Chủ trường mầm non tư thục kiệt quệ vì Covid-19
Nhận thông báo học sinh nghỉ học phòng Covid-19, Mai Trang, 34 tuổi, chủ trường mầm non tư thục ở quận Hà Đông, Hà Nội, cắn chặt môi để không bật khóc.
Từ khi xuất hiện ca Covid-19 cộng đồng đầu tiên ngày 27/4, Trang đã lo sợ trường bị đóng cửa. Nhưng khi nó thực sự đến, cô vẫn sốc, nghĩ ngay đến khoản cầm cố sổ đỏ của ông bà nội ngoại ở quê, khoản lãi ngân hàng mỗi tháng hơn 20 triệu đồng, tiền thuê phòng học 3 tháng sắp phải đóng (25 triệu đồng/tháng), tiền lương nhân viên và các chi phí khác… đang chờ phía trước.
Năm 2015, sau vài năm đi làm thuê, Trang mở cơ sở mầm non đầu tiên với số vốn đi vay khoảng 800 triệu đồng. Ngôi trường nằm trong khu dân cư chủ yếu là công nhân viên chức, mức thu nhập trung bình. Để thu hút học sinh ở đây và khu vực xung quanh, Trang thu học phí khoảng một triệu đồng một tháng và tổ chức nhiều hoạt động, buổi dã ngoại. Với trẻ 4 tuổi, tiền ăn, học phí, năng khiếu và dã ngoại mỗi tháng khoảng 2,2 triệu đồng.
“Sau một năm hoạt động, tôi mở thêm cơ sở do số học sinh ngày càng tăng. Trường hoạt động tốt nên cũng có nhiều chế độ đãi ngộ cho hơn chục giáo viên”, Trang kể, nhớ lại 3-4 năm trước.
Ba cơ sở mở ra trong ba năm liên tiếp khiến chồng Trang phải nghỉ việc ở nhà hỗ trợ vợ quản lý. Vợ chồng cô có kế hoạch tiếp tục mở rộng và nâng cấp cơ sở vật chất. “Thế nhưng mọi kế hoạch tan vỡ, từ khi Covid-19 xuất hiện”, Trang thở dài nói. Không có khoản dự phòng, Trang lao đao ngay đợt dịch đầu tiên. Chủ nhà không giảm tiền thuê khiến chị phải đi vay lãi để đóng. Trang cũng không thể chuyển chỗ khác do học sinh và phụ huynh đã quen địa điểm.
Trong khi một số trường tư dừng đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên trong mấy tháng nghỉ, Trang vẫn cố gắng duy trì vì biết nếu không giữ chân được họ đồng nghĩa với việc mất học sinh và trường cũng không thể tồn tại. Khó khăn nhưng Trang cố vay mượn để hỗ trợ giáo viên một triệu đồng mỗi người.
Lần ấy, Trang từng phải viết tâm thư gửi phụ huynh, mong được đồng cảm và chia sẻ. Cô xin được tạm ứng tiền học phí của các con để trang trải tiền lương và các chi phí khác nhưng cũng không nhận được là bao. “Phụ huynh hỗ trợ được chừng nào quý chừng đó, tôi không trách họ được. Nhiều gia đình là công nhân, đồng lương hạn hẹp nên với họ 1-2 triệu đồng khi ấy cũng là cả vấn đề. Họ cũng còn phải lo cho gia đình”, Trang tâm sự.
Giáo viên vệ sinh khu vực vui chơi ở một trường mầm non tư thục trước khi đón trẻ trở lại trường.
Cuối cùng, Trang phải đóng cửa một cơ sở sau đợt dịch đầu năm 2020. Khi chưa kịp hồi phục, Trang tiếp tục lâm vào nợ nần do ảnh hưởng của đợt dịch lần hai, phải dừng hoạt động cơ sở thứ hai. Trong những lúc khủng hoảng nhất, Trang từng nghĩ đến việc từ bỏ nhưng tình yêu nghề và lương tâm nghề nghiệp khiến cô tiếp tục gồng mình duy trì cơ sở còn lại.
Theo Trang, các trường mầm non quốc tế ở khu dân cư cao cấp, với mức học phí cao, sẽ chỉ mất vài tháng để kéo lại khoản lỗ. Còn với những trường tư nhỏ lẻ như cô cần có nhiều học sinh hơn và mất nhiều thời gian hơn mới có thể bù lại được. Sau mỗi đợt nghỉ, số học sinh ở trường Trang giảm đáng kể, từ khoảng 60 còn 40. Lý do phụ huynh sợ dịch kéo dài, chuyển con sang trường công để giảm chi phí.
