Chu Vĩnh Khang bị tố nghe lén Tập Cận Bình
Cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang được cho là đã lợi dụng vị trí của mình để theo dõi nhiều lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc, trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình.
Cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang và Chủ tịch Tập Cận Bình. Ảnh:Reuters/Bloomberg
Bloomberg dẫn hai quan chức thông thạo việc điều tra cho biết ông Chu, 72 tuổi, “đã lợi dụng việc nghe lén qua điện thoại và những phương pháp khác để thu thập thông tin về tài sản gia đình, cuộc sống cá nhân và quan điểm chính trị của các lãnh đạo Trung Quốc”.
Ông cũng sử dụng Lương Khắc, cựu cục trưởng Cục An ninh Nhà nước Bắc Kinh, để lấy thông tin về các lãnh đạo đảng. Ông Lý Đông Sinh, cựu thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc, đã làm rò rỉ một số thông tin này lên các trang web tiếng Trung ở hải ngoại.
Ông Lý đã bị buộc tội nhận hối lộ, trong khi đó ông Lương mới bị cách chức nhưng chưa chính thức bị điều tra.
Video đang HOT
Chu Vĩnh Khang là quan chức cấp cao nhất “ngã ngựa” trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập. Chu từng đảm nhiệm chức Bộ trưởng Công an, phó bí thư Ủy ban Chính pháp. Năm 2007, Chu được bầu vào thường vụ Bộ Chính trị, bí thư Ủy ban Chính pháp đầy quyền lực, quản lý các lĩnh vực an ninh, công an, tòa án, kiểm sát.
Ông từng là một trong 9 người quyền lực nhất Trung Quốc cho đến khi nghỉ hưu vào cuối năm 2012.
Ông chính thức bị bắt giữ hồi tháng 12/2014 với nhiều cáo buộc, như nhận hối lộ và tiết lộ bí mật quốc gia.
Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc tuyên bố Chu và 28 quan chức cấp cao khác sẽ được xét xử “công khai theo pháp luật”.
Anh Ngọc
Theo VNE
Báo Trung Quốc: Tham nhũng là do dạy dỗ kém
Một tờ báo hàng đầu của Trung Quốc hôm nay nhận định việc giáo dục trong gia đình kém là một trong những nguyên nhân gây ra nạn tham nhũng tại nước này, trong đó có trường hợp của cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang và cựu quan chức cấp cao Lệnh Kế Hoạch.
Theo People's Daily, tham nhũng là do dạy dỗ kém trong gia đình. (Ảnh: AFP)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chiến dịch càn quét tham nhũng ngầm từ ngày nhậm chức cách đây 2 năm, với tuyên bố sẽ hạ bệ từ "những con hổ" quyền lực đến "những con ruồi" nhỏ.
Hai trong số nhiều nhân vật cấp cao bị bắt giữ cho đến nay là cựu Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang và Lệnh Kế Hoạch, cựu trợ lý thân cận của cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
Hai trường hợp trên là ví dụ điển hình cho ảnh hưởng của gia đình trong vấn đề tham nhũng, theo People's Daily, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong một bài bình luận hôm ngay 20/4.
"Việc dạy dỗ không nghiêm khắc và văn hóa gia đình kém lành mạnh đã khiến gia đình của các quan chức trở thành nơi trao đổi quyền lực và tiền của, biến gia đình họ trở thành một nhóm lợi ích", tờ báo này viết.
Theo People's Daily, những người có quan niệm rằng mọi người trong gia đình cần lợi dụng sự giúp đỡ của một thành viên để làm giàu cho bản thân "đều sẽ kết thúc trong tù tội".
Tờ báo này cho rằng việc dạy dỗ một người là hết sức quan trọng đối với nhân phẩm của họ. Ví dụ điển hình là ông Trần Vân, một nhân vật cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng thời với Mao Trạch Đông. Ông Trần có những yêu cầu cực kỳ khắt khe và luôn làm gương cho con cái. Ông luôn ăn hết phần cơm của mình và đảm bảo không lãng phí nước uống.
Tờ báo nhận định: "Nếu bạn sống trong một môi trường thật thà và chính trực, nơi mọi thành viên luôn tôn trọng lẫn nhau, thì họ sẽ dần học theo những gì họ chứng kiến, và sẽ kế thừa đức hạnh của gia đình".
Chính phủ Trung Quốc hôm nay 20/4 đã phát động một chiến dịch với tên gọi "Ba nghiêm chỉnh" với mục tiêu "giải quyết những trường hợp lạm dụng quyền lực và bất trung trong Đảng", hãng thông tấn quốc giaTân Hoa Xã cho biết.
Thoa Phạm
Theo Dantri/China Daily
"Chu Vĩnh Khang đã bí mật theo dõi ông Tập Cận Bình" Đã phát hiện bằng chứng cho thấy Chu Vĩnh Khang ra lệnh bí mật theo dõi các nhà lãnh đạo bao gồm Chủ tịch nước này Tập Cận Bình... Chu Vĩnh Khang trong một lần xuất hiện vào năm 2012. (Ảnh: Bloomberg) Cuộc điều tra nhằm vào cựu Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang đã phát hiện bằng chứng...