Chủ tịch TP. Đà Nẵng: Làm rõ trách nhiệm vụ bảo mẫu tát trẻ dã man
Ông Huỳnh Đức Thơ – Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng vừa có công văn chỉ đạo các đơn vị liên quan xử lý thông tin bảo mẫu tát trẻ, ép ăn ở nhóm trẻ Mẹ Mười ở quận Thanh Khê (Đà Nẵng) được phản ánh qua mạng xã hội.
Công an vào cuộc điều tra làm rõ vụ bạo hành trẻ mầm non ở nhóm trẻ Mẹ Mười (quận Thanh Khê, Đà Nẵng)
Cụ thể, công văn chỉ đạo của UBND TP Đà Nẵng nêu: Ngày 21/5, trên mạng xã hội lan truyền các clip liên quan đến việc bảo mẫu bạo hành trẻ em tại nhóm trẻ Mẹ Mười (số 251/32 đường Thái Thị Bôi, quận Thanh Khê, Đà Nẵng.
Bảo mẫu tát vào mặt, ép trẻ ăn (ảnh trích xuất clip đăng trên mạng xã hội)
Bảo mẫu có hành vi bóp miệng trẻ (ảnh đăng trên mạng xã hội)
Video đang HOT
Theo đó, Chủ tịch UBND thành chỉ đạo Chủ tịch quận Thanh Khê khẩn trương kiểm tra thông tin trên; đồng thời, chỉ đạo Sở GD – ĐT thành phố chủ trì, phối hợp Chủ tịch UBND quận Thanh Khê chịu trách nhiệm xử lý các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc bạo hành trẻ tại nhóm trẻ nêu trên theo đúng quy định của chính quyền thành phố về công tác chỉ đạo, quản lý các cơ sở giáo dục mầm non, báo cáo Chủ tịch thành phố trước ngày 23/5.
Liên quan vụ bảo mẫu tát trẻ dã man ở nhóm trẻ Mẹ Mười (quận Thanh Khê, Đà Nẵng), như Dân trí đã đưa tin, chính quyền quận Thanh Khê đã làm rõ người phụ nữ có hành vi bạo lực với trẻ là bà Đinh Thị Hồng – chủ nhóm trẻ. Sở GD – ĐT TP Đà Nẵng đã nêu quan điểm: Bảo mẫu tát trẻ dã man là vi phạm an toàn tính mạng của trẻ, vi phạm pháp luật. Công an quận Thanh Khê cũng đã vào cuộc làm việc với các cá nhân liên quan để điều tra, làm rõ vụ việc.
Được biết, tại Đà Nẵng, ngày 7/2/2018, chính quyền thành phố đã có công văn nêu chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố về công tác chỉ đạo, quản lý GD mầm non. Trong đó, nêu rõ: Nếu cơ sở GD mâmc non nào để xảy ra nạn bạo hành trẻ thì Hiệu trưởng/chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND quận/huyện, Giám đốc Sở GD – ĐT, Chủ tịch UBND quận/huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố.
Khánh Hiền
Theo Dân trí
Gắn camera để chống bạo hành trẻ mầm non: "Đá" trách nhiệm cho thiết bị?
Bắt đầu từ năm học 2018-2019, TPHCM sẽ triển khai thí điểm lắp camera tại các trường mầm non, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo nhằm chấn chỉnh tình trạng bạo hành trẻ. Thế nhưng, việc ỷ lại vào "mắt thần" có thể làm lơ là việc chống bạo hành tận gốc.
Vấn đề gắn camera ở cơ sở mầm non đã được đặt ra từ nhiều năm nay, nhất là sau những vụ bạo hành trẻ, chuyện lắp camera lại được dư luận và các nhà quản lý quan tâm nhiều hơn. Nhiều người xem đó như là một biện pháp tối ưu để chống bạo hành trẻ.
Trên thực tế, không ít vụ việc giáo viên, bảo mẫu bạo hành trẻ được phát hiện qua camera lắp đặt công khai ở các cơ sở. Chưa kể, có rất nhiều "điểm mù" của camera trong lớp học, trong sinh hoạt ở trường mà "mắt thần" không thể ngó nghiêng tới. Như vậy có thể nói, camera chỉ phần nào đó giúp phát hiện một số vụ bạo hành chứ không có tác dụng trong việc chống bạo hành ở các cơ sở mầm non.
Sau sự việc bạo hành trẻ kinh hoàng xảy ra tại cơ sở mầm non Mầm Xanh (Q.12), TPHCM đang chuẩn bị thí điểm việc lắp camera ở cơ sở giáo dục mầm non.
Hiện nay, nhiều cơ sở các quận huyện tại TPHCM đã lắp đặt hệ thống camera. Việc này khá phổ biến ở các trường tư thục; một số trường công lập thì lắp camera tại một vài vị trí, nhiều nhóm trẻ cũng đã gắn camera...
Một nhà quan sát giáo dục ở TPHCM phân tích, việc thí điểm lắp camera ở cơ sở mầm non để chống bạo hành học đường khi mới nghe qua thì sẽ có cảm giác hiệu quả. Nhưng thực sự thì không hẳn vậy mà kéo theo rất nhiều vấn đề.
