Chú trọng giảng dạy hiệu quả hai kỹ năng nghe và nói
Năm học mới 2019-2020, tại Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm (trực thuộc Trường Đại học Đồng Nai), hầu hết phụ huynh học sinh đều phấn khởi đăng ký cho con em mình vào học chương trình tiếng Anh tăng cường, do Trung tâm Anh ngữ Việt Mỹ (trực thuộc tập đoàn giáo dục Việt-Mỹ) đảm nhận giảng dạy tại trường.
Với những cải tiến, đổi mới trong cách giảng dạy và quản trị giáo dục, chương trình tiếng Anh tăng cường hướng đến trang bị thật tốt kiến thức tiếng Anh cho học sinh qua hai kỹ năng nghe và nói, mang lại niềm tin với phụ huynh và góp phần tạo nên thương hiệu cho nhà trường.
Giáo viên người bản xứ, được tuyển chọn theo chuẩn quốc tế…, là yếu tố hàng đầu mang lại chất lượng chương trình tiếng Anh tăng cường.
Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm (PT THSP) hiện có cơ sở vật chất trường lớp khang trang, hiện đại hàng đầu của tỉnh Đồng Nai. Năm 2017, Trường PT THSP đi đầu trong việc kết hợp với Trung tâm Anh ngữ Việt Mỹ trực thuộc tập đoàn giáo dục Việt-Mỹ (Vietnam Emerica Education Group, được viết tắt là VMG) thực hiện giảng dạy chương trình tiếng Anh tăng cường cho học sinh toàn trường.
Theo ông Đậu Thành Vinh- Hiệu trưởng Trường PT THSP, hiện nay chương trình giảng dạy tiếng Anh của Bộ GD-ĐT đang được giáo viên người Việt giảng dạy cho học sinh, hầu như mới thực hiện tốt về phần kiến thức ngữ pháp, đọc, hiểu. Riêng phần nghe và nói tiếng Anh thì còn hạn chế. Vì vậy mục tiêu xuyên suốt của chương trình đào tạo tiếng Anh tăng cường được thực hiện giảng dạy cho học sinh tại Trường PT THSP là tập trung đào tạo 2 kỹ năng nghe và nói, đồng thời bổ trợ các đề tài nói dựa trên chương trình đào tạo của Bộ GD-ĐT.
Tại Trường PT THSP, chương trình tiếng Anh tăng cường mang tính chất học sinh tự nguyện đăng ký học và kết quả học tập của chương trình tiếng Anh tăng cường này không ảnh hưởng đến điểm số của học sinh trên lớp. Chương trình giảng dạy tiếng Anh tăng cường được thiết kế phù hợp với trình độ tiếng Anh của từng cấp độ và từng cấp lớp học khác nhau, tuy nhiên vẫn chỉ tập trung vào hai kỹ năng nghe và nói.
Một góc khuôn viên Trường PT THSP, ngôi trường khang trang, hiện đại hàng đầu tại tỉnh Đồng Nai.
