Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Thời gian qua, bên cạnh công tác giáo dục đại trà, ngành giáo dục tỉnh Bắc Giang đã chú trọng bồi dưỡng học sinh giỏi cấp THCS, THPT.
Bước đầu, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được đánh giá hiệu quả, tạo sức lan tỏa, động lực phát triển đối với học sinh và giáo viên.
Giờ học của học sinh Trường THPT Yên Thế, huyện Yên Thế (Bắc Giang).
Công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu thời gian qua ở Bắc Giang được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng được các cấp quản lý, các trường chú trọng đầu tư, chỉ đạo quyết liệt, tạo động lực phấn đấu và phong trào thi đua sôi nổi.
Nhiều thầy giáo, cô giáo với lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao, với trí tuệ và lòng say mê, yêu nghề đã tham gia bồi dưỡng các đội tuyển cấp tỉnh đạt thành tích cao.
Video đang HOT
iển hình là các thầy giáo, cô giáo Trường THPT: Yên Thế, Yên Dũng số 3, Ngô Sĩ Liên, Lạng Giang số 1… đã bồi dưỡng được nhiều học sinh đoạt giải nhất, giải nhì kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh…
Trường THPT Yên Thế (huyện Yên Thế) mặc dù nằm trên địa bàn huyện miền núi, điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, nhưng liên tục nhiều năm qua, luôn dẫn đầu về kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Cụ thể, từ năm học 2015 – 2016 đến nay, trường đoạt được 27 giải nhất, 75 giải nhì, 42 giải ba, 33 giải khuyến khích.
Thầy giáo Nguyễn Văn Chuyên, giáo viên môn Hóa học (Trường THPT Yên Thế) cho biết, học sinh nhiều em ở xa, gia đình thuần nông thường xuyên phải phụ giúp gia đình cho nên không dành hết thời gian cho việc học. Bên cạnh đó, điểm đầu vào lớp 10 của trường còn khiêm tốn. Tuy nhiên, được nhà trường quan tâm, hỗ trợ, các em học sinh chăm ngoan, tích cực, cho nên năm nào lớp do thầy Chuyên phụ trách cũng có học sinh đoạt giải cao kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
Cô giáo Hoàng Thị Hạnh, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Thế cho biết, để đạt được kết quả tốt trong các kỳ thi học sinh giỏi, nhà trường thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện làm nền tảng cho việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi.
ầu mỗi năm học, cùng với việc xây dựng và triển khai các hoạt động giáo dục, nhà trường lên kế hoạch cụ thể trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Kế hoạch bồi dưỡng được xây dựng chi tiết, tỉ mỉ, có sự bàn bạc thống nhất với lãnh đạo nhà trường và các tổ chuyên môn, đồng thời thông báo cho phụ huynh học sinh được biết để cùng phối hợp thực hiện.
Trong kế hoạch, nhà trường luôn chú trọng việc xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi; nội dung trọng tâm của chương trình bồi dưỡng; lựa chọn, phân công giáo viên bồi dưỡng; thi chọn đội tuyển học sinh giỏi của các bộ môn…
Khi phân công giáo viên dạy bộ môn và chủ nhiệm ở các lớp có sự cân đối giữa giáo viên có kinh nghiệm và giáo viên ít kinh nghiệm, chú ý việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên; đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra và đánh giá. Bằng những giải pháp nêu trên, trong những năm qua, chất lượng giáo dục của Trường THPT Yên Thế ổn định, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi luôn đứng trong tốp các trường dẫn đầu của tỉnh.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và ào tạo tỉnh Bắc Giang Bạch ăng Khoa cho biết, nhiều năm qua, ngành giáo dục Bắc Giang duy trì kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa đối với học sinh lớp 9, lớp 12.
Mục tiêu tạo động lực cho các trường phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu, tố chất để tạo nguồn bồi dưỡng nhân tài và để học sinh có môi trường phát triển năng khiếu của mình, tạo phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp và lan tỏa trong toàn ngành và phụ huynh học sinh.
