Chủ tịch tỉnh nghe giáo viên mầm non ‘kể khó’

Theo dõi VGT trên

Nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế, đã có buổi gặp mặt với hơn 400 cán bộ quản lý và giáo viên mầm non trên địa bàn vào sáng 17/11 để nghe tâm tư, chia sẻ những khó khăn mà đội ngũ này gặp phải trong quá trình công tác.

Chủ tịch tỉnh nghe giáo viên mầm non kể khó - Hình 1

Giáo viên mầm non vùng cao bày tỏ tâm tư, chia sẻ về những khó khăn gặp phải trong công tác với Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo ngành giáo dục TT-Huế

Áp lực làm việc quá giờ, vượt giờ

Đến nay, toàn tỉnh TT-Huế có 206 trường mầm non (186 trường công lập), nhưng có tới 411 điểm trường; với 4.490, cán bộ giáo viên, trong đó, có 3.870 người thuộc biên chế. Tại buổi gặp mặt, 15 cán bộ, giáo viên đã thẳng thắn chia sẻ, nêu tâm tư về những khó khăn mà đội ngũ này gặp phải trong quá trình công tác.

Cô giáo Phan Thị Nguyện đến từ huyện Quảng Điền cho biết, từ khi vào nghề dạy trẻ mầm non đến nay, chị và nhiều đồng nghiệp luôn chịu áp lực về thời gian làm việc, do đặc thù công việc nên luôn trong tình trạng “đi sớm về muộn”, làm việc vượt giờ, bị quá tải về số lượng giờ làm việc. Chị và nhiều giáo viên mầm non mong muốn ngành giáo dục có cơ chế giảm giờ làm cho đội ngũ này, cũng như có chế độ đãi ngộ thỏa đáng nếu làm việc vượt giờ, để giáo viên yên tâm công tác.

“Giáo viên mầm non thường phải làm việc quá giờ quy định, phải trực thêm giờ trưa…”, đó là cũng tâm tư của giáo viên Nguyễn Thị Thùy Trang, Trường mầm non Hoa Anh Đào (huyện miền núi A Lưới).

Chủ tịch tỉnh nghe giáo viên mầm non kể khó - Hình 2

Giáo viên đề nghị quan tâm thỏa đáng đến bộ phận cấp dưỡng, bảo vệ, có chế độ thỏa đáng khi giáo viên thường xuyên làm vượt giờ

Xung quanh câu chuyện áp lực về thời gian làm việc, giáo viên Nguyễn Thị Phương (huyện Quảng Điền) nêu ra những bất cập về bố trí một nhân viên kiêm nhiệm nhiều công việc tại trường mầm non. Cụ thể, nhân viên kế toán kiêm văn thư, nhân viên y tế kiêm thủ quỹ.

“Đặc thù trường mầm non có bán trú, trẻ được bố trí ăn uống hàng ngày, liên quan vấn đề tiền bạc, nên không thể thiếu nhân viên thủ quỹ. Do một lúc làm nhiều việc, nên nhân viên luôn chịu áp lực về thời gian. Dù họ có cố gắng nhiều, nhưng do áp lực thời gian, nên một số nhân viên không thể hoàn thành được công việc của mình, hoặc hoàn thành thì không thể đạt mức xuất sắc. Lãnh đạo tỉnh cần nhìn vào thực tế này để có chính sách giải quyết phù hợp”, chị Phương kiến nghị.

Còn cô giáo Nguyễn Thị Hiền, Trường mầm non Phong Xuân 1 (huyện Phong Điền), thì kể rằng, nơi trường chị công tác có đến 2 cơ sở giảng dạy nhưng chỉ có mỗi 1 nhân viên bảo vệ làm việc theo chế độ 24/24 giờ, đồng lương thấp chỉ 2,5 triệu đồng/tháng, không đủ trang trải cho cuộc sống. Với 1 suất bảo vệ như vậy luôn nảy sinh những khó khăn trong công việc khi phải quán xuyến một lúc hai điểm trường. Do đó, chị mong muốn cơ quan chức năng có chính sách tuyển dụng thêm bảo vệ cho nhà trường, hoặc có chính sách đãi ngộ thỏa đáng hơn đối với lực lượng này.

Bấp bênh nhân viên cấp dưỡng

Trong đội ngũ công tác tại các trường mầm non ở TT-Huế, nhân viên cấp dưỡng là bộ phận chịu nhiều thiệt thòi, với thu nhập thấp, bấp bênh, thậm chí bị nợ lương nếu như nguồn đóng góp của phụ huynh sụt giảm.

Video đang HOT

Giáo viên Nguyễn Thị Minh Tâm (Trường mầm non Thượng Nhật, huyện miền núi Nam Đông) cho biết, lương nhân viên cấp dưỡng chỉ 3,8 triệu đồng, nhưng thực nhận chỉ 2,8 triệu, vì phải đóng các loại bảo hiểm hết 1 triệu đồng. Khoản tiền chi trả lương cho bộ phận công tác này hoàn toàn từ nguồn xã hội hóa, thu từ phụ huynh chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số, nên hết sức khó khăn, một khi nguồn thu thấp, thu nhập của nhân viên cấp dưỡng bị ảnh hưởng theo, thậm chí họ bị nợ lương.

