“Chữ xấu làm khổ người khác”
“ Cái đẹp không bao giờ lỗi thời. Chữ đẹp cũng vậy. Chỉ có người lợi dụng cái đẹp mới đáng bị chỉ trích. Trước sau, tôi vẫn giữ quan điểm rèn cho học sinh viết đẹp không có gì sai lầm cả, là tốt”.
Nguyên chuyên viên cao cấp Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) Trần Mạnh Hưởng cho biết như vậy. Ông Hưởng cũng là người tham gia ban tô chức các cuôc thi viết chữ đẹp ở tiêu học câp quôc gia năm 2002, 2006 và thi viêt chữ đẹp do Báo Công an nhân dân tô chức năm 2007. Không chỉ là người tham gia tô chức các cuôc thi viết chữ đẹp, ông Hưởng còn là chủ biên cuốn Dạy và học Tập viết ở Tiểu học theo chương trình và SGK mới do NXB Giáo dục xuất bản năm 2006.
“Chữ đẹp không bao giờ lỗi thời”
Trong bài phân tích của mình, GS Nguyễn Ngọc Lanh cho rằng trẻ em Việt Nam đang phải phung phí quá nhiều thời gian vào việc rèn chữ, viết đẹp. Câu hỏi đặt ra là chữ đẹp ngày nay phải chăng đã lỗi thời khi chúng ta có máy tính, công nghệ thông tin thưa ông?
Cái đẹp không bao giờ lỗi thời. Chữ đẹp cũng vậy. Chỉ có người lợi dụng cái đẹp mới đáng bị chỉ trích.
Về ý kiến của GS Lanh, tôi hiểu bác không muốn thiên vê việc luyện chữ đẹp tốn thì giờ của những việc khác.
Cái đó chấp nhận được. Cái gì quá tải đều không được. Động cơ (mong muốn trẻ viết đẹp) là tốt nhưng cách làm lệch hướng dê dân đên bệnh thành tích.
Nguyên chuyên viên cao cấp Vụ GD Tiểu học (Bộ GD-ĐT) Trần Mạnh Hưởng
Dư luận từ trước tới nay đều quan tâm đên chữ viết của người Việt nói chung, học trò nói riêng. Quá trình lịch sử mâu chữ viết dùng đê dạy trong ngành giáo dục cũng trải qua nhiều thăng trầm. Trước năm 1981, chữ truyền thống “có bụng có chân” nhưng khi “cải cách” lại thay đổi.
Năm 1986, chữ viết trở lại “có bụng có chân”. Cho đên năm 2002, Bô GD&ĐT triên khai chương trình, SGK mới đông thời ban hành Mâu chữ viêt trong trường tiêu học theo nguyên vọng của đông đảo các tâng lớp trong xã hôi và thực hiên chỉ đạo của Chính phủ.
Từ khi triên khai mâu chữ trong nhà trường, chữ viêt của học sinh tiêu học đã tiên bô rõ rêt, đẹp hơn trước, được phụ huynh học sinh rât hoan nghênh, không có điêu gì chê trách. Nay không hiểu vì sao lại đưa ra để bàn vê chữ đẹp “đã lỗi thời hay chưa”.
Video đang HOT
Chữ xấu làm khổ người khác
Là người tham gia xây dựng bộ chữ được Bô GD&ĐT ban hành năm 2002 dạy cho học sinh tiểu học, xin ông cho biêt mục đích của việc dạy viêt chữ trong trường học là gì ?
Mục đích, nhiêm vụ chủ yêu của phân môn Tâp viêt ở các lớp 1, 2, 3 (giai đoạn đâu của câp tiêu học) được xác định rât rõ là : Rèn kĩ năng viêt chữ cho học sinh theo mâu quy định; Kêt hợp dạy kĩ thuât viêt chữ với rèn kĩ năng viêt đúng chính tả, mở rông vôn từ ngữ phục vụ cho học tâp và giao tiêp, phát triên tư duy; Góp phân rèn luyên những phâm chât như : tính cân thân, lòng yêu thích cái đẹp, tinh thân trách nhiêm, ý thức tự trọng và thái đô tôn trọng người khác (thê hiên qua chữ viêt).
Mâu chữ đưa ra không nhằm mục đích bắt tât cả học sinh phải viết giống hệt nhau. Đấy là điều không tưởng, triệt tiêu sự sáng tạo. Mâu chỉ là cái “gốc”, cái chuẩn thôi. Nắm chắc cái chuân đó, sau này khi sử dụng, các em sẽ “in dâu ân cá nhân” của mình vào đó, tạo nên nét riêng của môi người.