Nếu như ở mỗi lớp học theo chương trình học bình thường hiện nay ở trong nước được bố trí khoảng 40-45 học sinh/lớp học, thì đối với chương trình tiếng Anh tăng cường có sĩ số học sinh dao động từ 15-18 học sinh/lớp học. Điều này nhằm đảm bảo tất cả các học sinh học chương trình tiếng Anh tăng cường đều được tương tác, giao tiếp trực tiếp với các giáo viên bản xứ và đảm bảo chất lượng dạy và học theo đúng môi trường lớp học quốc tế.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Quốc Khánh-Giám đốc Trung tâm Anh ngữ Việt Mỹ, cho biết: “Tất cả giáo viên bản xứ tham gia giảng dạy chương trình tiếng Anh tăng cường đều được chúng tôi tuyển chọn rất kỹ các tiêu chuẩn về bằng cấp, trình độ, kiến thức, nghiệp vụ sư phạm, đạo đức…Người giáo viên đáp ứng mọi yêu cầu của chúng tôi đưa ra thì mới được bố trí giảng dạy cho học sinh. Chúng tôi xem yếu tố giáo viên là quan trọng nhất. Chúng tôi luôn dành những đầu tư lớn nhất cho người giáo viên, đây là đội ngũ quyết định chất lượng đào tạo tiếng Anh cho học sinh”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tất cả giáo viên tham gia giảng dạy chương trình Anh văn tăng cường đều là những giáo viên đang đảm nhận giảng dạy chính tại Trung tâm Anh ngữ Việt Mỹ, được bố trí sang giảng dạy cho học sinh tại Trường PT THSP. Các giáo viên nước ngoài đều có kinh nghiệm giảng dạy ít nhất từ một năm trở lên, đạt các bằng cấp giảng dạy ngoại ngữ TEFL, TESOL…
Mỗi lớp học Anh văn bố trí 15-18 học sinh, phòng học thoáng rộng, trang bị máy lạnh, máy chiếu, tivi…
Trong mỗi lớp học, ngoài giáo viên bản xứ đảm nhận lớp học, còn có thêm một giảng viên người Việt thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ ngôn ngữ khi cần thiết đối với những trường hợp học sinh trong lớp học chưa nắm được bài giảng. “Tuy nhiên, để đảm bảo việc rèn luyện cho các em khả năng thích ứng cao trong môi trường học tập học tiếng Anh, thì người giáo viên hỗ trợ này hạn chế tối đa việc sử dụng tiếng Việt đối với học sinh trong lớp học”, bà Dương Việt Ngọc Oanh-phụ trách quản lý chất lượng đào tạo tại Trung tâm Anh ngữ Việt Mỹ cho biết.
Bên cạnh việc bố trí giảng viên người bản xứ trực tiếp giảng dạy, giáo viên người Việt hỗ trợ, còn có cả nhân viên quản lý mỗi lớp học làm nhiệm vụ bám sát tình hình học tập của học sinh để báo cáo kết quả đến Ban giám hiệu nhà trường và phụ huynh học sinh. Vào giờ học chương trình tiếng Anh tăng cường, học sinh mỗi lớp được di chuyển đến những phòng học được thiết kế riêng biệt trong khuôn viên trường. Phòng học được thiết kế không gian rộng thoải mái, được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập (phòng máy lạnh, máy chiếu, tivi, loa, bàn ghế chuẩn hiện đại…).
Hiện tại, thời lượng học môn tiếng Anh trong mỗi tuần học của học sinh được bố trí 8 tiết học/tuần. Trong đó gồm có 6 tiết học theo chương trình tiếng Anh của Bộ GD-ĐT còn 2 tiết học (tương ứng với 90 phút) học theo chương trình tiếng Anh tăng cường. Ông Đậu Thành Vinh hiệu trưởng nhà trường, nhận định: “Chương trình tiếng Anh tăng cường được bố trí cho học sinh học tập với thời lượng 2 tiết học/tuần như vậy là phù hợp. Chương trình chủ yếu rèn luyện hai kỹ năng nghe và nói để cho việc học tiếng Anh của các học sinh được hoàn thiện hơn. Điều này, quý phụ huynh cần hiểu rõ để theo dõi hiệu quả việc học của con em mình tốt hơn”.
Học sinh thoái mái, vui vẻ, hứng thú cùng giáo viên tham gia các trò chơi gắn liền bài học.
Chia sẻ về mặt ưu điểm khi tham gia chương trình tiếng Anh tăng cường, học sinh Trương Huy (lớp 6A5) nhận xét: “Em và các bạn rất vui khi được tiếp cận và học trực tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Anh với giáo viên người nước ngoài. Trong giờ học, giáo viên nước ngoài thường kèm theo nhiều trò chơi vui nhộn, gắn liền với thực hành nghe và nói tiếng Anh, nên dễ học. Mới vào học được một tháng, nhưng em và các bạn được rèn luyện và phát huy tốt hai kỹ năng nghe và nói”. Theo thiết kế của chương trình, học sinh còn được tham gia các buổi “học mà chơi” ngoại khóa, đồng thời bổ trợ kiến thức cho các bài học tiếng Anh theo chương trình của Bộ GD-ĐT.
