Chủ tịch Triều Tiên lần đầu xuất hiện kể từ dịch bệnh COVID-2019
Ngày 16/2, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đã lần đầu tiên công bố ảnh của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un sau 22 ngày dịch bệnh COVID-19 bắt đầu phán tán.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và các quan chức Triều Tiên kỷ niệm ngày sinh cố lãnh đạo Kim Jong-il. (Ảnh: KCNA)
Ngày 16/2, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đã lần đầu tiên công bố ảnh của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un sau 22 ngày dịch bệnh COVID-19 bắt đầu bùng phát.
Trong chuyến đi này, Chủ tịch Triều Tiên đến thăm bảo tàng quốc gia và kỷ niệm sinh nhật của cố lãnh đạo Kim Jong-il. Đi cùng với ông Kim Jong-un còn có nhiều quan chức cấp cao khác.
Như vậy đây là lần đầu tiên Chủ tịch Triều Tiên xuất hiện trước truyền thông kể từ khi dự lễ mừng năm mới vào ngày 25/1 vừa qua.
Hiện Triều Tiên chưa xác nhận có bất cứ ca nhiễm COVID-2019 nào, tuy nhiên chính phủ nước này đã gia tăng thời hạn cách ly lên 30 ngày đối với những người có biểu hiện nghi nhiễm bệnh. Tất cả những người nước ngoài sống tại Triều Tiên cũng phải tuân thủ yêu cầu trên./.
Theo TT (Vietnam )
Triều Tiên khoe tàu ngầm hạt nhân và tên lửa mới, Mỹ cùng đồng minh "run sợ"?
Việc Triều Tiên công khai thông tin đang đóng tàu ngầm hạt nhân và phóng thử một tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm có thể khiến Mỹ cùng đồng minh cân nhắc về khả năng phát động chiến tranh.
Video đang HOT
Thông tin Triều Tiên chế tạo một chiếc tàu ngầm mới cùng vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm khiến giới chuyên gia cho rằng đây chính là "vũ khí chiến lược mới" được Chủ tịch Kim Jong-un từng đề cập và hứa công khai trong năm nay.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Reuters)
Theo Bloomberg, ngay cả khi chiếc tàu ngầm này hoạt động vẫn gây ra tiếng ồn và không thể ở cách xa bờ biển Triều Tiên nhưng dường như chiếc tàu ngầm đã đáp ứng được những yêu cầu mà Chủ tịch Kim đặt ra.
Trong bản thông điệp năm mới được Chủ tịch Kim Jong-un đọc hôm 31/12/2019, nhà lãnh đạo Triều Tiên tuyên bố Bình Nhưỡng sẽ phát triển thêm sức mạnh ngăn chặn hạt nhân.
Mặc dù cụm từ "vũ khí chiến lược" có thể được hiểu là tên lửa đạn đạo liên lục địa tiên tiến trang bị đầu đạn hạt nhân hay bom nguyên tử có sức công phá lớn hơn, nhưng Triều Tiên từng công khai xác nhận quốc gia này "đang có những nỗ lực lớn" mở rộng hạm đội tàu ngầm trang mang theo tên lửa.
Còn theo Bloomberg, việc hạ thủy một tàu ngầm có khả năng mang theo vũ khí hạt nhân sẽ là minh chứng rõ nhất trong những nỗ lực của Chủ tịch Kim Jong-un nhằm tăng cường kho hạt nhân quốc gia bất chấp cam kết hồi tháng 6/2018 với Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc Bình Nhưỡng "sẽ không còn" là một mối đe dọa hạt nhân.
Ngay cả trước thời điểm ông Kim đồng thuận với ông Trump về việc "hợp tác tiến tới giải trừ hạt nhân hoàn toàn", nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng đã thể hiện năng lực của quốc gia trong việc chế tạo các bom hydro và tên lửa có tầm bắn vươn tới lãnh thổ Mỹ.
Hàng loạt vụ phóng thử tên lửa tầm ngắn hồi năm ngoái cũng cho thấy chính quyền Triều Tiên đã đạt được những bước tiến quan trọng trong hoạt động phát triển động cơ tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn giúp quá trình phóng diễn ra nhanh hơn và khó phát hiện hơn.
Trong số đó, Triều Tiên đã cho phóng thử một tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm vào ngày 2/10/2019 với phạm vi bay là 910 km. Phạm vi hoạt động của chiếc tàu ngầm Triều Tiên được cho là khoảng 1.900 km. Với khoảng cách này, khi tàu ngầm Triều Tiên hoạt động bí mật ở phía đông bờ biển nước này, toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc và Nhật Bản, nơi sinh sống của khoảng 170 triệu dân và gần 80.000 binh sĩ Mỹ, sẽ nằm trong tầm ngắm.
