Chủ tọa tuyên án, phiên tòa hỗn loạn
Gia đình nạn nhân phản ứng dữ dội sau khi tòa tuyên án
Chủ tọa phiên tòa vừa tuyên án xong cho cô giáo Thuận thì sự cố xảy ra khiến phiên tòa hỗn loạn.
LS Lê Quốc Đạt, bảo vệ quyền lợi cho gia đình bị hại, bắt đầu phần tranh luận đã cho rằng vụ án này còn nguy hiểm hơn vụ án Nguyễn Đức Nghĩa. Tại phiên toà, nhận thức của Nghĩa đã thay đổi, lương tri của Nghĩa đã thức dậy, Nghĩa tỏ ra ân hận, day dứt tột cùng. Còn trong vụ án này, các bị cáo đặc biệt là bị cáo Thuận có thái độ hết sức đáng lên án.
Thuận không hề có một giây phút nào nhìn về phía những người thân của bị hại để hối lỗi, ngay cả đứa con duy nhất của Thuận có mặt tại phiên toà, chị ta cũng không một lần ngoái nhìn.
LS Đạt nói, đây là vụ án truy xét nên việc điều tra viên chính hỏi cung 3 người cùng lúc ở 3 phòng giam khác nhau là điều bình thường. Quan trọng, có nhiều người cùng tham gia giúp điều tra viên chính viết bản cung chứ không phải chỉ một mình điều tra viên chính thực hiện.
Việc PC 45 phối hợp với PC 21 bổ sung chiếc thước nhôm vào hồ sơ vụ án cũng là điều hợp lý. Bởi lẽ, trong hiện trường cháy, trăm thứ ngổn ngang, đồ vật lại bị xê dịch bởi vòi rồng xối nước dập lửa và hoạt động cấp cứu nạn nhân… nên không thể ngay lập tức, cơ quan điều tra biết vật gì có liên quan đến vụ án, vật nào không để thu giữ, mô tả. Sự thiếu vắng chiếc thước trong biên bản không có gì khó hiểu và là khách quan. Tuy nhiên, việc không mô tả không có nghĩa vật đó không tồn tại, vì nó đã hiện hữu trong nhiều bức ảnh hiện trường.
Sự thật là bản ảnh chụp hiện trường khi khám nghiệm đã thể hiện rất rõ có chiếc thước nhôm đó.
Bị cáo Thuận tại phiên tòa
Trong phần trình bày của mình, LS Trần Đình Triển nói bản án sơ thẩm đã gây sự bất bình lớn trong công luận nói chung và đặc biệt là những người lính, gia đình người lính đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
“Theo tôi, các bị cáo phạm tội với động cơ đê hèn. Không phải là mâu thuẫn sâu sắc, chỉ là vì “ghét” chồng mà bị cáo “ghét” cả nhà anh chồng và quyết định hại chết họ”, LS Triển nói.
LS Triển đề nghị HĐXX sửa án sơ thẩm tuyên phạt mức án tử hình đối với bị cáo Thuận, tù chung thân đối với Hà và Tiệp. Đồng thời khởi tố 3 bị cáo để điều tra tiếp về tội vu khống.
Được tham gia tranh luận trước tòa, Thuận rớm rớm nước mắt nói rằng mình không phải là con người buông thả. Trong khi đó, bị cáo Tiệp cho rằng mình vô tội, dù phải nhận bản án nào thì bị cáo vẫn thấy lương tâm mình hoàn toàn trong sạch, bị cáo sẽ kêu oan đến hơi thở cuối cùng.
Đại diện VKS khẳng định, việc bổ sung vật chứng chiếc thước nhôm vào hồ sơ vụ án do cơ quan điều tra thực hiện là phù hợp. Đối với vật chứng là chiếc can nhựa đựng xăng, qúa trình điều tra đã làm rõ, nhiều lời khai của nhân chứng cho thấy trong phòng trọ của Tiệp có chiếc can.
Kết luận của VKS, không chấp nhận ý kiến của luật sư bào chữa cho bị cáo là huỷ án để trả hồ sơ điều tra bổ sung lại.
