Chữ Việt Nam song song 4.0: Không có cơ sở thực tiễn…
Cục Bản quyền không có chức năng bảo đảm gì về nội dung, chất lượng, giá trị của tác phẩm, tác giả có sản phẩm là được cấp…
Công trình “ Chữ Việt Nam song song 4.0″ của 2 tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình vừa được Cục Bản quyền tác giả cấp bản quyền làm dấy lên nhiều băn khoăn. Một số ý kiến cho rằng, việc cấp bản quyền cho công trình này là không khoa học, thậm chí tùy tiện. Điều này làm dấy lên lo ngại kho bản quyền sẽ bị quá tải bởi cái gì cũng có thể được cấp bản quyền, nhiều sản phẩm được cấp bản quyền sẽ có chất lượng kém vì không được hội đồng khoa học thẩm định.
Hai tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình được cấp bản quyền cho “Chữ Việt Nam song song 4.0″ (CVNSS 4.0). Ảnh: Doanh nghiệp
Về việc này, TS. Phạm Đình Chướng, Nguyên Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ cho rằng, Cục Bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả cho bộ chữ “Chữ Việt Nam song song 4.0″ là đúng quy định.
Theo vị TS, Cục Bản quyền quyền cấp bản quyền tác giả là nhằm thừa nhận tác giả là người tạo ra bộ chữ trên. Cục Bản quyền không có trách nhiệm phải quan tâm tới giá trị của bộ chữ trên được tạo ra như thế nào.
Trong trường hợp, bộ chữ của hai tác giả trên có vi phạm về quyền tác giả hoặc vi phạm các quy định của pháp luật, lúc đó Cục Bản quyền mới xem xét, không cấp bản quyền cho bộ chữ này.
“Cục Bản quyền không có chức năng bảo đảm gì về nội dung, chất lượng, giá trị của tác phẩm, chỉ cần tác giả tạo ra sản phẩm, mang sản phẩm tới là được cấp bản quyền”, TS Phạm Đình Chướng cho hay.
Về lo ngại sẽ có chuyện cấp bản quyền tùy tiện, TS Chướng nhắc lại, Cục Bản quyền không có chức năng thẩm định nội dung mà chỉ thực hiện theo đúng chức năng bảo hộ quyền tác giả.
Vị TS nói thêm, ai cũng có quyền sáng tạo ra bộ chữ mới, tuy nhiên, thực tế bộ chữ của họ có giá trị, có được sử dụng hay không lại là chuyện khác.
Ông cũng lưu ý, các cơ quan quản lý không cấm quyền sáng tạo của mỗi người nhưng cũng không khuyến khích những người tạo ra, chạy theo những thứ vô bổ. Việc này không những làm mất thời gian, hao tổn nhân tài, vật lực của chính tác giả mà còn gây tâm lý bất ổn trong xã hội.
Thích thì cứ mày mò: Ngõ cụt…
Video đang HOT
Từ góc độ học thuật, chia sẻ với Đất Việt, GS.TS Nguyễn Văn Hiệp – Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam cho biết, tác giả bộ chữ “Chữ Việt Nam song song 4.0″ có đề nghị Viện Ngôn ngữ học thẩm định, nhưng ông đã từ chối. Theo ông, Viện Ngôn ngữ học Việt Nam cũng nhận được rất nhiều đề nghị kiểu tương tự, nếu thẩm định thì không thể thẩm định hết.
Quan điểm cá nhân ông cho rằng, các nhà nghiên cứu ai thích cải cách thì cứ việc nghiên cứu, mày mò thêm cái này bớt cái kia và nêu đề nghị cải cách, nhưng chỉ thảo luận trong nhóm nhỏ học thuật, như một thú vui gọi là thú vui “cải cách chữ viết”, giống như thú vui sưu tầm đồ cổ mà thôi. Bởi lẽ cải cách chữ viết hiện nay là vấn đề của thực tiễn và xã hội, các dự án cải cách chữ Quốc ngữ hiện nay đều không có cơ sở thực tiễn và cơ sở xã hội.
Đây là lý do ông cho rằng, đã có rất nhiều tác giả, có rất nhiều nghiên cứu về những cải cách, những thay đổi nhưng đều thất bại, đi vào ngõ cụt.
Ông nói thêm, đánh giá của các nhà nghiên cứu thì chữ quốc ngữ dưới dạng hiện tại chúng ta đang dùng có thể xem là xuất phát từ chữ quốc ngữ đã được hiệu chỉnh trong từ điển của Pigneau de Béhaine.
Theo đó, chữ Quốc ngữ là loại chữ ghi âm tương đối khoa học. Dĩ nhiên nó vẫn có nhiều điểm không hoàn hảo như tất cả bộ chữ ghi âm khác. Đây chính là một trong những lí do trong một thời gian dài, liên tục có một số ý kiến cho rằng cần phải cải tiến chữ Quốc ngữ trên nhiều phương diện khác nhau, thậm chí cải tổ cơ bản.