Hai năm nay, Trang ví mình như ngồi trên chảo lửa, chỉ lo co kéo đủ chi, thậm chí vay thêm mà không trả được nợ. “Giờ chỉ có nhà nước hoặc doanh nghiệp hỗ trợ may ra những trường mầm non tư thục như chúng tôi mới có thể vực dậy được”, Trang mệt mỏi nói.
Cũng lâm vào tình trạng kiệt quệ, Hồng Thanh, chủ một nhóm trẻ ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, chia sẻ hiện đến tiền chi tiêu cho bản thân cũng không có. Thanh có hai cơ sở mầm non và đều phải đi thuê nhà mỗi tháng 15 và 20 triệu đồng. Sau 5 năm mở cơ sở đầu có hiệu quả, Thanh cùng một người bạn đầu tư 700 triệu đồng cho cơ sở thứ hai, trước thời điểm Covid-19 xuất hiện.
Tuy nhiên, cơ sở này vừa hoạt động được 6 tháng thì phải dừng vì không trụ nổi. Đợt dịch đầu tiên, cô vẫn cố xoay sở nhờ chút tiền tích góp từ khi đi làm. Đợt sau, cô vay mượn ngân hàng cầm cự. Còn lần này, Thanh không biết nên tiếp tục hay dừng lại vì số nợ khá lớn. “Tôi không muốn ôm con bỏ chợ, nhưng thực sự lực bất tòng tâm, tôi không đủ khả năng hỗ trợ giáo viên nữa”, Thanh tâm sự.
Theo Thanh, trường công được nhà nước hỗ trợ nên giáo viên vẫn hưởng lương, trong khi trường mầm non tư thục không có nguồn. Những chủ nhóm lớp phải đi thuê trụ sở và kinh tế không vững gần như không có tia hy vọng cứu vãn khi dịch bệnh liên tục. Nguồn thu lớn nhất của các trường là học phí từ phụ huynh, nhưng giờ các con nghỉ hết khiến họ mất nguồn tài chính.
Video đang HOT
Là chủ hai cơ sở mầm non ở quận Thanh Xuân, Hà Nội, anh Nguyễn Hải, 40 tuổi, cho rằng muốn hoạt động lâu bền, giữ chân được nhân viên, trường mầm non tư thục phải có quỹ dự phòng. Năm 2012, công việc riêng không thuận lợi, trường mầm non do vợ quản lý không có học sinh, anh Hải cầm cố ôtô lấy tiền trả lương cho nhân viên.
“Sau biến cố ấy, tôi nghĩ cần có sự chuẩn bị nên mở thêm mảng thực phẩm. Lợi nhuận từ việc bán nông sản sẽ hỗ trợ mảng giáo dục những lúc khó khăn”, anh Hải giải thích. Anh hiện quản lý một nhóm chủ trường mầm non tư ở Hà Nội. Ngoài hai cơ sở mầm non là nhà riêng, anh có một trang trại ở Hòa Bình, cung cấp nông sản sạch cho các bữa ăn hàng ngày của học sinh. Mỗi đợt vườn thu hoạch hoa quả, rau, thịt, cá, phụ huynh nếu có nhu cầu có thể đặt mua.
Nhờ hướng đi đó, anh không bị ảnh hưởng nhiều sau các đợt dịch. Năm ngoái, anh trả đủ tháng đầu, 6-7 triệu đồng/người, cho 16 giáo viên, quản lý và nhân viên bếp. Những tháng tiếp theo, anh hỗ trợ họ nửa tháng lương cùng thực phẩm từ trang trại. Các cô giáo ở trọ có thể chuyển đến trường trong thời gian nghỉ dịch để đỡ khoản thuê nhà.
Vợ chồng anh Hải chuyển nông sản, trái cây từ trang trại xuống chia cho phụ huynh và giáo viên, hỗ trợ họ vượt qua những ngày nghỉ dịch. Ảnh: NVCC.
Tuần trước, vợ chồng anh Hải chở rau, trái cây, gà, vịt, cá từ trang trại xuống chia sẻ cho phụ huynh và các cô giáo trước khi trường tạm dừng hoạt động. “Tôi dẫn dắt bao nhiêu con người phía sau nên phải có trách nhiệm với họ. Nếu không có đầu óc quản trị, chỉ tập trung vào chuyên môn và mở nhiều cơ sở, tôi khó có thể xoay sở được khi biến cố xảy ra”, anh Hải nói.