Cô giáo Thuận trong phiên xử sáng nay
Ông Nguyễn Viết Nội – Giám định viên trong vụ án trình bày trước toà: Án cháy là án khó nhất so với các loại án khác vì nhiều vụ án, tội phạm còn dùng vụ cháy để xoá dấu vết của tội phạm khác. Khi chúng tôi đến hiện trường vụ án có rất nhiều đồ đạc và chúng tôi đã phải giám định rất kĩ.
“Tôi khẳng định chắc chắn rằng giữa biên bản khám nghiệm, bản ảnh và kết luận khám nghiệm không có gì mâu thuẫn” – ông Nội nói.
Được nói lời cuối cùng trước toà, Thuận nói “sai lầm lớn nhất đời bị cáo là đã lấy Nguyễn Chí Tuấn làm chồng”. Nét mặt rắn đanh,Thuận hô to: “Tôi bị oan” đến hai lần. Hai bị cáo Hà và Tiệp cũng lặp lại hành động của Thuận.
Video đang HOT
Gia đình nạn nhân phản ứng dữ dội
Sau khi nghị án, HĐXX đã tuyên án cô giáo Thuận mức án chung thân. Vừa lúc bản án được tuyên xong thì gia đình nạn nhân đã phản đối kịch liệt khiến phiên tòa bị gián đoạn.
Theo Bee
Cô giáo hại cả nhà anh chồng vẫn kêu oan
Kết thúc phiên xử phúc thẩm ngày đầu tiên, cả 3 bị cáo đều kêu oan và vẫn chối tội.
Liệu cô giáo Thuận có phải lĩnh án tử hình? Mời các bạn tiếp tục theo dõi phiên xử Cô giáo thiêu chết 3 người vào 8h sáng mai.
16 giờ 42: Tòa tạm dừng xét xử. 8 giờ sáng mai, tòa tiếp tục làm việc.
16 giờ 32: Phần bào chữa cho bị cáo Thuận của luật sư Hoàng Văn Dũng, găp phải sự phản kháng của những người tham dự phiên tòa. Những nhân viên kiểm sát quân sự đã phải nỗ lực ổn định trật tự.
Luật sư Dũng đề nghị HĐXX hủy án sơ thẩm để điều tra lại vụ án.
15 giờ 55: Luật sư bắt đầu phần tranh tụng của mình.
15 giờ 35: Đại diện Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương đọc bản luận tội. Trong đó nêu rõ: Vụ án giết người và hủy hoại tài sản đã được xét xử sở thẩm trong hai ngày 3 - 4/8/2010 và đã tuyên phạt các bị cáo mức án: Chung thân đối với Nguyễn Thị Thuận, 20 năm tù đối với Bùi Tiến Hà, 18 năm tù đối với Hoàng Hải Tiệp.
Ngày 4/9/ các bị cáo có đơn kháng cáo. Ngày 10/8, gia đình nạn nhân có đơn kháng cáo.
Tại phiên sơ thẩm, các bị cáo đã không khai nhận hành vi phạm tội. Tuy nhiên trước đó, các bị cáo đã bị cách li trong suốt quá trình lấy lời khai tại Cơ quan Điều tra. Theo đó, những hành vi phạm tội của các bị cáo đã được khai nhận rõ ràng như nội dung vụ án, không có sự thay đổi trong bản chất vụ án.
Lời phản cung của các bị cao là không có căn cứ, thậm chí tại phiên tòa hôm nay, bị cáo Thuận nói, không tin cả luật sư của mình. Với trình độ đại học như bị cáo Thuận, cao đẳng như bị cáo Tiệp và tuổi đời như bị cáo Hà, không thể nại ra những lời như: Tôi không ý thức được, hay tôi không rõ... Bởi lẽ, tội ác mà họ gây ra là vô cùng dã man.
Đại diện Viện Kiểm sát khẳng định không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo. Xét thấy tại tòa hôm nay, các bị cáo cũng không tỏ ra ăn năn, hối cải nên không áp dụng các tình tiết giảm nhẹ về hình phạt dối với các bị cáo.
Nỗi đau của gia đình nạn nhân là quá lớn, không có gì bù đắp nổi.