Chủ tịch tỉnh nghe giáo viên mầm non kể khó - Hình 3

Chủ tịch Phan Ngọc Thọ tặng hoa chúc mừng các giáo viên mầm non nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Tương tự, giáo viên Phùng Thị Ánh Hồng, Trường mầm non Ánh Dương (thị xã Hương Thủy) và Nguyễn Thị Hằng (Trường mầm non Hương Bình, thị xã Hương Trà) đã thẳng thắn trao đổi với Chủ tịch UBND tỉnh và Giám đốc Sở GD&ĐT về những khó khăn về đời sống mà bộ phận nhân viên cấp dưỡng đang gặp phải.

“Thu nhập dành cho nhân viên cấp dưỡng không ổn định khi phải dựa vào nguồn xã hội hóa là đóng góp của phụ huynh. Trường thu nhiều thì trả nhiều, thu ít đành phải trả ít. Thu nhập như vậy rất bấp bênh. Như vậy, chế độ chính sách đối với nhân viên như hiện nay là chưa bảo đảm, thu nhập thấp, dẫn đến sẽ làm việc không lâu dài. Do đó, đề nghị có chính sách đối với bộ phận lao động này, cần hỗ trợ thêm lương cho người cấp dưỡng”, chị Ánh Hồng đề xuất.

Cũng tại buổi gặp mặt này, nhiều giáo viên còn tâm tư về khó khăn trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp do gặp phải quá nhiều quy định rối rắm và một phần vì các địa phương chậm triển khai. Giáo viên còn đề nghị có chính sách hỗ trợ cho vay lãi suất ưu đãi để giáo viên vùng núi xây dựng nhà ở, bảo đảm công bằng giữa miền xuôi và vùng cao; trong khi, giáo viên thành phố được mua nhà ở xã hội…

Chủ tịch tỉnh nhắn nhủ giáo viên làm bằng cái tâm cho giáo dục

Ghi nhận nhiều ý kiến, tâm tư, chia sẻ của giáo viên mầm non, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho rằng, giáo dục mầm non là cấp học nền tảng, để các cháu có hành trang bước vào đời, nên những cô giáo, người làm quản lý trong giáo dục mầm non có những đặc thù riêng. “Những ý kiến đóng góp hôm nay đều rất xác đáng và xuất phát từ thực tế, lãnh đạo tỉnh sẽ tiếp thu, nghiên cứu để có những đề án và hỗ trợ kịp thời”, ông Phan Ngọc Thọ cho biết.

Chủ tịch tỉnh nghe giáo viên mầm non kể khó - Hình 4

Tại buổi gặp mặt, Chủ tịch tỉnh Phan Ngọc Thọ nhắn nhủ giáo viên mầm non hãy làm bằng cái tâm cho giáo dục

Theo ông Phan Ngọc Thọ, thời gian tới, ngành giáo dục cần xây dựng mô hình quản lý nhà trường thật sự đổi mới, lồng ghép nhiều mô hình trường học kiểu mẫu theo hướng trường học hạnh phúc, trường học xanh, trường học thông minh. Việc chuẩn hóa cơ sở vật chất, cần phải ưu tiên xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, trang bị hệ thống trang thiết bị dạy học.

Chủ tịch Phan Ngọc Thọ đề nghị các địa phương cần phối hợp cùng ngành giáo dục rà soát lại hệ thống trường mẫu giáo để quy hoạch lại mạng lưới trường học hoàn chỉnh phù hợp đặc điểm vùng miền; tiếp tục nghiên cứu để xây dựng chế độ chính sách, đãi ngộ phù hợp với cán bộ, giáo viên; nâng cao, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên đáp ứng đổi mới toàn diện giáo dục. “Điều quan trọng là chúng ta làm với cái tâm cho giáo dục và cho con em chúng ta”, Chủ tịch UBND tỉnh nhắn nhủ.

NGỌC VĂN

Theo Tiền phong

Đắk Nông: Thiếu giáo viên, nhiều nơi không dám gọi hết trẻ đến trường

Nhiều năm liên tục, tại huyện Đắk G'Long (tỉnh Đắk Nông) xảy ra tình trạng thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non.

Để khắc phục tình trạng này, nhiều trường học phải huy động cả cán bộ quản lý xuống đứng lớp, trong khi đó, nhiều nơi không dám gọi học sinh đến trường cũng vì không đủ giáo viên.

Đắk Nông: Thiếu giáo viên, nhiều nơi không dám gọi hết trẻ đến trường - Hình 1

Năm học 2019-2020, Trường Vừ A Dính có gần 1.300 học sinh, thiếu khoảng 18 giáo viên.