Các chủ trường trong nhóm anh quản lý hiện hầu hết phải thu gọn ba cơ sở về một, chuyển nhượng giá rẻ hoặc trở lại đi làm thuê. Anh Hải cho rằng dịch bệnh được xem như một cuộc thanh lọc đối với khối mầm non tư thục. Những trường trụ lại được phải có tiềm lực kinh tế.
Các chủ trường mong nhà nước có chế độ hỗ trợ khó khăn đối với khối mầm non tư thục. Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, họ hy vọng các cấp ban ngành tạo điều kiện vực dậy và ổn định để phục vụ cho xã hội.
Cho con học trường mẫu giáo làng 7 triệu/kỳ, mẹ lặng người khi cô giáo gửi hình suất ăn
Nhìn suất ăn trưa của con, không ít phụ huynh đã phải nghẹn ngào không nói nên lời.
Là cha mẹ, ai cũng muốn con mình được học tập trong những môi trường tốt nhất. Vì vậy, ngay từ khi con đến tuổi học mẫu giáo, cha mẹ nào cũng cố gắng tìm những trường điểm, ở trung tâm hay những trường mẫu giáo quốc tế để con có thể sớm tiếp xúc được những phương pháp học tập tiên tiến.
Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng có thể đủ điều kiện tài chính để cho con theo học tại những môi trường tiên tiến này. Nhiều bậc cha mẹ phải bấm bụng cho con theo học tại những ngôi trường nhỏ, ở gần nhà vì học phí vừa tiết kiệm lại vừa tiện đưa đón con.
Liệu với mức học phí như thế, chất lượng giảng dạy và cơ sở vật chất ở đây có được đảm bảo không? Câu chuyện của bà mẹ trẻ dưới đây có lẽ sẽ phần nào trả lời cho câu hỏi đó.
Gần đây, một bà mẹ ở Trung Quốc đã chia sẻ câu chuyện cho con đi học mẫu giáo của mình. Chị cho biết, ở Trung Quốc, học phí và tiền ăn trưa ở các trường mầm non tư thục hay các trường nằm trên địa bàn trung tâm dao động khoảng 5.000 NDT/kỳ (khoảng 17,7 triệu đồng). Đây là một số tiền có phần đắt đỏ đối với điều kiện kinh tế của gia đình người mẹ này. Sau khi tính toán kỹ lưỡng, chị đã quyết định cho con học tại trường mẫu giáo gần nhà với mức học phí chỉ khoảng 2.000 NDT/kỳ (khoảng 7 triệu). Như vậy, bà mẹ này có thể tiết kiệm được thêm chi phí đưa đón vì nhà gần trường.
Dù vậy, người mẹ vẫn rất băn khoăn không biết chất lượng giảng dạy cũng như khẩu phần ăn trưa của con có được đảm bảo không. Chị lo sợ rằng bữa trưa của con sẽ được thiết kế đơn giản để phù hợp với mức học phí. Tuy nhiên, 2 ngày trước, người mẹ đã hoàn toàn thay đổi suy nghĩ khi cô giáo đã gửi một bức ảnh vào nhóm chat của phụ huynh.
Theo đó, cô giáo đã gửi vào nhóm chat hình ảnh những món ăn cho bữa trưa của các bé ở trường. Người mẹ vô cùng ngạc nhiên vì bữa ăn trưa rất đa dạng với nhiều món ăn được chế biến và bày biện công phu. Chưa kể, các món ăn cũng được sắp xếp tươm tất, rau được cắt nhỏ cho vừa miệng các em học sinh. Nhà trường còn chia khẩu phần ăn cho học sinh thích ăn ngọt, thích ăn cay... Trẻ nào thích ăn khẩu vị nào sẽ được tự chọn.
Một khay thịt có cả phần nạc, phần mỡ được chế biến cho học sinh mẫu giáo
Rau được thái nhỏ, chia làm 2 phần cay và không cay dành cho từng khẩu vị của học sinh
Trứng được rán với phần nhân bên trong là rau và thịt
Một suất mì trong bữa ăn trưa
Trước những bữa ăn tươm tất này, nhiều phụ huynh đã dành lời ngợi khen cho nhà trường. Họ cảm thấy an lòng trước chất lượng dịch vụ dù đóng tiền học phí chưa bằng một nửa các trường bình thường.
Sau khi người mẹ chia sẻ câu chuyện, không ít dân mạng cũng để lại những lời khen:
- "Nhìn bữa ăn các bé mà ấm lòng quá. Không thể ngờ cả tiền học phí lẫn ăn trưa chỉ có 2.000 NDT mà có thể tươm tất thế này".
- "Dù không phải thức ăn hảo hạng nhưng đều được chế biến ngon miệng, đầy đủ chất dinh dưỡng. Cảm ơn nhà trường đã quan tâm các em".