Tòa kết thúc phần xét hỏi, chuyển sang phần tranh luận.
15 giờ 30: Đại diện cơ quan giám định Bộ Công an đã đứng lên trả lời các câu hỏi của luật sư bào chữa cho bị cáo. Vị giám định viên khẳng định, những kết quả giám định của vụ cháy là khách quan và hoàn toàn chính xác.
15 giờ 25: Luật sư Triển hỏi bà Hoàng Thị Huỳnh - Mẹ của nạn nhân Nguyễn Chí Hưng - về chi tiết gia đình nạn nhân tố cáo trước khi phiên tòa sơ thẩm diễn ra.
15 giờ 15: Luật sư bị hại chất vấn: Tại sao trong 5 phút, anh chỉ nói được mấy câu thông báo về vụ cháy cho Thuận biết? Bị cáo Hà khẳng định cuộc gọi hơn 5 phút sau vụ cháy đến máy của Thuận, chỉ nói vài câu thông báo về vụ cháy như vậy thôi
15 giờ 00: Đại diện Viện Kiểm sát hỏi: Bị cáo khai về việc bị cáo bị tra tấn lúc mấy giờ và bị đánh trong bao lâu? Hà đáp: Tôi không biết, tôi ngất đi nhiều lần. Khoảng 24 giờ tôi bắt đầu bị đánh. Tuy nhiên, đại diện VKS công bố bản khai bị cáo thực hiện lời khai nhân tội và đã có biên bản điểm chỉ về việc y bị đau tay trước đó khoảng 4 tiếng đồng hồ.
Bị cáo Hà im lặng, suy nghĩ hồi lâu và nói: Tôi không biết. Hà khẳng định với luật sư bào chữa cho bị cáo việc mình bị tra tấn bằng cách quặt tay ra sau, treo lên quạt trần.
14 giờ 50: Luật sư hỏi bị cáo Hà: Tại sao khi biết nhà anh Hưng cháy, anh không có hành động gì để cấp cứu họ? Trước đó giữa anh Hưng rất có ân tình với anh?
- Bị cáo Hà nói: Tôi đã gọi điện nhưng không ai nghe (thực tế, trong hồ sơ vụ án, Hà chỉ gọi điện thông báo cho Thuận biết nhà anh Hưng bị cháy và nghe tiếng trẻ con, phụ nữ kêu cứu - PV).
- Luật sư hỏi: Bị cáo chỉ cách nhà chị Thuận 500 mét, tại sao không gọi điện hoặc chạy đến nhà bị hại để cứu cháy? Tài liệu viễn thông thể hiện, sau vụ cháy, anh gọi điện cho Thuận hơn 5 phút, vậy trong thời gian đó anh trao đổi cái gì? (Hơn 5 phút, 2 bị cáo nói chuyện với nhau về vụ cháy, thay về cứu giúp nạn nhân bằng chìa khóa mà y có trong tay - PV)
- Bị cáo Hà không thể trả lời được câu hỏi này của luật sư, y chống chế: Tôi quên rồi.
14 giờ 40: Luật sư công bố những biên bản, có chữ ký, điểm chỉ của bị cáo Hà, trong đó có biên bản ngày 13/9/2009 với sự tham gia của luật sư Phạm Thanh Tùng cùng điều tra viên. Bản cung này không phải điểm chỉ mà là chữ ký. Hà quanh co khi bị đối chiếu bản khai do Hà tự tay viết khai nhận tội.
14 giờ 37: Luật sư bị hại hỏi bị cáo Hà: Ông khai về việc bức cung, dùng dây treo lên móc quạt trần, ông có giữ lại lời khai đó không"?
- Hà nói: Tôi có giữ.
- Luật sư hỏi tiếp: Nếu thực nghiệm điều tra, thử treo ông Hà lên như vậy xem có chịu nổi 2 phút không? Nói vậy để thấy, đó là một sự vu khống trắng trợn.
14 giờ 27: Luật sư hỏi bị cáo Hà: Tại sao trong các bản cung, bị cáo đã nhận tội nhưng lại điểm chỉ?