Nhiều ý kiến cho rằng chữ viết không liên quan đến nết người. Ý kiến của ông như thế nào?
Đúng là nói “nét chữ – nết người” hiêu theo nghĩa “chữ thê nào thì nêt người cũng vây” chưa hẳn đã hoàn toàn đúng.
Bởi nói như thê tức lúc nào nét chữ của tôi đẹp thì tôi là người tốt còn khi chữ của tôi xâu vì phải ghi chép nhanh cho cá nhân hoặc lúc đã già, tay viêt run rây, thì tôi là người không tốt, không phải. Cần hiểu đúng nguyên văn lời của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng : “Chữ viết cũng là một sự biểu hiện của nết người”.
Không cần luyện chữ là ý kiến cực đoan
Vậy việc rèn cho học sinh viết đúng, viết đẹp có cần thiết không thưa ông?
Tôi trước sau vẫn giữ quan điểm rèn cho học sinh viết đẹp không có gì sai cả. Chữ viết đẹp còn mang tính thâm mĩ và rât gân gũi với nghệ thuật. Nhìn vào nét chữ đẹp, ta có cảm xúc thực sự. Trẻ viết cho người khác bằng nét chữ đẹp không chỉ thê hiên sự trân trọng đôi với người cân giao tiêp mà còn bôc lô sự trân trọng đôi với chính bản thân các em. Trong giao tiêp bằng chữ viêt, chữ xấu đên mức không đọc nôi thì còn làm khổ, thâm chí nguy hại cho người khác nữa cơ đây!
“Cái đẹp không bao giờ lỗi thời. Chữ đẹp cũng vậy. Chỉ có người lợi dụng cái đẹp mới đáng bị chỉ trích” – Nguyên chuyên viên cao cấp Vụ GD Tiểu học, Bộ GD-ĐT Trần Mạnh Hưởng nêu quan điểm.
Nhiều chuyên gia giáo dục cũng phân tích rằng không đâu như ở Việt Nam, có thi vở sạch-chữ đẹp. Ý kiến của ông như thế nào?
Nếu coi đó là hoạt động kích thích sự hứng thú của học sinh, động viên và khuyến khích những em có năng khiếu, nâng cao ý thức rèn luyện trong học tâp là tốt. Chỉ không tốt là khi nó mang tính hình thức, vì “bênh thành tích” mà ép buôc học sinh phải tham gia, chưa thực sự xuât phát từ đông cơ nâng cao chât lượng dạy học viêt chữ trong nhà trường.
Bản thân tôi cũng nhận thây gần đây học sinh ở những vùng có điêu kiên thuân lợi có hiên tượng quá tải vì “luyên chữ viết”.
Công bằng mà nói, phụ huynh nào cũng muốn con học tốt trong đó có chữ viết sạch đẹp. Nhưng, là một trong những người tham gia xây dựng bảng mâu chữ được Bô GD&ĐT ban hành và được dư luân xã hôi đông tình ủng hô, tôi cũng thực sự lo lắng khi thây môt sô em vì phải “luyên chữ cho đẹp” (cho dù khả năng khó đạt được) mà ảnh hưởng đên viêc học các môn khác, hạn chê thời gian vui chơi và tham gia các hoạt đông bô ích….
Một cuộc thi đúng mục đích thì có ý nghĩa lắm chứ. Nhiều người cực đoan cho rằng không cần học và dạy học sinh luyện chữ, viêt chữ thê nào cũng được vì đã có máy tính rồi. Đưa ra quan điểm này, tôi tin hâu hêt giáo viên và phụ huynh sẽ không đồng tình.
Để viết chữ ngay ngắn, rõ ràng theo chuẩn, học sinh cũng phải luyện tập, giáo viên cũng phải dạy dô công phu lắm. Nói chữ xấu cũng được miên sao đánh máy tính giỏi cũng là cực đoan. Có những lúc anh phải giao tiếp bằng chữ viết. Lúc ấy, thử đối chứng giữa người viết chữ đẹp với người viết chữ xấu thì anh sẽ thích ai?