Trường PT THSP Đồng Nai ngày càng khẳng định chất lượng giảng dạy, thu hút sự quan tâm của học sinh và phụ huynh.
Tham gia chương trình học tiếng Anh tăng cường, phụ huynh theo dõi việc học của con em mình qua những thông báo của Trung tâm Anh ngữ Việt Mỹ. Cụ thể, những tin nhắn thông báo về kết quả học của con em được gửi đến phụ huynh trước và sau mỗi kỳ thi, mỗi học kỳ; mỗi em học sinh cũng được nhận kết quả học tập hàng tháng. Ngoài ra, để tiện nắm bắt việc học của con em mình, phụ huynh cũng có thể đến trực tiếp tại bộ phận quản trị học sinh của Trung tâm Anh ngữ Việt Mỹ được đặt ngay tại Trường PT SPTH hoặc gọi qua ĐT số hotline 088 681 2323.
Trung tâm Anh ngữ Việt Mỹ trực thuộc tập đoàn giáo dục Việt-Mỹ (Vietnam Emerica Education Group, được viết tắt là VMG). VMG được thành lập từ năm 2003, hiện tập đoàn này đang quản lý và sở hữu hệ thống Đào tạo Anh ngữ Việt Mỹ tại TP.HCM, Đồng Nai, Đà Nẵng. Riêng tại địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện VMG có 8 cơ sở đào tạo tiếng Anh, thu hút hàng ngàn người học.
Trương Hiệu
Theo PLXH
Học sinh Điện Biên bớt "sợ" học ngoại ngữ do thầy cô đổi mới cách dạy
Hiện nay đa số các em học sinh trong trường đều không còn e dè, sợ sệt khi đến giờ học tiếng Anh nữa.
Ngoại ngữ từ lâu vẫn được xem là môn học khó đối với học sinh vùng cao, đặc biệt là đối với học sinh dân tộc còn nhiều khó khăn, khi các em phải học cùng lúc 3 thứ tiếng (tiếng mẹ đẻ, tiếng phổ thông và tiếng Anh). Điều này khiến chất lượng của môn ngoại ngữ ở các tỉnh miền núi thường không cao. Do đó việc đổi mới phương pháp dạy và học tiếng Anh là việc làm thật sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Việc thiếu nhiều điều kiện về cơ sở vật chất như phòng Lab chuyên biệt, các trang thiết bị hỗ trợ nghe, nhìn vẫn là thách thức không nhỏ đối với việc dạy học tốt ngoại ngữ ở vùng cao.
"Ngoài giờ dạy học sinh trên lớp, chúng tôi có thành lập các câu lạc bộ tiếng Anh cho các em học sinh ở trường. Sinh hoạt 2 buổi/tuần hoặc 2 lần/tháng. Chúng tôi còn có câu lạc bộ đọc sách, câu lạc bộ đọc truyện, câu lạc bộ hát tiếng Anh và câu lạc bộ nói tiếng Anh nữa. Việc học tiếng Anh quan trọng nhất ban đầu là giao tiếp. Tôi đã chú trọng, nhấn mạnh dạy các em giao tiếp. Bước đầu tôi nói những câu đơn giản, ngắn gọn, dịch lại bằng tiếng Việt. Sử dụng một vài lần thì các khẩu lệnh đơn giản trong lớp học các em đã nắm được và đã hiểu cô giáo nói gì".
Đó là những chia sẻ về cách làm, phương pháp dạy học ngoại ngữ mới mà các giáo viên tổ ngoại ngữ của Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học số 1 Mường Báng, xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên đang áp dụng để đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh cho 100% học sinh dân tộc của nhà trường.