Kể lại một câu chuyện, trước đây có một giáo sư Việt sang Mỹ tìm tài liệu, ông đến thư viện, gõ vào máy tính tìm tên một tác giả Việt, tên Hòa. Vì bộ gõ Việt lúc đó bỏ dấu thủ công, giáo sư bỏ dấu ở chữ “o”, tức “Hòa”, nhưng máy báo không có tên này. Giáo sư đã thất vọng ra về, kể chuyện với một người bạn, người bạn khuyên bỏ dấu chỗ khác, vào “a”. Hôm sau ông giáo sư quay lại, bỏ dấu tên tác giả cần tìm là “Hoà”, kết quả có ngay.
GS Nguyễn Văn Hiệp cho rằng, câu chuyện này góp phần giúp thấy rõ cần nhanh chóng có chuẩn chính tả cho một số trường hợp có tranh chấp về cách viết như thế.
“Khi nhìn lại lịch sử những đề xuất cải cách chữ Quốc ngữ hơn 100 năm qua, xin đừng bàn đến cải cách chữ Quốc ngữ nữa, có chăng thì chỉ có thể bàn về chuẩn chính tả, một việc rất cần thiết trong giai đoạn này”, GS.TS Nguyễn Văn Hiệp nhấn mạnh.
Lam Nguyễn
Chữ Việt 4.0 kỳ dị: Việc cấp bản quyền không có nhiều ý nghĩa
Theo luật sư, việc cấp bản quyền cho bộ chữ Việt Nam song song 4.0 không đồng nghĩa chúng ta phải sử dụng, nó sẽ nhanh chóng bị quên lãng khi không ai động tới.
Những ngày qua, việc bộ "Chữ Việt Nam song song 4.0" kết hợp từ "Chữ Việt nhanh" và "Ký hiệu dấu" của 2 tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình nhận được giấy chứng nhận bản quyền tác giả đang thu hút sự chú ý của dư luận.
Nhiều người bức xúc cho rằng đây là việc làm vô nghĩa, khi bất cứ ai nghĩ ra điều "kỳ dị" gì đó cũng mang đi để được công nhận bản quyền. Việc này không có giá trị gì khi xã hội không chấp nhận và áp dụng nó.
Trả lời VTC News, luật sư Diệp Năng Bình (Trưởng Văn phòng luật sư Tinh Thông Luật, Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam, Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Hiểu rộng ra, quyền tác giả bao gồm những quyền cụ thể mà pháp luật trao cho tác giả hay chủ sở hữu của một tác phẩm về việc đặt tên tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Sao chép, điều chỉnh hay truyền tải, phổ biến tác phẩm đến với công chúng bằng và việc cho phép người khác tham gia vào quá trình khai thác tác phẩm.
Tác giả Kiều Trường Lâm và bộ chữ "Việt Nam song song 4.0".
Luật sư Bình cho biết, tác phẩm là thành quả lao động sáng tạo của tác giả được thể hiện dưới hình thức nhất định.
Do đó, tác phẩm được pháp luật bảo hộ phải có tính sáng tạo, không phải là cách sắp xếp diễn đạt đơn thuần, bắt chước cách diễn đạt, thể hiện ngôn từ, màu sắc, khuôn mẫu có sẵn trong tác phẩm của người khác.
" Việc đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả của công trình "Chữ Việt Nam song song 4.0" không đồng nghĩa với việc chúng ta phải sử dụng.
Lấy ví dụ như một vở kịch hay, một bài hát hay thì sẽ được nhiều hãng ghi âm, ghi hình, các ca sĩ thi nhau hát và phải trả bản quyền. Ngược lại nếu không hay sẽ bị đi vào quên lãng, không ai sử dụng", luật sư Bình phân tích.
Theo luật sư Bình, để đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chỉ cần nộp đơn và hồ sơ kèm theo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.
Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.
" Cá nhân tôi cho là tiếng Việt, chữ Việt hiện nay ổn định về mặt hình thức. Có những thứ chúng ta phải thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của xã hội nhưng cái gì đã được ông cha ta truyền lại thì không thể cứ lấy lý do này, lý do khác để đòi thay đổi.
Các nhà nghiên đôi khi bị cạn kiệt đề tài nghiên cứu hoặc ai thích cải cách thì cứ việc mày mò thêm cái này bớt cái kia và nêu đề nghị cải cách, nhưng thực tiễn xã hội không có nhu cầu đó!", luật sư Bình chia sẻ.
Ngày 3/4, trả lời VTC News, ông Kiểu Trường Lâm (34 tuổi), một trong hai tác giả bộ "Chữ Việt Nam song song 4.0" cho biết nhận nhiều ý kiến phản đối gay gắt của số đông công chúng.
"Đơn thuần đó chỉ là công cụ viết tắt, bổ trợ cho chữ Quốc ngữ không hơn, không kém, mọi người đang hiểu sai về mục đích của tôi và ông Trần Tư Bình", ông Lâm nói với VTC News.