- Bị cáo Hà: Đấy là do sự sắp đặt của điều tra, bị ép điểm chỉ.
Đại diện Viện Kiểm sát hỏi: Bị cáo khai về việc bị cáo bị tra tấn lúc mấy giờ và bị đánh trong bao lâu? Hà đáp: Tôi không biết, tôi ngất đi nhiều lần. Khoảng 24 giờ tôi bắt đầu bị đánh. Tuy nhiên, đại diện VKS công bố bản khai bị cáo thực hiện lời khai nhân tội và đã có biên bản điểm chỉ về việc y bị đau tay trước đó khoảng 4 tiếng đồng hồ.
Bị cáo Hà im lặng, suy nghĩ hồi lâu và nói: Tôi không biết. Hà khẳng định với luật sư bào chữa cho bị cáo việc mình bị tra tấn bằng cách quặt tay ra sau, treo lên quạt trần.
14 giờ 50: Luật sư hỏi bị cáo Hà: Tại sao khi biết nhà anh Hưng cháy, anh không có hành động gì để cấp cứu họ? Trước đó giữa anh Hưng rất có ân tình với anh?
- Bị cáo Hà nói: Tôi đã gọi điện nhưng không ai nghe (thực tế, trong hồ sơ vụ án, Hà chỉ gọi điện thông báo cho Thuận biết nhà anh Hưng bị cháy và nghe tiếng trẻ con, phụ nữ kêu cứu - PV).
- Luật sư hỏi: Bị cáo chỉ cách nhà chị Thuận 500 mét, tại sao không gọi điện hoặc chạy đến nhà bị hại để cứu cháy? Tài liệu viễn thông thể hiện, sau vụ cháy, anh gọi điện cho Thuận hơn 5 phút, vậy trong thời gian đó anh trao đổi cái gì? (Hơn 5 phút, 2 bị cáo nói chuyện với nhau về vụ cháy, thay về cứu giúp nạn nhân bằng chìa khóa mà y có trong tay - PV)
- Bị cáo Hà không thể trả lời được câu hỏi này của luật sư, y chống chế: Tôi quên rồi.
14 giờ 40: Luật sư công bố những biên bản, có chữ ký, điểm chỉ của bị cáo Hà, trong đó có biên bản ngày 13/9/2009 với sự tham gia của luật sư Phạm Thanh Tùng cùng điều tra viên. Bản cung này không phải điểm chỉ mà là chữ ký. Hà quanh co khi bị đối chiếu bản khai do Hà tự tay viết khai nhận tội.
14 giờ 37: Luật sư bị hại hỏi bị cáo Hà: Ông khai về việc bức cung, dùng dây treo lên móc quạt trần, ông có giữ lại lời khai đó không"?
- Hà nói: Tôi có giữ.
- Luật sư hỏi tiếp: Nếu thực nghiệm điều tra, thử treo ông Hà lên như vậy xem có chịu nổi 2 phút không? Nói vậy để thấy, đó là một sự vu khống trắng trợn.
14 giờ 27: Luật sư hỏi bị cáo Hà: Tại sao trong các bản cung, bị cáo đã nhận tội nhưng lại điểm chỉ?
- Bị cáo Hà: Đấy là do sự sắp đặt của điều tra, bị ép điểm chỉ.
14 giờ 19: Viện Kiểm sát hỏi bị cáo Hà: Đến bao giờ thì bị cáo kêu oan?
- Bị cáo Hà: Cuối tháng 12/2009
- Viện Kiểm sát tiếp tục: Trong hồ sơ chỉ có những lời nhận tội, chứ không có bất cứ một lời kêu oan nào?
- Bị cáo Hà: Lúc đấy bị cáo kêu oan nhưng không có cơ quan nào trả lời.
14 giờ 00: Tòa chất vấn bị cáo Hà: Vì sao bị cáo không kêu oan khi có luật sư riêng của mình? (Bị cáo Hà có luật sư chỉ định, theo đó, luật sư đã được giám sát suốt quá trình lấy lời khai của bị cáo. Trong hàng chục bản khai, bị cáo đều khai nhận mọi tội lỗi của mình).
- Bị cáo Hà quanh co: Tôi cũng không tin luật sư của mình.