Đáng nói, tàu ngầm Triều Tiên có thể len lỏi và ẩn mình trong hạm đội khoảng 60 - 80 tàu ngầm nhỏ hơn của Triều Tiên. Việc làm này sẽ khiến liên minh Mỹ - Hàn Quốc - Nhật Bản sẽ khó biết được trong số này tàu nào có mang vũ khí hạt nhân.
Bên cạnh đó, Triều Tiên còn gửi đi một thông điệp rõ ràng về khả năng sẵn sàng xung đột với Nhật Bản. Trong bản tin phát trên truyền thông nhà nước hôm 4/2, Triều Tiên cảnh cáo Nhật sẽ "rơi xuống vực sâu đổ nát" nếu cố thể hiện sức mạnh quân sự.
Mỹ "run" trước tàu ngầm Triều Tiên?
Sau khi Bình Nhưỡng cho thự hiện vụ phóng thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) vào cuối năm ngoái, Phó Đô đốc Jon Hill, người đứng đầu Cơ quan Quốc phòng Tên lửa Mỹ, nhấn mạnh liên minh đủ khả năng đối phó với tàu ngầm Triều Tiên.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un ngồi trên tàu ngầm. (Ảnh: KCNA)
Trước đó, Triều Tiên đã hé lộ việc sản xuất một chiếc tàu ngầm có thể mang theo các loại tên lửa mới, đồng thời cho công bố những bức ảnh về chuyến thị sát của Chủ tịch Kim vào tháng 7/2019.
Ông Joseph Dempsey, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế ở London nhận định những bức ảnh trong chuyến thị sát của ông Kim cho thấy Triều Tiên đang sản xuất một chiếc tàu ngầm lớp Romeo sử dụng nhiên liệu điện - diesel phiên bản cải tiến. Hiện các tàu ngầm lớp Romeo đang chiếm 1/3 trong hạm đội hải quân Triều Tiên.
Trước đó, Triều Tiên mua 7 tàu ngầm lớp Romeo từ Trung Quốc vào giữa thập niên 1970 và bắt đầu sản xuất phiên bản nội địa cho tới năm 1995, theo Tổ chức Sáng kiến Đối phó đe dọa hạt nhân của Mỹ.
Còn theo ông Dempsey, chiếc tàu ngầm mới của Triều Tiên có phần "buồm", phần cao nhất của tàu được thiết kế dài hơn. Đây có thể là cải tiến để tàu ngầm trang bị 3 ống phóng tên lửa.
Ngoài ra, Triều Tiên còn được cho đang trong quá trình chế tạo một tàu ngầm nữa tiên tiến hơn mà các chuyên gia vũ khí gọi là Sinpo C. Song cho tới nay, các nhà phân tích vẫn chưa thể xác nhận sự tồn tại của con tàu này.
Thiết kế sửa đổi trên tàu ngầm lớp Romeo cũng cho thấy Triều Tiên đã tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có để chế tạo trong bối cảnh bị lệnh trừng phạt quốc tế bủa vây. Trên thực tế, hạm đội tàu ngầm Triều Tiên vẫn nằm trong số những hạm đội lớn nhất trên thế giới và lâu nay được xem là một phần quan trọng trong chiến lược quân sự quốc gia.
Sách trắng của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc từng nhận xét phần lớn các tàu ngầm của Triều Tiên mang kích cỡ nhỏ, "được thiết kế nhằm cản trở các tuyến đường biển, đặt mìn, tấn công các tàu mặt nước và hỗ trợ sự xâm nhập của các đơn vị đặc nhiệm". Hàn Quốc từng cáo buộc tàu ngầm Triều Tiên phóng ngư lôi đánh chìm tàu hộ tống Cheonan vào năm 2010, làm 46 thủy thủ thiệt mạng. Về phần mình, Triều Tiên bác bỏ cáo buộc này.
Bloomberg kết luận, giá trị thực của một chiếc tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân chính là nhằm củng cố vị thế của Chủ tịch Kim Jong-un trong các cuộc đàm phán với Mỹ. Và bất cứ điều gì cản trở Mỹ nghĩ về khả năng chiến tranh thật sự với Triều Tiên đều giúp ông Kim tiến gần hơn tới mục tiêu là được cộng đồng quốc tế công nhận là một quốc gia hạt nhân.
Minh Thu (lược dịch)
Theo infonet.vietnamnet.vn
Mỹ hoài nghi Triều Tiên phá vỡ cam kết phi hạt nhân hóa Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 5/1 cho biết, ông không mong Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un sẽ phá vỡ lời hứa về phi hạt nhân hóa. Tuy nhiên, ông Trump cũng thừa nhận điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un tuần trước cho biết hiện không còn lý do để Triều Tiên...