Chú trọng giáo dục thể chất và thể thao học đường
Những năm qua, việc nâng cao chất lượng giáo dục thể chất và thể thao học đường (GDTC&TTHĐ) tại các trường học trong tỉnh luôn được ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) chỉ đạo các nhà trường thực hiện nghiêm túc.
Với việc không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy GDTC&TTHĐ, nhất là các hoạt động ngoại khóa đã thúc đẩy phong trào TTHĐ trong các trường học ngày càng phát triển, góp phần nâng cao toàn diện chất lượng GD&ĐT.
Các em học sinh thi đấu bóng rổ tại Hội khỏe Phù Đổng TP Thanh Hóa lần thứ X.
Tại TP Thanh Hóa, hàng năm cùng với việc chỉ đạo các nhà trường nâng cao chất lượng giảng dạy GDTC&TTHĐ, Phòng GD&ĐT và Trung tâm TDTT thành phố đã phối hợp tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho các em học sinh ở các cấp tiểu học và THCS trên địa bàn. Không chỉ vào dịp hè mà ngay cả trong năm học, thành phố đã mở được nhiều lớp học ngoại khóa TDTT cho các học sinh, trong đó chủ yếu các môn bóng đá, bóng bàn, bóng rổ, cờ vua, bơi lội, vovinam…
Bên cạnh các lớp do Trung tâm TDTT thành phố tổ chức và bố trí địa điểm tập luyện, thi đấu, tại các trường học cũng triển khai các lớp TDTT, đáp ứng niềm đam mê, nhu cầu rèn luyện thể chất cho các em học sinh. Đây là sân chơi bổ ích, thiết thực, thu hút hàng nghìn lượt học sinh tham gia, qua đó nhận được sự hưởng ứng của các bậc phụ huynh.
Từ thành công của các lớp TDTT ngoại khóa chính là cơ sở để TP Thanh Hóa xây dựng và triển khai mô hình câu lạc bộ (CLB) thể thao trường học. Theo đó, từ năm học 2019-2020, thành phố đã triển khai mô hình CLB thể thao trường học trên toàn địa bàn. Theo thống kê chưa đầy đủ, tại khu vực nội thành, mỗi trường có ít nhất từ 4-5 CLB thể thao, khu vực ngoại thành có 3-4 CLB thể thao.
Video đang HOT
Các trường căn cứ nhu cầu của các em học sinh, điều kiện để tổ chức và duy trì các CLB thể thao (trong đó hoạt động ngoài giờ trong năm học và các buổi trong tuần vào dịp hè). Thông qua hoạt động của các CLB thể thao trường học để TP Thanh Hóa lựa chọn đội tuyển tham gia thi đấu tại các giải TDTT do ngành GD&ĐT tổ chức. Trong đó, tại Hội khỏe Phù Đồng toàn tỉnh lần thứ X năm 2019, TP Thanh Hóa xếp thứ nhất toàn đoàn.
Đây là một trong số nhiều địa phương tiêu biểu trên địa bàn tỉnh đã và đang thực hiện hiệu quả công tác giảng dạy GDTC&TTHĐ thời gian qua. Bám sát Quyết định số 1611/QĐ-BGDĐT ngày 10-5-2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17-6-2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển GDTC&TTHĐ giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị trường học xây dựng kế hoạch cho hoạt động TDTT; đồng thời tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phục vụ cho việc tập luyện, học tập của học sinh.
Về công tác GDTC, thực hiện nghiêm túc dạy môn thể dục theo khung chương trình của Bộ GD&ĐT, trong đó 100% các nhà trường thực hiện đảm bảo dạy đúng và dạy đủ 2 tiết/tuần. Nội dung chương trình thể dục được thực hiện theo hướng trang bị kiến thức, kỹ năng vận động, giáo dục các tố chất thể lực, hình thành thói quen tập luyện TDTT cho học sinh. Đối với môn thể thao tự chọn, khuyến khích các nhà trường đưa các môn thể thao dân tộc phù hợp với nhà trường và địa phương vào giảng dạy; đồng thời khuyến khích các nhà trường đưa môn vovinam, bơi lội vào giảng dạy cho học sinh.