Thực tế, mỗi gia đình có một điều kiện kinh tế và nhu cầu khác nhau. Vì vậy, không phải lúc nào những trường mầm non trọng điểm hay có học phí cao là lựa chọn tốt nhất. Cha mẹ có thể dễ dàng xác định được ngôi trường thích hợp cho con và tiện cho mình với 8 tiêu chí chọn trường sau đây:
1. Vị trí
Trường gần nhà là lựa chọn ưu tiên số 1. Cho dù là trường mầm non có chất lượng tốt nhưng ở cách xa nhà thì cũng không nên chọn, vì thời gian đưa đón, sự di chuyển đi lại giữa nhà và trường sẽ có những bất tiện đối với cả cha mẹ và trẻ nhỏ.
2. Thời gian học linh hoạt
Đa số cha mẹ sẽ chọn những trường có lịch học từ thứ 2 đến thứ 6, hai ngày cuối tuần trẻ sẽ được nghỉ để ở bên cha mẹ và ông bà. Tuy nhiên, tùy vào công việc của mỗi người mà cha mẹ nên lựa chọn cho con mình học ở những trường có thời gian học linh hoạt. Ví dụ: trường có giữ trẻ thêm vào ngày thứ 7 để cha mẹ có thể gửi trẻ đi học nếu bận việc.
3. Giờ đưa đón trẻ
Có những trường có giờ đón trẻ trễ hoặc trả trẻ sớm. Tùy thuộc vào công việc, hoàn cảnh gia đình mà cha mẹ nên lựa chọn cho trẻ những trường có giờ giấc đưa đón phù hợp với mình. Ví dụ: 17 giờ cha mẹ mới đi làm về vậy thì hãy chọn trường có giữ thêm trẻ ngoài giờ, hoặc có giờ đón trẻ sau 17 giờ để cha mẹ yên tâm và thoải mái, không phải cập rập lo lắng đi đón con cho kịp giờ.
Không phải lúc nào chọn trường học phí đắt đỏ là tốt nhất, cha mẹ nên xem xét các điều kiện của mình và chọn ra môi trường phù hợp nhất cho con và cả cha mẹ. (Ảnh minh họa)
4. Học phí
Học phí ở mỗi trường mẫu giáo là khác nhau. Trường dân lập thì khác trường công lập, trường nội thành thì học phí khác trường ngoại thành. Nhưng cha mẹ nên xem xét điều kiện kinh tế của gia đình, cũng như với mức học phí như thế thì con được nhận lại những gì.
5. Đội ngũ giáo viên
Cha mẹ nên quan tâm đến trình độ của giáo viên (đại học, cao đẳng, trung cấp), thâm niên làm việc mà các giáo viên gắn bó với trường. Nếu các thầy cô giáo công tác ở trường lâu năm đồng nghĩa với việc đây là trường ổn định.
6. Cơ sở vật chất
Cha mẹ nên tham quan trường trước khi quyết định cho trẻ theo học. Hãy nhìn vào các lớp học để kiểm tra sự sạch sẽ, kiểm tra các đồ dùng của trẻ, kiểm tra khu vui chơi của trẻ: đồ chơi, sách. Một số trường mầm non có sân chơi ngoài trời, cha mẹ cũng kiểm tra xem liệu nó có an toàn đối với con của mình hay không.
7. Chương trình học trong một ngày
Một ngày trẻ học những gì, thời gian học, thời gian chơi, thời gian ăn, ngủ có hợp lý hay không là những điều mà cha mẹ cũng nên quan tâm.
8. Tham khảo ý kiến của các cha mẹ khác
Hỏi han và chia sẻ kinh nghiệm cũng như những nhận định về các trường mẫu giáo từ những người xung quanh cũng sẽ giúp cho cha mẹ có cái nhìn bao quát hơn về các trường, từ đó đưa ra sự lựa chọn đúng đắn. Tốt nhất, cha mẹ nên hỏi ý kiến của những phụ huynh đang có con theo học tại trường. Họ sẽ cho bạn những lời khuyên về các tiêu chí chọn trường mẫu giáo cho con hữu ích.
Trẻ làm quen với tiếng Anh từ 3 tuổi trong trường mầm non có phù hợp? Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, các trường mầm non có điều kiện phù hợp sẽ được tổ chức chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo, theo phương châm giáo dục "chơi mà học, học bằng chơi". Các trường mầm non có thể cho trẻ từ 3 tuổi tiếp cận học tiếng Anh. Ảnh: minh họa Trẻ...