- Tòa yêu cầu thư ký phiên tòa công bố bản khai nhận tội của Hà, có chữ ký của luật sư riêng.
Cũng như 2 bị cáo khác, Hà khai bị đánh, bị ép cung... Nhưng khi tòa hỏi, bị cáo khai rất nhiều qua nhiều cấp điều tra về hành vi phạm tội của mình. Giả sử nếu bị ép khai thì ép như thế nào? Bị cáo thử nói cả quá trình bị ép ra?
Hà không thể trả lời được cau hỏi này.
Thư ký chuyển bản khai nhận tội của bị cáo Hà
13 giờ 50: Tòa hỏi nhân chứng Nguyễn Chí Tuấn: Sau khi li thân với bị cáo Thuận, anh có ở nhà anh Hưng không?
Anh Tuấn đáp, khi thuê nhà ở ngoài, tôi có ở nhà anh Hưng 1 đêm.
Bị cáo Thuận và đồng phạm tại phiên tòa hôm nay
13 giờ 30: Tòa tiếp tục làm việc phiên buổi chiều. Bị cáo Bùi Tiến Hà được đưa ra trước vành móng ngựa.
- Hà khai, Hà gọi điện cho Thuận 512 giây ngay sau khi vụ cháy xảy ra.
- Tòa hỏi bị cáo có nhớ cuộc điện thoại đó nói những gì và nói bao nhiêu phút không?
- Hà nói: Vì lâu quá rồi tôi không nhớ
Hà cũng khai trước tòa là không đốt nhà.
2 chiếc can nhựa và thước nhôm được coi là mô phỏng giống những phương tiện gây án (thực tế, chiếc can nhựa đựng xăng đã cháy gần hết, chỉ còn lại những mảnh nhỏ)
11 giờ 30: Tòa kết thúc phiên làm việc buổi sáng. Chiều nay, 13h30, Tòa lại bắt đầu tiếp tục phiên tranh tụng. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin, mời độc giả đón xem.
11 giờ 20: Luật sư Trần Đình Triển hỏi tiếp: Cứ cho rằng bị cáo bị bức cung ở Công an Hà Nội, thì tại sao giai đoạn điều tra tại cơ quan quân đội, có luật sư Hoàng Văn Dũng, Lâm Văn Quang của bị cáo, chị vẫn nhận tội, trong đó có nói: Từ khi bị bắt đến nay, tôi được tôn trọng danh dự, nhân phẩm hoặc gợi ý khai báo. Tôi tự nguyện khai nhận, xuất phát từ mong muốn nhận được sự khoan hồng của pháp luật? (bản khai này có chữ ký của luật sư Hoàng Văn Dũng, cùng ngày này Thuận cũng viết đơn xin bồi thường bị hại, trong đó có chữ ký của luật sư Hoàng Văn Dũng - PV). Vậy tại tòa, trước mặt cả 2 luật sư này, bị cáo nói sao?
Thuận ngắc ngứ không trả lời được câu gì. Còn hai vị luật sư của Thuận ngồi im lắng nghe.
Bị cáo Thuận nói: "Tôi không tin tưởng cả luật sư bảo vệ cho tôi".
Cả phòng xử án rộ lên những tiếng vỗ tay về chi tiết này.
11 giờ 15: Luật sư Triển hỏi: Bị cáo khai trước tòa bị bức cung, nhục hình , sợ quá nên khai nhận tội đã giết chết 3 người. Thế bị cáo có ý thức được rằng khai như thế rất có thể sẽ bị tử hình vì tội giết người không?
- Thuận trả lời: Lúc đó bị cáo không ý thức được.
- Luật sư Triển nói: Điều này có phù hợp với người đã học qua 2 bằng đại học không?
Thuận khai trước tòa, lúc nhận được tin nhà anh Hưng (anh trai chồng - PV) bị cháy, vài tiếng sau mới chạy đến.
Luật sư Triển khẳng định, về mặt đạo dức con người, điều này không thể chấp nhận được bởi với một "người dưng nước lã", người ta cũng không vô cảm đến như vậy.