Việc tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi, nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn góp phần thúc đẩy ngành giáo dục Bắc Giang đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện. áng chú ý là thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy học theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học ngay ở những tiết học bình thường trên lớp, tổ chức hướng dẫn học sinh về nhà tự học và học tập theo nhóm, nhất là đối với đối tượng là học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu.
Thời gian tới, ngành giáo dục Bắc Giang tập trung đổi mới phương pháp, phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi ở tất cả các cấp học. Tiếp tục đổi mới nội dung, cách thức tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi theo hướng phát hiện sớm những học sinh có năng khiếu để chủ động trong việc tuyển chọn, ôn luyện, bồi dưỡng, tập huấn các đội tuyển.
Chia sẻ kinh nghiệm phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi ở một tỉnh miền núi
Ngày 16/3, Hôi thao Nâng cao chất lượng công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi cấp THCS, THPT, được tổ chức trực tuyến ở 9 điểm cầu huyện, thị, thành phố tại Yên Bái.
Các đại biểu tại điểm cầu TP Yên Bái
Đây được coi như một "Hội nghị Diên Hồng" về phát hiện bồi dưỡng HS giỏi tỉnh Yên Bái với đầy đủ các cấp lãnh đạo Sở GD&ĐT, Hội khuyến học, các phòng GD&ĐT, các trường THPT, THCS và đặc biệt là những giáo viên đang trực tiếp đứng lớp bồi dưỡng học sinh giỏi. Các thầy cô cùng đến để hiến kế, nghe về kinh nghiệm hay và phương pháp đúng trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp.
Giai đoạn 2015 - 2020, chất lượng giáo dục mũi nhọn của Yên Bái có nhiều chuyển biến tích cực. Yên Bái có 119 giải quốc gia, 2 giải quốc tế, 3.000 giải học sinh giỏi cấp tỉnh. Kết quả này thể hiện sự cố gắng rất lớn của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục; sự nỗ lực phấn đấu không ngừng trong học tập, rèn luyện của các em học sinh ở tất cả các cấp học.
Các hoạt động đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao chắt lượng dạy - học được đẩy mạnh triển khai. Các nhà trường đã đưa ra các biện pháp quản lý dạy học thiết thực, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá, thi học sinh giỏi các cấp; rà soát, phân loại đối tượng học sinh; tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên bồi dưỡng đội tuyển; đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng cho giáo viên, học sinh đạt thành tích cao tại các kỳ thi học sinh giỏi...
Đặc biệt trong đó là công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi có nhiều đổi mới. Các nhà trường đã tuyển chọn các học sinh có tố chất, năng khiếu để thành lập các lớp học sinh nguồn. Để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh, Sở GD&ĐT, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành đã mời chuyên gia giỏi từ các trường đại học để bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên sâu về bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia cho giáo viên Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành và giáo viên cốt cán cấp tỉnh dạy đội tuyển.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế. Nhiều trường chưa tích cực, chưa phát huy hết tiềm năng của đội ngũ giáo viên trong bồi dưỡng học sinh giỏi; số lượng học sinh đạt giải quốc gia, khu vực và quốc tế còn ít, chưa bền vững, chưa đồng đều giữa các môn; việc gắn kết đổi mới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi với công tác đổi mới dạy và học còn hạn chế.
Tham luận tại Hội thảo, nhiều thầy cô giáo đã đã đưa ra ý kiến thiết thực, mang tính xây dựng cao, trong đó đặc biệt nhấn mạnh giữ vững và làm tốt phong trào dạy tốt - học tốt. Thầy cô và các nhà quản lý cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cần phải có sự quan tâm của các cấp chính quyền và người dân, để cùng chung tay phát triển bồi dưỡng, gây dựng nên phong trào dạy tốt học tốt, hướng đến bồi dưỡng học sinh giỏi ở các địa phương.
Vĩnh Phúc: Yên Lạc dẫn đầu kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 Tại kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS năm học 2020-2021, đội tuyển dự thi học sinh giỏi huyện Yên Lạc đã đạt thành tích xuất sắc với 7 giải Nhất/9 môn thi và là địa phương dẫn đầu tỉnh về chất lượng giải. Thí sinh làm bài tại Hội đồng thi thành phố Vĩnh Yên. Thống kê của Sở GD&ĐT...