Chủ tịch TPHCM: Có thể mất hàng tháng để kiểm soát dịch bệnh
Chủ tịch UBND TPHCM nhận định, để kiểm soát được dịch Covid-19, địa bàn có thể mất hàng tháng.
Có thể thành phố sẽ tiếp tục kéo dài Chỉ thị 16 thêm 2 tuần, sau ngày 1/8.
Ngày 30/7, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với lãnh đạo Thành ủy và UBND TPHCM về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Mở đầu buổi làm việc, Chủ tịch nước chia sẻ với những khó khăn, vất vả của thành phố đông dân nhất cả nước trong công tác phòng, chống dịch bệnh thời gian qua.
“Tôi đề nghị các cơ quan liên quan cho ý kiến với tinh thần trách nhiệm cao nhất, trực tiếp nhất để đóng góp cho TPHCM, giúp thành phố sớm thoát khỏi ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo.
Chủ tịch nước chia sẻ với những khó khăn, vất vả của thành phố đông dân nhất cả nước.
Có thể mất hàng tháng để kiểm soát dịch bệnh
Báo cáo tại buổi họp, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong thông tin, suốt thời gian qua, toàn địa bàn thực hiện nghiêm, siết chặt biện pháp giãn cách theo Chỉ thị 16. Trong đó, người dân được yêu cầu hạn chế tới mức tối thiểu ra đường, các cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải đóng cửa từ 18h đến 6h sáng hôm sau, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt.
“Đến nay, người dân thành phố đã thực hiện nghiêm việc hạn chế ra đường từ 18h đến 6h sáng hôm sau. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian còn lại, vẫn nhiều người dân ra đường khi không thật sự cần thiết. Thành phố đã và đang tiếp tục thực hiện nghiêm việc kiểm tra, giám sát biện pháp giãn cách xã hội”, ông Nguyễn Thành Phong cho hay.
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong nhận định có thể mất hàng tháng để dập đợt dịch này.
Nhận xét về các biện pháp phòng, chống dịch của thành phố suốt thời gian qua, Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, từ khi áp dụng Chỉ thị 10, số ca nhiễm SARS-CoV-2 tăng bình quân 6,1 lần so với thời điểm áp dụng Chỉ thị 19. Khi áp dụng Chỉ thị 16, số ca nhiễm mỗi ngày tăng 7,7 lần thời điểm áp dụng Chỉ thị 10.
Khi thắt chặt các biện pháp của Chỉ thị 16, tốc độ ca nhiễm bình quân đã chậm lại với chỉ 1,5 lần so với thời điểm thực hiện Chỉ thị 15.
“Dù tốc độ tăng đã chậm lại, nhưng số ca nhiễm tuyệt đối mỗi ngày vẫn cao do dịch đã lây lan rộng và sâu trong cộng đồng. Để kiểm soát được dịch, có thể mất hàng tháng, do đó, thành phố có thể tiếp tục kéo dài Chỉ thị 16 thêm 2 tuần, sau ngày 1/8″, ông Nguyễn Thành Phong nhận định.
8 phần việc trọng tâm thời gian tới
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Chủ tịch UBND TPHCM đã nêu 8 nhóm giải pháp mà các đơn vị trên địa bàn cần tập trung thời gian tới.
TPHCM đang áp dụng mọi biện pháp chủ động, đồng bộ để người dân, cán bộ thực hiện triệt để các nội dung siết chặt Chỉ thị 16.
Giải pháp thứ nhất là áp dụng mọi biện pháp chủ động, đồng bộ để người dân, cán bộ thực hiện triệt để các nội dung siết chặt Chỉ thị 16, đặc biệt từ 6h sáng đến 18h chiều. Lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị 16, nhất là các phường, xã, khu phố, ấp, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.
Giải pháp thứ 2 là tập trung điều trị các bệnh nhân Covid-19 nặng. Chủ tịch UBND TPHCM yêu cầu ngành y sớm đưa hệ thống oxy cao áp, máy móc, trang thiết bị hiện đại vào sử dụng, tránh trường hợp bệnh nhân diễn biến nặng như suy hô hấp.
Các tầng điều trị 3, 4, 5 cần được liên thông để chăm sóc, vận chuyển bệnh nhân tốt hơn. Thời gian chăm sóc, điều trị F0 tại viện cần được rút ngắn. Trong đó, các bác sĩ giỏi cần được phân bổ tại tầng 5 nhằm bảo đảm đây là thành trì vững chắc, hạn chế tới thấp nhất số ca tử vong và ca nặng.
TPHCM sẽ tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch với 8 nhóm giải pháp trọng tâm thời gian tới (Ảnh: Hải Long).
Giải pháp thứ 3 là đẩy mạnh hoạt động, đảm bảo hiệu quả của Trung tâm cấp cứu 115. Chủ tịch UBND TPHCM yêu cầu không để chậm vận chuyển F0 nặng. Trung tâm 115 cần tăng lên 40 đường truyền và tổ chức trực 24/24.
Bên cạnh đó, người đứng đầu chính quyền thành phố đề nghị 200 xe taxi chuyển đổi công năng thành taxi cấp cứu và 100 xe cứu thương mới, cần sớm đi vào hoạt động. Thành phố nhanh chóng thành lập các trạm cấp cứu vệ tinh ở 4 địa bàn gồm quận Bình Tân, Bình Chánh, Quận 12 và thành phố Thủ Đức, để điều phối xe cứu thương vận chuyển bệnh nhân sớm nhất.