Chia sẻ với phóng viên, ông Kiều Trường Lâm cho biết, từ nhỏ ông đam mê về ngôn ngữ học. Ông thường tự học, tự đọc các tài liệu liên quan đến chữ Quốc ngữ, âm, vần, ngữ pháp.
Với ông, chữ Quốc ngữ là ngôn ngữ hay, có giá trị sử dụng cao trong đời sống, đi sâu vào tâm thức của mỗi người và nó đang lưu giữ giá trị lịch sử hàng thế kỷ của Việt Nam ta. Ngôn ngữ đó không thể thay đổi và ông cũng không có ý định cải tiến chữ Quốc ngữ mà chỉ đưa ra những cải tiến ở dạng viết tắt không dấu.
"Bộ chữ viết này chỉ như một sự lựa chọn cho những mục đích rất cụ thể, như tốc ký hay bảo mật, hoặc có thể coi là một thứ bài tập để dạy về tín hiệu học, về ký tự công nghệ thông tin", ông Lâm nói.
Giải thích thêm về công trình nghiên cứu, ông Kiều Trường Lâm chia sẻ, ngay từ cái tên "Chữ Việt Nam song song 4.0" đã nói lên một phần mục tiêu, là có thể sử dụng song song với chữ viết hàng ngày, không ảnh hưởng đến chữ Quốc ngữ.
"Chữ Việt Nam song song 4.0" là chữ viết không dấu chỉ sử dụng 26 chữ cái La tinh và trong đó dùng 18 chữ cái La tinh để thay thế dấu thanh và dấu phụ cho chữ quốc ngữ.
Nó cho phép người sử dụng đọc được lưu loát trọn vẹn vì trong "Chữ Việt Nam song song 4.0" có sự biến đổi linh hoạt giữa các vần Chữ Việt nhanh của thầy Trần Tư Bình; sự luân chuyển giữa các ký hiệu dấu, tạo ra chữ viết có độ chính xác cao giúp người sử dụng nhận biết được mặt chữ và đọc được.
Cụ thể, bỏ bớt dấu sắc ở mọi từ có chữ cái cuối là: C, P, T, CH, chữ I thay cho Y, Y thay cho UY. Ở phụ âm đầu, chữ F thay PH, Q thay QU, C thay K, K thay KH, Z thay D, D thay Đ, J thay GI, G thay GH, W thay NG, NGH.
Ở phụ âm cuối, chữ thì G thay NG, H thay NH, K thay CH. Nguyên âm ghép được rút gọn thành một nguyên âm như UYE còn là Y, UÔ còn U, ƯƠ còn Ư, OE còn E, OA còn O... Và cùng lúc thay chữ cái cuối bằng chữ cái khác như T bằng D, P bằng F, C bằng S, N bằng L...
Như vậy, ráp 10 nguyên âm rút gọn vào 8 chữ cái cuối khác, ghi gọn được 52 vần trên mỗi vần chỉ còn 2 chữ cái, như UYÊT, UYÊN = YD, YL. Ví dụ thuyết chuyện = thyd chỵl. Tuy cách viết khác với vần quốc ngữ nhưng cách đọc vẫn như nhau.
Đồng thời, có 18 ký hiệu dấu dùng để thay thế các dấu thanh và dấu phụ cho chữ quốc ngữ. J = Dấu sắc, L = Dấu huyền, Z = Dấu hỏi, S = Dấu ngã, R = Dấu nặng. Nhóm X, K, V, W, H thay thế 5 dấu: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng dấu trăng hay dấu móc cho các chữ ắ ằ ẳ ẵ ặ, ớ ờ ở ỡ ợ, ứ ừ ử ữ ự.
Nhóm B, D, Q, G, F thay thế 5 dấu: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng dấu nón ^ cho chữ ấ ầ ẩ ẫ ậ, ế ề ể ễ ệ, ố ồ ổ ỗ ộ. Nhóm O, Y, P, trong đó chữ O thay thế dấu trăng hoặc dấu móc cho chữ có thanh ngang như ă, ơ, ư; chữ P là ký hiệu chữ bỏ dấu thanh & dấu phụ, chỉ đặt P sau chữ không có dấu thanh và dấu phụ nào trong chữ có vần để không bị hiểu lầm qua chữ khác; chữ Y thay thế dấu nón ^ cho chữ có thanh ngang như â, ê, ô.
XUÂN TRƯỜNG
Tiếng Việt không dấu được cấp bản quyền, còn nhiều tranh cãi về có sử dụng hay không Công trình chữ Quốc ngữ cải tiến của 2 đồng tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình chính thức được cấp bản quyền. Tuy nhiên công trình này có được đưa vào sử dụng hay không còn nhiều tranh cãi. Hai đồng tác giả Kiều Trường Lâm (ở Hà Nội) và Trần Tư Bình (hiện đang sinh sống và làm việc...