Thuận đáp: Tại vì Hà gọi điện cho bị cáo, báo là nhà anh Hưng cháy hết rồi, người cũng chết rồi vì thế nên bị cáo không đến nữa, vì đằng nào thì cũng cháy hết rồi.
10 giờ 45: Thuận không có bằng chứng gì về việc bị bức cung. Thuận nói tại tòa, chính ông Nguyễn Đức C (lãnh đạo phòng CSHS) đã từng tát Thuận 2 cái.
10 giờ 15: Bị cáo Nguyễn Thị Thuận được đưa vào phòng xử án. Thuận khai, bị cáo thân với chị Hà (người bị hại) từ nhỏ.
Thuận một mực kêu oan, nhưng không lí giải được tại sao quá trình hơn 1 năm trước lại nhận tội và tại sao đến tháng 6/2010 mới tiếp tục kêu oan.
10 giờ 00: Bị cáo Tiệp khai, luật sư của bị cáo cũng bị mớm cung, bức cung. Lời khai của Tiệp vòng vo, mâu thuẫn nhau. Tiệp không chứng minh được tại sao mình lại phản cung và nói loanh quanh về việc tại sao có luật sư của mình, bị cáo vẫn nhận tội mà ra tòa bị cáo lại chối tội.
Tháng 6/2010, luật sư Hoàng Văn Dũng tham gia bào chữa cho cả 3 bị cáo Thuận, Hà, Tiệp. Sau đó, cả 3 bị cáo này đồng loạt viết đơn kêu oan, đây được coi là điều bất thường. Trên thực tế, cả bị cáo Hà và Tiệp đều có luật sư trước đó. Thoạt đầu luật sư Dũng chỉ là luật sư riêng của bị cáo Thuận. Ngày luật sư Dũng hoàn tất thủ tục bào chữa cho cả 3 bị cáo thì đồng thời lá đơn kêu oan của cả 3 bị cáo, cùng nội dung cũng ra đời.
Tòa tổng hợp từ ngày 13/1/2008 đến 6/2010, Tiệp có 20 bản cung nhận tội , 14 bản cung tự khai nhận mọi tội lỗi của mình.
- Luật sư hỏi: Bị cáo khai bị mớm cung, bức cung, vậy bị cáo có dám làm đơn tố cáo không?
- Tiệp nói: Có chứ ạ!.
- Thế bị cáo có biết tố cáo sai thì sẽ bị xử lí về tội vu khống không?
- Bị cáo Tiệp đáp khẽ: Có.
9 giờ 48: Luật sư Trần Đình Triển hỏi bị cáo Tiệp: "Anh bị bức cung tại đâu?"
- Tiệp nói: "Tại số 7 Thiền Quang".
- Luật sư Triển hỏi tiếp: "Tại Viện Kiểm sát Hà Nội, bị cáo khai có bị bức cung không?"
- Tiệp trả lời: "Bị cáo không biết đâu là Viện Kiểm sát, đâu là công an".
9 giờ 45: Luật sư Hoàng Văn Dũng - người bào chữa cho cả 3 bị cáo Tiệp, Thuận, Hà - hỏi bị cáo Tiệp về việc thường xuyên mượn chiếc xe đạp của anh Nguyễn Văn Long - bạn học cùng hay không.
Tiệp nói là thường xuyên mượn xe đạp của Long và nhân chứng Long khẳng định là có mượn.
Những người tham dự phiên tòa xử phúc thẩm sáng nay
9 giờ 40: Bị cáo Hoàng Hải Tiệp khai, quá trình điều tra của Công an Hà Nội, bị cáo bị ép cung, đánh đập...
Viện Kiểm Sát hỏi vặn, bị cáo không trả lời được.
Bị cáo Tiệp nhắc lại đơn tố giác tội phạm của bị cáo tại trại giam Bộ Quốc phòng. Tại đây, bị cáo Tiệp viết đơn tố giác 2 bị cáo Thuận, Hà đã nhờ Tiệp đốt nhà anh Hưng. Bị cáo muốn cung cấp thông tin để hưởng tình tiết giảm nhẹ.