Tôi tin rằng: người được rèn viết chữ đẹp và có khả năng viêt đẹp sẽ là người nhìn nhận cái đẹp tốt hơn. Ca sĩ cũng vậy, anh hát rất hay thì cái tai cũng có khả năng thẩm âm tôt. Người họa sĩ giỏi nhìn vào bức tranh sẽ dê dàng hiêu và cảm nhận được nét vẽ đẹp.
Xin cảm ơn ông!
Theo Văn Chung (Vietnamnet)
Viết chữ đẹp đã lỗi thời?
Theo GS Nguyễn Ngọc Lanh, chuyện học sinh cả lớp, cả trường, cả huyện... phải rầm rộ đi thi "chữ đẹp" thể hiện triết lý rất lỗi thời.
Tại sao trẻ em Việt Nam cứ phải vung phí tuổi xuân vào những cuộc đua - tuy rất bổ ích cho "thành tích" của người có quyền, nhưng - vô bổ đối với sự nghiệp tương lai của chính các em?
Các bài luyện và các bài thi cứ na ná như nhau về nét chữ.
Không có chữ, phải đi mượn; lại mượn phải thứ chữ rất khó viết
Ba ngàn năm không có chữ, tới thiên niên kỷ thứ tư, tổ tiên ta đành chấp nhận chữ Hán. Đây là thứ chữ tượng hình; viết chữ gần như "vẽ chữ". Sự sáng tạo chung quy chỉ là thay đổi cách đọc chữ Hán cho lọt tai người Việt - nghĩa là tạo ra các từ Hán -Việt. Viết như nhau, Trung Quốc đọc là "zẩn mỉn" còn ta đọc là "nhân dân". Tới nay, các từ Hán -Việt chiếm tới quá bán hoặc 2/3 kho từ vựng của ta. Vui hay buồn?
Cứ bảo chữ Hán thịnh hành suốt ngàn năm trước. Kỳ thực, nó độc tôn, nên chỉ 1% dân biết chữ? Nói khác, tới 99% dân ta không đọc nổi, mà nghe người khác đọc hộ cũng không hiểu.
Hẳn là, 99% các cụ ta thời xưa nghe đọc câu " Học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện" (học không chán, dạy người không mỏi) và " Tiên giác giác hậu giác" (người biết trước dạy cho người biết sau) cũng giống như vịt nghe sấm?
Đã thế, dùng chữ Hán không thể ghi lại kho tàng văn hóa dân gian do người Việt sáng tạo. Lưu giữ bằng cách "truyền miệng" thì làm sao tránh khỏi thất thoát lớn?
Giải quyết bằng sáng tạo ra chữ Nôm: Vẫn rơi vào lẩn quẩn!
Chữ Nôm ghi lại tiếng Việt (ca dao, tục ngữ, văn thơ Việt). Nghĩa là khi đọc văn Nôm, người Việt mù chữ vẫn hiểu. Tổ tiên ta càng thêm hứng khởi sáng tác bằng chữ Nôm. Chính nhờ chữ Nôm mà truyện Kiều ra đời.
Nhưng đó là cái vòng lẩn quẩn. Vì cách phổ biến nhất để tạo ra chữ Nôm là ghép hai chữ Hán lại làm một: Trong đó, một chữ dùng để chỉ "nghĩa", còn chữ thứ hai để chỉ "âm".
Ví dụ, muốn viết chữ "tay" thì các cụ ghép chữ "thủ" (nghĩa là tay) với chữ "tây" (phương tây, phương Đoài). Người đọc phải... suy hoặc đoán, để mà đọc thành "tay". Khá phiền, cứ phải giỏi chữ Hán (và giỏi đoán) mới học được, đọc và viết được chữ Nôm. Số người biết chữ Hán vẫn chỉ 1%; biết Nôm càng dưới 1%.
"Văn hay" phải kèm "chữ tốt: Chuyện đương nhiên thời xưa
"Văn hay, chữ tốt" là câu cửa miệng của người xưa nói về thành công trong nghiệp học.
Thời xưa, học vấn của một người được đánh giá ở "văn". Nhưng "văn" chứa trong... bụng (các cụ nghĩ thế), dù hay đến mấy vẫn phải thể hiện bằng chữ thì người khác (ví dụ, người chấm thi) mới đánh giá được. Do vậy "văn hay" phải có cả "chữ tốt".