Cùng với đó, các nhà trường khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy, đảm bảo mục tiêu giáo dục nhân cách, rèn luyện kỹ năng, thể lực cho học sinh; đồng thời thường xuyên tổ chức thi giáo viên dạy giỏi môn thể dục, lựa chọn được nhiều giáo viên có trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm tốt tham dự hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
Về hoạt động thể thao, các nhà trường đẩy mạnh việc thành lập các CLB thể thao trong nhà trường, cơ sở giáo dục; tăng cường tổ chức hoạt động thể thao, tạo điều kiện cho học sinh, cán bộ, giáo viên được thường xuyên tham gia tập luyện, thi đấu nhằm duy trì, nâng cao sức khỏe, thể lực phục vụ tốt cho lao động, học tập; tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, trọng tài cho cán bộ, giáo viên, cán bộ phụ trách công tác GDTC&TTHĐ.
Với việc nâng cao chất lượng GDTC&TTHĐ đã tạo điều kiện để lựa chọn đội tuyển của ngành tham gia một số giải thể thao do Bộ GD&ĐT tổ chức. Trong đó tại Giải bóng bàn “Người giáo viên Nhân dân” tranh Giải Báo Giáo dục và Thời đại lần thứ XIV – 2018 tại Đà Nẵng, đoàn Thanh Hóa đạt 3 huy chương Vàng, 1 huy chương Bạc và 2 huy chương Đồng.
Còn tại Giải bóng đá Hội khỏe Phù Đổng học sinh tiểu học và THCS toàn quốc Cúp Milo 2019, khu vực II, đội tuyển bóng đá nam tiểu học và THCS giành giải ba. Ngoài ra, Sở GD&ĐT còn thường xuyên phối hợp với đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động thi đấu TDTT với quy mô lớn từ cấp tiểu học trở lên, như: Giải bóng đá, bóng rổ, vovinam, điền kinh, nhất là Hội khoẻ Phù Đổng… tạo phong trào thi đua sôi nổi trong các đơn vị trường.
Tại Hội khỏe Phù Đổng toàn tỉnh lần thứ X, năm 2019, với sự tham gia của hơn 8.000 vận động viên là học sinh đến từ các đơn vị trường tiểu học, THCS, THPT trong tỉnh tranh tài ở 16 môn thi, với chất lượng chuyên môn ngày càng được nâng lên.
Hiệu quả từ chương trình giáo dục thể chất học đường
Thời gian qua, công tác giáo dục thể chất và y tế trường học của An Giang đạt được hiệu quả đáng kể, góp phần vào công tác chăm sóc sức khỏe, thể chất, tinh thần cho học sinh các cấp, hướng đến hiệu quả giáo dục học sinh ngày càng toàn diện hơn.
Hội khỏe Phù Đổng hàng năm được các em học sinh, sinh viên tích cực tham gia
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), việc thực hiện công tác giáo dục thể chất và y tế trường học năm học qua đúng theo quy định và các văn bản hiện hành, bám sát chương trình khung của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT. Các giáo viên dạy thể dục đều đạt chuẩn, có chuyên môn tốt góp phần thành công vào công tác giảng dạy bộ môn.
Bên cạnh việc giảng dạy cũng như học tập của học sinh, giáo viên, học sinh còn tham gia các hoạt động ngoại khóa như tham gia các phong trào thể dục - thể thao (TDTT) do địa phương và các ngành có liên quan tổ chức, được luyện tập TDTT thường xuyên thông qua các môn yêu thích.
Việc tổ chức các giải thể thao trường học được duy trì hàng năm. Qua thi đấu tuyển chọn vận động viên, huấn luyện viên tham gia các giải thể thao của ngành, tỉnh, khu vực và toàn quốc.