Cô giáo Nguyễn Thị Vân Anh, giáo viên bộ môn ngoại ngữ cho biết, học sinh của trường thường chủ yếu là dân tộc Thái và Mông, nhiều em còn gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, chưa nói đến việc tiếp thu và học tập tốt môn tiếng Anh. Do đó để có kết quả như ngày hôm nay, trong nhiều năm qua bản thân từng giáo viên ngoại ngữ ngoài việc tự trau dồi về phương pháp dạy học từ bạn bè đồng nghiệp, còn phải tham khảo trên các diễn đàn, những bài giảng trên mạng xã hội, sử dụng mạng Internet để tìm nguồn video tranh ảnh phù hợp, sinh động giúp các em dễ tiếp thu bài học. Từ đó đổi mới cách học bằng việc xây dựng nên các cây từ vựng theo chủ điểm đối với tất cả các lớp, làm các khẩu hiệu song ngữ đơn giản ngoài sân trường, các cây xanh và trên các bức tường để mỗi lần các em đến trường, mỗi lần các em vui chơi, học tập đều bắt gặp các biển, các khẩu hiệu song ngữ.
Cô giáo Nguyễn Thị Vân Anh cho biết sau khi sử dụng các khẩu lệnh đơn giản trong lớp học các em đã nắm được và đã hiểu cô giáo nói gì.
Bên cạnh đó là việc lồng ghép việc tuyên truyền cho các em học sinh hiểu về tầm quan trọng của ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay "Từ khi chúng tôi áp dụng các phương pháp mới thì học sinh cảm thấy hứng thú hơn. Các em ra đường chào thầy cô giáo bằng tiếng Anh, giao tiếp bằng tiếng Anh, đến lớp thì các cháu rất thích hát các bài hát bằng tiếng Anh. Các cháu thấy thích thú với môn học này hơn", cô Vân Anh cho biết.
Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học số 1 Mường Báng cho biết, với sự nỗ lực của đội ngũ giáo viên trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy ngoại ngữ, hiện nay đa số các em học sinh trong trường đều không còn e dè, sợ sệt khi đến giờ học tiếng Anh nữa. Thay vào đó các em đã hứng thú hơn với môn học, nhất là khi được chơi các trò chơi. Rõ nét nhất là kết quả học tập ngoại ngữ năm học vừa qua của nhà trường, tỷ lệ học sinh có kỹ năng phát âm tốt lên đến 97%.
Tuy nhiên hiện nay việc còn thiếu nhiều điều kiện về cơ sở vật chất như phòng Lab chuyên biệt, các trang thiết bị hỗ trợ nghe, nhìn vẫn là thách thức không nhỏ đối với việc dạy học tốt ngoại ngữ của nhà trường; cũng là tình trạng chung ở hầu hết các trường vùng cao khác còn nhiều khó khăn.
"Với sự tâm huyết, nhiệt tình của đội ngũ giáo viên, đưa phương pháp mới vào giảng dạy, việc học ngoại ngữ trong nhà trường đã có những bước tiến vượt bậc. Các con đã mạnh dạn, tự tin, có kỹ năng nghe nói, đọc viết tốt. Tuy nhiên khi thực hiện đề án ngoại ngữ, nhà trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Các phương tiện hỗ trợ kỹ năng nghe nói cho học sinh thì còn thiếu nhiều. Chúng tôi mong các cấp, ngành quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, các phương tiện hỗ trợ phục vụ để việc học ngoại ngữ của học sinh được tốt hơn", cô Nhàn nói.
Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm chuyên biệt với dữ liệu số đa dạng sau đó lồng ghép thành các phương pháp dạy học mới đã giúp cho tiếng anh không còn trở nên khô khan, có kết quả học tập tốt đối với cô và trò của Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học số 1 Mường Báng nói riêng. Tuy nhiên để cách làm hay này đạt tối đa hiệu quả và lan tỏa được rộng rãi, thì như lời tâm sự của hầu hết giáo viên ngoại ngữ tại đây, đầu tiên vẫn cần có sự đầu tư chuyên biệt về cơ sở vật chất, các phương tiện hỗ trợ phục vụ tốt cho việc học ngoại ngữ của học sinh đặc thù vùng cao./.
Theo VOV
Nhiều giải pháp giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh Ngày 24-9, tại Cơ sở 3 Trường đại học Đồng Nai, Sở GD-ĐT khai mạc hội nghị triển khai nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống và công tác học sinh, sinh viên năm học 2019-2020. Tham dự hội nghị có trên 550 cán bộ quản lý là lãnh đạo các phòng GD-ĐT, hiệu trưởng các trường TH-THCS-THPT...