9 giờ 30: Viện Kiểm Sát công bố bút lục của Tiệp. Tại bút lục 710, 719, ngày 12/6/2009, Tiệp tự viết kiểm điểm, trong đó toàn bộ hành vi pham tội được y tự viết ra. Tiệp trực tiếp đổ xăng, Hà trông cho bị cáo làm.
Tại bút lục 327, Tiệp viết: Tôi xin được viết ra nguyện vọng của mình. Tôi thấy thật xấu hổ về bản thân mình với bạn bè và xã hội. Vì thương mẹ khổ, tôi muốn ở trọ không mất tiền nên tôi đã tham lam.
3 bị cáo trước tòa
9 giờ 20: Hoàng Hải Tiệp trả lời những câu hỏi của HĐXX.
9 giờ 12: Tòa tiến hành cách li các bị cáo để xét hỏi.
8 giờ 52: Tòa kết thúc phần thủ tục, bắt đầu bước vào phần xét hỏi. Chủ tọa phiên tòa - Đại tá Nguyễn Đình Huề đọc lại bản án sơ thẩm.
Bản án nêu: Nguyễn Thị Thuận có mâu thuẫn với chồng (anh Nguyễn Chí Tuấn - PV), dẫn đến li thân. Anh Nguyễn Chí Hưng có sang khuyên can Thuận nên nghĩ đến con mà xin lỗi chồng. Nhưng đến ngày 20/1/ 2008, Thuận nói với Bùi Tiến Hà: "Cháu tức vợ chồng ông Hưng vì ông Hưng luôn bênh em trai, bảo cháu phải xin lỗi Tuấn, chú mua ít xăng về giúp cháu đốt nhà ông Hưng cho bõ tức".
Khi nghe Thuận nói, Hà lưỡng lự và nói với Thuận "Đốt nhà nguy hiểm lắm, cháy nhà chết người, đi tù đấy".
Thuận nói:"Chú cứ đốt đi, tội đâu cháu chịu hết". Sau đó, Thuận đưa cho Hà tờ tiền mệnh giá 50 ngàn đồng để mua xăng, Hà cầm tiền, nhận lời giúp Thuận. Tiếp đó, Hà và Hoàng Hải Tiệp về nhà Thuận ở xóm Kho Mỹ Đình cùng ăn trưa với 2 mẹ con Thuận.
Trong bữa ăn, Thuận có hỏi Hà: "Tại sao chưa đốt?". Hà nói, "khi nào có điều kiện thì đốt", lúc này Thuận nhờ thêm Tiệp cùng đốt nhà anh Hưng.
8 giờ 50: Chủ tọa đã yêu cầu đưa ra trước tòa một chiếc bàn, 2 chiếc can nhựa vào 1 chiếc thước nhôm.
Chủ tọa nói: Tòa thấy đưa ra vật chứng là cần thiết, nhưng vật chứng này có phải là phương tiện gây ra vụ cháy hay không, Hội đồng xét xử sẽ xem xét trong quá trình xét xử.
8 giờ 45: Luật sư của bị cáo yêu cầu đưa 2 vật chứng là chiếc can nhựa và chiếc thước nhôm ra trước tòa. Nhưng luật sự bị hại cho rằng, nếu có những vật chứng này tại tòa thì là tốt, tuy nhiên, đây là một vụ án cháy, việc giữ lại các vật chứng là vô cùng khó khăn, bởi trong đám cháy đã thiêu rụi toàn bộ ngôi nhà, các vật chứng đều có thể bị cháy.
Tại phiên tòa sáng nay, Tòa án Quân sự Trung ương mời người đại diện cơ quan giám đinh của Bộ Công an tham dự.
Bị cáo Thuận và đồng phạm tại phiên tòa phúc thẩm lúc 8h30, sáng nay
Hai luật sư bảo vệ quyền lợi miễn phí cho phía bị hại là ông Trần Đình Triển - Văn phòng luật sư Vì Dân và ông Lê Quốc Đạt - Công ty Luật Trí Tuệ.