Luyện "chữ tốt" thời xưa gian khổ gấp trăm (hay ngàn) luyện chữ quốc ngữ thời nay. Viết chữ gần như "vẽ chữ", thiếu hay thừa một nét là thành vô nghĩa hoặc khác nghĩa (sai một ly đi một dăm). Hàng ngang, hàng dọc cứ đều tăm tắp. Tập viết chữ Hán là nỗi vất vả và sợ hãi của học trò xưa, vì đây là chính giai đoạn rất dễ bị "ăn roi" của thầy.
Nhưng trên mức "chữ tốt" còn có mức "chữ đẹp" (cực tốt) nữa. Nhưng đó là chuyện năng khiếu, "hoa tay"..., chỉ dành cho số ít người.
Thời ấy, chỉ cần "văn hay, chữ tốt" là đủ để công thành danh toại. Thời nay, nếu chỉ hành văn trơn tru và viết chữ đẹp - tuy vẫn là ưu điểm - nhưng chưa nói được gì nhiều. May mắn, từ năm 1915, nước ta đã thay chữ Hán bằng chữ quốc ngữ. Để thanh toán mù chữ, thuở xưa cần 3 năm; thì thời nay chỉ cần 3 tháng. Để luyện "chữ tốt" cũng vậy.
Thứ bậc giữa "văn hay" với "chữ tốt"
Một cách vắn tắt, làm văn là việc của cái đầu, viết chữ do tay. Khi vua muốn ban ra một chiếu chỉ, một đạo sắc phong, một lời khuyến dụ... thì các vị "văn hay" sẽ lĩnh ý và thảo ra văn bản. Họ phải dùng lời văn thích hợp và viết bằng thứ "chữ tốt" để vua duyệt. Sau đó, sẽ có những người "chữ cực tốt" sao chép thành nhiều bản để gửi đi các nơi. Như vậy, người "văn hay" là quan, gần gũi vua; còn người "chữ đẹp" chỉ là những thư lại, có khi cả đời không thấy long nhan.
Ở cấp địa phương (đạo, trấn, tỉnh, huyện) vị đứng đầu chính quyền vẫn là người "văn hay", còn trong số phụ tá có vài người "chữ tốt" (lo việc sổ sách, sao chép văn thư...).
Dẫu sao, thời xưa người "chữ tốt" (nhất là "chữ đẹp") vẫn có việc làm phù hợp. Còn thời nay, khó kiếm kế sinh nhai thuần túy chỉ bằng "chữ đẹp". Bởi vì, máy đã thay thế. Người viết đẹp nhất cả nước cũng chỉ "đẹp như chữ đánh máy", hoặc "như chữ sách in"(!).
Thi chữ đẹp
Thời nay, máy đã thay thế ngày càng vượt trội sự khéo léo của bàn tay. Tuy nhiên, vẫn nên tổ chức thi chữ đẹp, để đáp ứng nguyện vọng của những người có năng khiếu muốn tranh tài - giống như nhiều cuộc thi năng khiếu khác.
Phải nói thêm: Viết chữ đẹp, thêm óc sáng tạo, tâm hồn nghệ sĩ... vẫn có thể "sống tốt" bằng nghề thư pháp. Thực tế, sản phẩm của các nhà thư pháp ở ta thường là để tặng.
Còn chuyện học sinh cả lớp, cả trường, cả huyện... phải rầm rộ đi thi "chữ đẹp", thì đấy là chuyện khác. Nó thể hiện một triết lý rất lỗi thời (mà người có quyền cứ tự ý áp đặt, dưới danh nghĩa nào đó - ví dụ, để rèn "nết người" - cho đại trà vài chục triệu đứa trẻ), nguy hiểm hơn cả bệnh "thành tích", bệnh "phong trào".
Số người dựa vào "chữ tốt" để sinh nhai cứ hiếm dần. Vậy, các bậc cha mẹ thời nay nếu có ý định đầu tư tiền của và công sức cho con cái về "chữ tốt" cần suy nghĩ cho kỹ.
Rèn chữ
Thời xưa, không rèn chữ sẽ thiệt thòi nhãn tiền. Vì đó là thứ chữ khó viết và dễ sai sót dẫn đến sai nghĩa. Những người "văn hay" thì địa vị xã hội không thấp. Họ phải thảo ra những văn bản "chữ tốt", để cho đám "chữ cực tốt" khỏi nhầm lẫn khi sao chép.