Vấn đề đầu tiên bà quan tâm là về kinh phí. Ai sẽ chi trả cho khoản này khi tất cả phòng học đều lắp camera, đường internet, máy tính lưu trữ, bảo trì. Chắc chắn không thể từ phía trường học. Trong khi, điều đáng nói là việc bạo hành thường dễ xảy ra ở những cơ sở không đạt chất lượng, chi phí thấp là nơi công nhân hoặc lao động nghèo chọn để gửi con. Liệu họ có thể gánh thêm được khoản chi phí này?
Theo bà, việc chỉ đạo lắp đặt camera là một việc làm "né" trách nhiệm của các nhà quản lý. Họ chọn con đường quá dễ dàng và đẩy trách nhiệm, chi phí sang cho phụ huynh. Trong khi trách nhiệm của quản lý phải là giáo dục giáo viên, kiểm tra cơ sở và đảm bảo cho cơ sở nhóm trẻ chất lượng ở mức tối thiểu trong việc nuôi dạy trẻ.
"Camera chưa bao giờ là giải pháp cả. Giáo viên liệu có vì camera sẽ không dám bạo hành? Lắp camera có xâm phạm quyền riêng tư không? Mỗi ngày đi dạy giáo viên có thấy bị cầm tù trong lớp học hay không? Bao nhiêu giáo viên không tốt, tại sao lại bắt tất cả giáo viên cùng bị giám sát?", bà đưa ra hàng loạt câu hỏi và đặt ra vấn đề việc gắn camera có được xem là một hành vi bạo hành với nghề nghiệp giáo viên?
Bà nhấn mạnh, chống bạo lực bằng bạo lực, nếu có hiệu quả, chỉ giải quyết phần ngọn. Cái chúng ta cần làm là đào tạo con người. Muốn giải quyết gốc rễ bạo hành học đường, cần phải có những nhà quản lý biết ứng xử nhân văn đối với chính đội ngũ giáo viên.
"Từ đội ngũ, người quản lý cần thấy đâu là những giáo viên phù hợp cho công việc đó, và đào tạo giáo viên nếu thấy giáo viên chưa ổn. Bên cạnh việc đào tạo, họ còn phải có biện pháp chế tài: phải tuân thủ những yêu cầu như thế nào trong giao tiếp, trong giáo dục sẽ kỷ luật A,B,C... Nếu không thể thay đổi thì phải nghỉ việc", bà nói và cho rằng, trong tất cả những việc này thì đào tạo con người là quan trọng nhất nhưng đó cũng là việc khó nhất và lâu dài nhất.
Đào tạo đội ngũ giáo viên chất lượng, cải thiện môi trường làm việc ở bậc học mầm non là cốt lõi chống bạo hành trẻ (ảnh minh họa)
Trong một tọa đàm liên quan đến bạo hành trẻ mầm non cách đây không lâu được tổ chức tại TPHCM, TS Nguyễn Ngọc Quỳnh Dao, Trưởng khoa Giáo dục Mầm non, trường ĐH Sài Gòn cho rằng, giáo viên có rất nhiều "chiêu" bạo hành trẻ, những góc khuất mà không để lại dấu tích.
Bên cạnh quản lý, bà đánh giá vai trò của giáo dục mầm non cần tạo được sức đề kháng cho giáo viên. Sinh viên cần được cung cấp cụ thể kiến thức, nâng cao nhận thức về đặc điểm nghề, từ đó hình thành thái độ đúng đắn về nghề, về đạo đức nghề góp phần hình thành hành vi chuẩn mực và khả năng tự rèn luyện, tự giáo dục cho sinh viên - những giáo viên mầm non tương lai.
Đối với giáo viên mầm non, nhiều người thường hay nhắc đến việc "bù đắp" bằng lương thưởng nhưng theo bà Quỳnh Dao, chúng ta đang quên mất đời sống, sức khỏe tinh thần của họ. Việc cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho giáo viên bậc học mầm non là rất cần thiết để giảm áp lực cho họ.
Bà Trần Thị Ngọc Nữ (Đoàn Luật sư TPHCM, Chi hội trưởng Hội Bảo vệ Quyền trẻ em TPHCM) cho rằng, ngay riêng việc giám sát thì camera cũng không đủ mà cần "tai mắt", thái độ đối với việc bạo hành trẻ của các nhà quản lý, của phụ huynh và của tất cả mọi người. Việc gắn camera để phát hiện bạo hành thì hầu như chỉ là chờ bạo hành đã xảy ra thì mới kiểm tra, theo dõi, xử lý, còn trẻ đã phải gánh sự tổn thương về thể chất lẫn tâm lý.
Tuy nhiên, ở góc độ một luật sư, theo bà Trần Thị Ngọc Nữ, việc gắn camera là một lợi thế để họ có được chứng cứ, hỗ trợ đắc lực trong quá trình tham gia bảo vệ trẻ. Còn về giáo dục, bà Nữ cho rằng, đào tạo giáo viên, có được đội ngũ vừa có kỹ năng, có tâm huyết với nghề, có kiến thức về quyền trẻ em mới là yếu tố quyết định chống bạo hành trẻ trong các cơ sở mầm non.
Hoài Nam
Theo Dân trí
TP.HCM: Đề nghị đình chỉ cô giáo hỏi trẻ "là người hay thú?" Sở GD-ĐT TP.HCM vừa yêu cầu Chủ tịch UBND Quận 1 đình chỉ cô giáo Trần Thị Bích Ngọc, giáo viên tại lớp Lá 1, Trường Mầm non 30/4 liên quan đến sự việc phụ huynh phản ánh cô Ngọc liên tục bạo hành trẻ. Ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT TPHCM cho hay, liên quan đến thông tin cô...