Ngày 28/11, trao đổi với phóng viên, luật sư Trần Đình Triển - Văn phòng luật sư Vì Dân (người bảo vệ quyền lợi miễn phí cho gia đình bị hại) nói: "Tôi tiếp tục nhận bảo vệ quyền lợi cho bị hại, trước hết bởi cái nhìn từ di ảnh cháu Thảo Hiền. Cái nhìn của cháu bé như xoáy vào lòng người, đòi người đang sống trả lại công bằng cho cháu".
Theo các luật sư và người nhà hai bên bị hại, bị cáo, phiên phúc thẩm sẽ đặc biệt "nóng" ở phần tranh luận về chứng cứ pháp lý.
Nguyễn Thị Thuận và 2 đồng phạm tại Tòa án Quân sự Quân khu thủ đô.
Trước đó, ngày 4/8/2010, Tòa án quân sự Quân khu thủ đô đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Thuận mức án chung thân, Bùi Tiến Hà 20 năm tù giam và Hoàng Hải Tiệp 18 năm tù giam. Cho rằng mức án nói trên là quá nhẹ so với cái chết oan uổng của 3 người trong gia đình Đại úy Nguyễn Chí Hưng, Tiến sĩ Bùi Thị Thu Hà và bé Nguyễn Thảo Hiền 6 tuổi, đại diện phía bị hại đã làm đơn kháng cáo. Gia đình bị hại cho rằng, cần áp dụng khung hình phạt cao hơn cho Thuận và đồng bọn. Tuy nhiên, người nhà bị cáo lại cho rằng Cơ quan Điều tra có quá nhiều sai phạm trong tố tụng.
Bà Hà Thị Hào - mẹ nạn nhân Bùi Thị Thu Hà tại phiên tòa ngày 3/8/2010
Với tính chất nghiêm trọng, vụ án rất được sự quan tâm của công luận. Họ đều trông đợi việc điều tra công khai tại HĐXX phiên phúc thẩm này. Dự kiến, phiên tòa sẽ diễn ra trong một thời gian dài bởi HĐXX cần phải làm rõ quá nhiều mâu thuẫn trong vụ án.
(Liên tục cập nhật...)
Diễn biến vụ án Cô giáo thiêu chết 3 người
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Quân sự và bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án quân sự Thủ đô, Nguyễn Thị Thuận vốn là giáo viên Trường tiểu học Xuân Phương (Từ Liêm - Hà Nội) và là bạn từ nhỏ với nạn nhân Bùi Thị Thu Hà, ở xóm Nước Mát, xã Âu Lâu, TP Yên Bái.
Thuận và chị Hà cùng lập gia đình với hai anh em ruột là Nguyễn Chí Hưng và Nguyễn Chí Tuấn. Ngày 20/1/2008, sau khi ly thân với anh Tuấn, Thuận nói với Bùi Tiến Hà: "Cháu rất tức vợ chồng ông Hưng vì luôn bênh em trai. Chú mua ít xăng về, giúp cháu đốt nhà ông Hưng cho bõ tức".
Thấy Hà lưỡng lự, Thuận bảo: "Chú cứ đốt đi, nếu xảy ra chuyện gì cháu chịu trách nhiệm". Do ông Hà chưa làm ngay, Thuận nhờ Hoàng Hải Tiệp (sinh viên) ra tay và không quên hứa hẹn: "Chị xây nhà xong, mày xuống ở với chị, chị không lấy tiền nhà". Tiệp đã đồng ý, nhận 50.000 đồng từ Thuận để đi mua xăng.
Tối 24/1/2008, Tiệp và ông Hà đã đổ xăng qua cửa sổ, đốt nhà anh Hưng. Ngọn lửa bùng lên trong đêm tối đã khiến cả gia đình 3 người tử vong do bị bỏng nặng.
Theo Gia đình XH
Xử lại vụ cô giáo đốt nhà, giết cả gia đình anh chồng Cho rằng án chung thân tuyên với Nguyễn Thị Thuận - chủ mưu thiêu chết cả gia đình anh chồng - là "quá nhẹ", đại điện phía bị hại đã chống án. Ngày 29-30/11 phiên phúc thẩm sẽ mở tại Tòa án Quân sự Trung ương. Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Chí Tuấn (chồng của Thuận) cho biết: "Tôi không ngờ...