Nếu họ là các bậc uyên thâm, họ còn sáng tác (Lê Hữu Trác, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Nguyễn Du...) và có cả một đội ngũ "chữ tốt" sao chép thành hàng trăm cuốn sách. Cho tới khi con người biết khắc chữ vào tấm ván để in ra hàng loạt thì bản gốc càng phải viết bằng thứ "chữ tốt" để thợ khác khỏi nhầm lẫn (rất khó sửa).
Thời cận đại, khi đã có chữ quốc ngữ, có máy chữ và máy in, các vị Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng... vẫn phải rèn chữ để bản thảo đỡ tốn giấy (giấy rất đắt, phải viết bằng thứ chữ nhỏ li ti) và để thư ký gõ máy chữ khỏi nhầm lẫn; và để thợ in đỡ mắc lỗi khi xếp chữ. Điều khác xưa: người đánh máy chữ và thợ xếp chữ in không cần "chữ tốt" nữa. Các nhà văn thế hệ sau làm việc lúc giao thời, nhưng thích nghi rất nhanh: từ viết tay, họ chuyển sang dùng bàn phím.
"Chữ đẹp" đến mức nào là đủ?
Đã đi học thì phải tập viết. Cứ cho rằng trong tương lai không xa, mỗi học sinh sẽ sở hữu một máy tính gọn nhẹ (mang theo tới lớp) trong chứa sẵn toàn bộ sách giáo khoa và tài liệu tham khảo; cứ cho rằng họ sẽ được dạy sử dụng bàn phím thành thạo tới mức gõ chữ nhanh hơn viết (quả vậy đấy: gõ một chữ trên bàn phím để nó hiện ra màn hình vẫn nhanh hơn viết chữ đó ra giấy)... Nhưng, dứt khoát, họ vẫn phải tập viết. Vì trong cuộc đời, có lúc họ phải viết chứ không chỉ trông cậy vào máy vi tính mà xong. Vậy, cần tập viết tới mức nào? Chẳng cần cãi nhau cho mất thì giờ; mà cứ xem "người ta" đã làm.
1) Dứt khoát học sinh phải viết đủ nét, đủ dấu, để ai cũng đọc được bản viết của mình. Họ viết ra là để người khác đọc (trước hết là để trả bài cho thầy, cô; sau này là lá đơn xin việc mà nơi tuyển chọn quy định "tự viết", tờ giấy biên nhận, đăng ký bút tích với cơ quan quản lý...). Còn việc ghi chép cho riêng mình, họ tha hồ tự ghi, tự hiểu.
2) Họ phải tập viết nhanh, vì thời công nghiệp đòi hỏi tiết kiệm thời gian.
3) Họ chỉ viết ngắn. Nếu cần viết dài, đã có vi tính và máy in.
Thế là đủ.
Nhưng khi cần viết nhanh, nét chữ lại trở về kiểu "vốn có".
Thời gian lẽ ra dành cho tập viết như hiện nay (nhất là để thi "chữ đẹp") liệu có nên dùng để dạy các cháu sử dụng bàn phím? Nhiều phụ huynh đã nhận ra lợi hại.
- Điều không lạ, những bài được giải "chữ đẹp" đều có nét chữ na ná như nhau, vì cùng được dạy theo một mẫu, mặc dù internet đã miễn phí rất nhiều mẫu chữ cực đẹp.
- Điều không lạ nữa: Khi phải viết nhanh, những người được giải lại trở về cách viết cố hữu của mình. Chữ là người. Chính do vậy, ta mới có thể " đoán tính cách con người theo nét chữ". Rút ra: nét chữ (để thi) chẳng liên quan gì tới "nết người". Chớ ngộ nhận.
Tại sao trẻ em Việt Nam cứ phải vung phí tuổi xuân vào những cuộc đua - tuy rất bổ ích cho "thành tích" của người có quyền, nhưng - vô bổ đối với sự nghiệp tương lai của chính các em? Mà tuổi thọ của dân ta chưa phải quá cao so với các dân tộc khác, để các cháu tiêu tốn tuổi trẻ vào việc này.
Theo Vietnamnet
Cô bắt trò xé vở để rèn chữ đẹp Việc chạy theo thành tích thi đua khiến cho cả cô và trò của nhiều trường vất vả trong việc rèn chữ viết đẹp. Những hành động thái quá như bắt trò xé vở, viết lại hay chuyện luyện "gà nòi" đi thi được chính người trong cuộc chia sẻ. Bài viết chữ đẹp của học trò tại Hà Nội được cô cho...