Đối với các cơ sở giáo dục, tùy điều kiện từng trường, tổ chức các giải thi đấu TDTT vào các ngày lễ lớn trong năm với một số môn thi đấu trong Hội khỏe Phù Đổng như: điền kinh, cầu lông, bóng bàn, đá cầu, cờ vua, bóng chuyền, bóng đá... với quy mô gọn nhẹ, đạt chất lượng và hiệu quả cao.
Những năm qua, các cơ sở giáo dục đã có nhiều cố gắng xây dựng, sửa sang sân chơi, bãi tập cho học sinh. Hệ thống sân tập ngày càng được hoàn thiện, phục vụ tốt việc giảng dạy môn thể dục trong trường học ở địa phương. Gần 100% các trường có sân cầu lông, bóng chuyền; 100% trường có sân bãi để có thể tiến hành giờ học thể dục theo chương trình.
Trong nhiều năm, hệ thống thiết bị phục vụ giáo dục thể chất từng bước được quan tâm đầu tư từ nhiều nguồn, trong đó thiết bị dành cho học sinh là chủ yếu. 100% cơ sở giáo dục có thiết bị dạy học môn thể dục. Thiết bị đầu tư tuân thủ theo danh mục bộ môn do Bộ GD&ĐT ban hành. 100% cơ sở giáo dục có đủ thiết bị ở mức tối thiểu theo quy định, phát huy tốt công tác bảo quản, nâng cao hiệu quả sử dụng, từng bước đáp ứng chương trình thay sách giáo khoa mới.
Với các phương tiện khác phục vụ giảng dạy, tập luyện và thi đấu thể thao, hàng năm được bổ sung trang thiết bị phục vụ tối thiểu cho công tác giảng dạy TDTT và học tập. Các điều kiện đảm bảo cho môn thể dục đáp ứng nhu cầu tập luyện tối thiểu cho giáo viên và học sinh.
Thời gian qua, nhiều đơn vị trường học đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng các trường học theo chuẩn: phòng học, các phòng chức năng, bàn ghế, bảng, đồ dùng trang thiết bị dạy và học; đảm bảo vệ sinh môi trường trong trường học, hệ thống cung cấp nước sạch và nhà vệ sinh, phòng y tế... đạt chuẩn theo quy định của Thông tư số 13/2016/TTLT- BYT-BGDĐT. Phòng Y tế của các đơn vị đều được trang bị thuốc, thiết bị y tế tối thiểu để phục vụ công tác sơ cứu ban đầu....
Theo đánh giá của Sở GD&ĐT, nhìn chung công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với học sinh, sinh viên có nhiều chuyển biến tích cực, các trường đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết để thực hiện sơ cứu, xử lý những bệnh thông thường. Nhiều trường hợp được quỹ Bảo hiểm y tế chi trả đã giúp gia đình vượt qua khó khăn về tài chính, nhất là đối với những em có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Nhiều đơn vị đã quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng các trường học theo chuẩn.
Các đơn vị đã tổ chức tư vấn cho giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh về các vấn đề liên quan bệnh tật, sự phát triển thể chất, tinh thần cho học sinh, hướng dẫn cho học sinh biết cách tự chăm sóc bản thân và cộng đồng; thông báo cho cha mẹ học sinh về tình trạng sức khỏe của học sinh...
Phong trào tập luyện TDTT trong và ngoài nhà trường ngày càng phát triển, đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ khá tốt tham gia giảng dạy và luyện tập, từ đó có nhiều vận động viên tham gia các giải thể thao khu vực và toàn quốc đạt thành tích cao.
Bài, ảnh: NGỌC GIANG
Thúc đẩy thói quen rèn luyện thể chất từ lứa tuổi mầm non Olympic Victory 2020 - Stronger Together được Trường mầm non Thực nghiệm Victory tổ chức chiều nay (12/6) với sự tranh tài của 288 "vận động viên" ở các nội dung tập thể, đồng đội và cá nhân theo từng lứa tuổi. Các vận động viên nhí tham gia phần thi chạy tại Olympic Victory 2020 - Stronger Together. Cô trò mầm non...