tâm việc điều chỉnh nội dung dạy và học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, tiếp cận định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đặc biệt, các trường sẽ được bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp, giúp học sinh nhận thức rõ về định hướng nghề nghiệp. Hình thức giáo dục hướng nghiệp sẽ được tăng cường tính thực tiễn.

Theo Duy Anh / An Ninh Thủ Đô

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Xót xa: Người mẹ ngã quỵ trong tang lễ cô gái tử vong vì "quái xế" tại Hà Nội
18:49:24 04/11/2024
Vụ cô gái bị nhóm "quái xế" tông tử vong: Ca sĩ Erik gửi vòng hoa tiễn biệt người bạn thân
19:43:58 04/11/2024
Diệu Nhi đã sinh con thứ 2?
20:53:10 04/11/2024
Đạo diễn đanh đá nhất Việt Nam lấy tên vợ làm bút danh là ai?
18:12:28 04/11/2024
Bắt gặp cặp sao "phim giả tình thật" tại nước ngoài, đang bí mật chuẩn bị cho đám cưới khủng nhất showbiz?
21:40:11 04/11/2024
Lã Thanh Huyền sang chảnh dạo phố, Gil Lê mừng sinh nhật tuổi 22 của Xoài Non
22:50:46 04/11/2024
NSND Minh Châu khóc nghẹn khi nhắc đến diễn viên Quốc Tuấn
19:28:57 04/11/2024
Bức ảnh chụp trong một đám cưới bất ngờ gây tranh cãi MXH: Vui thôi đừng vui quá!
19:29:20 04/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Real Madrid khiến Vinicius bẽ mặt

Sao thể thao

23:02:16 04/11/2024
Real Madrid sớm biết việc Vinicius Jr không thắng giải Quả bóng vàng 2024 từ vài ngày nhưng đợi đến giờ chót mới thông báo cho cầu thủ.

Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tại Hà Nội không tổ chức tại SVĐ Mỹ Đình, khán giả bùng nổ tranh cãi

Nhạc việt

22:47:12 04/11/2024
Sau concert thành công tại TP. HCM, show Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai hứa hẹn 1 đêm hoành tráng không kém tổ chức ở Hà Nội.

Ca sĩ Dương Triệu Vũ tiết lộ sự thật về Hoài Linh

Sao việt

22:30:45 04/11/2024
Thời điểm đang điều trị ung thư ở cổ họng, nghệ sĩ Hoài Linh bị mất giọng. Nhưng thời điểm đó đúng dịp Tết, sợ bà con vùng sâu vùng xa thất vọng vì bất cứ lý do nào đó nên nghệ sĩ Hoài Linh vẫn quyết định đi diễn.

Nam ca sĩ Việt nổi tiếng mặc rách rưới hát ở trại giam: "Tôi không chế giễu ai"

Tv show

22:17:14 04/11/2024
Mới đây, tại chương trình Nhà có khách, ca sĩ Quách Tuấn Du đã chia sẻ lý do mặc đồ vô gia cư rách rưới, đi lang thang ngoài đường phố.

Thái Lan triển khai dự án 'xổ số hưu trí' tiết kiệm từ năm 2025

Thế giới

22:01:08 04/11/2024
Cụ thể, nếu một người 62 tuổi mua xổ số hưu trí, người đó sẽ phải đợi đến năm 72 tuổi mới được lấy lại tiền. Nếu người mua qua đời trước thời hạn 10 năm, số tiền đầu tư vào xổ số hưu trí sẽ được trao lại cho người thừa kế.

"Nữ hoàng Vpop" gia nhập trend của Rosé (BLACKPINK): Visual U50 đã làm lu mờ tất cả sự "vô tri"

Nhạc quốc tế

21:58:51 04/11/2024
Sinh năm 1981, dù đã cán mốc 43 tuổi nhưng nữ hoàng Vpop Mỹ Tâm vẫn không ngừng cập nhật các xu hướng giới trẻ mới nhất dù có hơi trễ so với giới trẻ một chút!

Người tạo nên Michael Jackson qua đời

Sao âu mỹ

21:32:43 04/11/2024
Vào ngày 4/11, truyền thông đưa tin huyền thoại của làng nhạc Mỹ Quincy Jones đã qua đời ở tuổi 91. Quincy Jones trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay gia đình tại nhà riêng ở Bel Air, California, Mỹ.

Ngô Cẩn Ngôn lộ vóc dáng khác lạ khi đi quảng bá phim

Hậu trường phim

20:18:27 04/11/2024
Bộ phim Xuân hoa diễm vừa kết thúc phát sóng với nhiều thương cảm cho chuyện tình buồn của hai nhân vật chính do Ngô Cẩn Ngôn và Lưu Học Nghĩa thể hiện.

Cô gái tò mò đi xét nghiệm ADN, phát hiện điều không ngờ về bố mẹ

Netizen

20:14:09 04/11/2024
TRUNG QUỐC - Bắt đầu từ lời nhận xét về ngoại hình của đồng nghiệp, cô gái làm xét nghiệm ADN vì tò mò và phát hiện sự thật về bố mẹ.

Xe bán tải lao xuống khe núi ở Ecuador, 10 người tử vong

Uncat

19:51:43 04/11/2024
Sở cứu hỏa địa phương xác nhận 10 người thiệt mạng, bao gồm một số trẻ em. Hiện chưa rõ có bao nhiêu người trên xe vào thời điểm xảy ra tai nạn.

Tịch thu 2 máy múc khai thác cát trái phép ở Khánh Hòa

Pháp luật

19:41:29 04/11/2024
Cán bộ ở huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa) phát hiện 2 máy múc khai thác cát trái phép lúc giữa đêm nên tạm giữ. Đến nay, địa phương này ra quyết định tịch thu các phương tiện trên.