Giải pháp thứ 4 là đảm bảo lưu thông hàng hóa, không ách tắc. Các đơn bị phân phối hàng hóa bằng nhiều phương thức như mua bán trực tuyến, từng bước mở lại chợ truyền thống theo phương án mới, đảm bảo giãn cách, mở thêm các xe lưu động phục vụ hàng hóa cho người dân.
Thành phố đang đẩy nhanh việc tiêm vắc xin cho các tầng lớp nhân dân.
Giải pháp thứ 5 là chia sẻ, ổn định tâm lý, nâng cao tinh thần người dân trong khu phong tỏa, cách ly đi đôi với biện pháp siết “trong chặt, ngoài chặt”. Các cộng đồng dân cư, khu phố, tổ dân phố vận động người trên địa bàn quản lý nâng cao tinh thần cảnh giác với dịch bệnh.
Giải pháp thứ 6 là đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp theo mô hình “3 tại chỗ” và “một cung đường, 2 địa điểm”.
Giải pháp thứ 7 là nhân rộng các trung tâm tư vấn, hỗ trợ, gian hàng 0 đồng, chợ phiên nghĩa tình, các điểm phát lương thực, thực phẩm miễn phí. Thành phố sẽ mở rộng các đường dây nóng cứu trợ, phát huy mạnh mẽ các tình nguyện viên, mạnh thường quân hỗ trợ cho các hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo không ai bị thiếu ăn, thiếu mặc, bị bỏ lại phía sau do dịch bệnh.
Giải pháp cuối cùng được Chủ tịch UBND TPHCM nêu rõ là thành phố sẽ đẩy nhanh tiến độ nhận, mua, tiêm vắc xin theo kế hoạch. Cụ thể, địa bàn sẽ đơn giản hóa quy trình, mở rộng khung giờ tiêm vắc xin Covid-19 sau 18 giờ với các biện pháp tuân thủ giãn cách.
TP.HCM: Tiểu thương chợ truyền thống phải lấy tên, số điện thoại khách để phòng... truy vết
Chiều 26.6, Sở Công thương TP.HCM có công văn hỏa tốc về vấn đề tăng cường các biện pháp ứng phó khẩn cấp trong công tác phòng chống dịch Covid-19 đối với chợ truyền thống.
TP.HCM "siết" chợ truyền thống bằng việc triển khai tiểu thương ghi nhật ký bán hàng để có dữ liệu cách ly, truy vết chống dịch Covid-19 . ẢNH: NG.NG
Để đảm bảo hàng hóa lưu thông liên tục, không bị gián đoạn do xuất hiện ca nhiễm dịch Covid-19 tại một số chợ truyền thống, nhằm thực hiện chỉ đạo của UBND TP.HCM tại cuộc họp giao ban Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25.6, Sở Công thương đề nghị UBND thành phố Thủ Đức, các quận, huyện tăng cường các biện pháp ứng phó khẩn cấp tại các chợ truyền thống.
Bản tin Covid-19 ngày 26.6: Dốc toàn lực chặn đứng dịch bệnh "leo thang"
Cụ thể, Sở chỉ đạo đơn vị quản lý chợ thực hiện đúng hướng dẫn hoạt động kinh doanh với các mặt hàng lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm, tạm ngưng hoạt động đối với toàn bộ hàng hóa không thiết yếu. Đồng thời, thông báo cụ thể thông tin hàng hóa lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm hoạt động và khu vực tổ chức kinh doanh tại chợ để khách hàng, người dân được biết.
Ngoài thực hiện nghiêm quy tắc 5K của Bộ Y tế, Sở Công thương yêu cầu các chợ triển khai tiểu thương thực hiện ghi nhật ký bán hàng tại chợ với đầy đủ thông tin: họ tên, số điện thoại liên lạc của khách hàng, thời điểm giao dịch trong ngày... để phục vụ việc truy vết, cách ly khi cần thiết.
Ngoài ra, các chợ truyền thống phải được phong tỏa cửa phụ, lối đi phụ của chợ để phân luồng lối ra - vào và tập trung nhân lực kiểm soát khu vực chính nhằm đảm bảo việc giám sát thương nhân, người lao động và khách ra vào chợ thực hiện đủ các biện pháp phòng chống dịch; triển khai phương án phân luồng, di chuyển một chiều, điều tiết lượng khách vào chợ bảo đảm khoảng cách tối thiểu 1,5 mét cho người dân khi mua sắm.
Chợ truyền thống vẫn hẩm hiu dù TP.HCM đã dẹp chợ tự phát phòng Covid-19
Với chợ có mật độ mua sắm đông, nguy cơ lây nhiễm cao, tùy thuộc tình hình thực tế, các đơn vị quản lý chợ cần rà soát tổng thể để có phương án điều tiết khu vực kinh doanh phù hợp. Nghiên cứu thực hiện phương án phát phiếu và chợ, tổ chức cho thương nhân kinh doanh xen kẽ, luân phiên nhằm giảm sự tập trung...
Chỉ thị đặc biệt và 7 ngày nước rút để chặn đứng Covid-19 tại TPHCM Sau gần 3 tuần giãn cách xã hội, diện mạo của TPHCM thay đổi từng ngày theo diễn biến dịch bệnh. Sự vắng vẻ, yên ắng tại khu vực trung tâm hay những khu phố náo nhiệt vốn là khung cảnh lạ lẫm trước đây nhưng dần trở nên quen thuộc với người dân thành phố. Những nhà hàng đóng cửa, những tấm...