Một trường thiếu 20 giáo viên

Là trường học có số lượng học sinh đông nhất tỉnh Đắk Nông, tuy nhiên chưa năm nào Trường tiểu học bán trú (THBT) Vừ A Dính (xã Đắk Som, huyện Đắk G'Long) có đủ giáo viên đứng lớp. Năm học 2018-2019, trường thiếu khoảng 20 giáo viên, buộc hiệu trưởng và hiệu phó phải tăng cường đứng lớp 4 buổi/tuần.

Tiếp tục, trong năm học 2019-2020, Trường THBT Vừ A Dính có gần 1.300 học sinh, chia thành 38 lớp học. Vì là trường nằm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thuộc đối tượng chuyên biệt nên theo tính toán, trường sẽ thiếu 17-18 giáo viên. Trường Vừ A Dính tiếp tục là trường thiếu nhiều giáo viên nhất huyện Đắk G'long và tỉnh Đắk Nông.

Theo thầy Vũ Tiến Hiệp, Hiệu trưởng Trường THBT Vừ A Dính, khoảng 90% học sinh của trường là người đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó chủ yếu là người Mông. Phần lớn các cháu lại chưa được phổ cập giáo dục mầm non nên ngày đầu đến trường cũng là lần đầu tiên các cháu đi học.

Đắk Nông: Thiếu giáo viên, nhiều nơi không dám gọi hết trẻ đến trường - Hình 2

Trường Tiểu học Vừ A Dính là trường có thiếu nhiều giáo viên nhất, buộc cán bộ quản lý cũng phải đi dạy

"Ngoài số học sinh trên địa bàn xã Đắk Som, trường còn tiếp nhận cả các cháu thuộc các cụm dân cư nằm sâu trong rừng của xã Đắk R'Măng. Các cháu chưa đi học lần nào, nên hàng năm nhà trường phải tập trung các cháu từ trung tuần tháng 8, triển khai "hai tuần không" (hai tuần không học) để các cháu làm quen. Công việc rất nhiều, rất vất vả vì phần lớn các cháu không biết tiếng Kinh nên nhà trường ưu tiên bố trí đủ giáo viên cho khối học này, các khối khác vì thế mà xảy ra tình trạng thiếu giáo viên", thầy Hiệp cho hay.

Thầy Hoàng Ngọc Yêm, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết thêm, giáo viên dạy môn chung, tức là làm cả công tác chủ nhiệm vẫn là thiếu nhiều nhất. Để khắc phục tình trạng này, năm học vừa rồi hiệu trưởng và hai hiệu phó phải trực tiếp đứng lớp, ít nhất là 4 buổi/tuần.

"Nhà trường chỉ hợp đồng ngắn hạn với hai giáo viên, còn khắc phục tình trạng thiếu giáo viên bằng cách thầy cô trong giám hiệu trực tiếp đứng lớp... nhưng không được tính công. Tuy huy động tất cả cán bộ, giáo viên đứng lớn, song năm học vừa qua, trường cũng chỉ thực hiện học 2 buổi/ngày cho một số cấp học. Năm học này cũng chưa biết cách nào để khắc phục tình trạng trên, trước mắt thì ban giám hiệu vẫn tiếp tục đứng lớp", thầy Yêm cho hay.

Đắk Nông: Thiếu giáo viên, nhiều nơi không dám gọi hết trẻ đến trường - Hình 3

Vì thiếu giáo viên nên cán bộ quản lý của trường mầm non Hoa Lan phải xuống quản lớp

Nhiều năm nay, Trường mầm non Hoa Lan (xã Đắk R'Măng, huyện Đắk G'Long) cũng là một trong những đơn vị thiếu giáo viên nhiều nhất của huyện. Vào đầu mấy năm học trước, trường có 9 lớp nên mỗi cán bộ, giáo viên phải phụ trách từ 2-4 lớp. Năm nay trường cũng chỉ có 3 biên chế giáo viên, phải phụ trách 12 lớp, tức mỗi cô đảm nhận 4 lớp học, trên dưới 100 cháu.

Cô Dương Thị Hồng, Hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Lan cho biết: "Khó khăn lớn nhất của trường hiện nay là có đến 4 phân hiệu, trong khi giáo viên lại thiếu quá nhiều. Theo quy định, trường hiện thiếu 21 giáo viên đứng lớp. Tuy nhiên, trường cũng không dám mơ đến việc đủ 2 giáo viên/lớp mà chỉ mong được bố trí đủ 1 giáo viên/lớp. Không có giáo viên nên đầu năm học, trường sẽ phải huy động hết nhân lực kể cả cán bộ quản lý, nhân viên đều phải đứng lớp, cầm cự, đợi điều động thêm giáo viên về".

Không dám huy động hết trẻ đến trường!

Qua thống kê của Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Đắk G'Long, năm học 2019-2020, toàn huyện có 5.632 trẻ trong độ tuổi đến trường. Những năm học trước, chỉ tăng khoảng 1.000 trẻ nhưng năm nay tăng gấp đôi, với gần 2.000 trẻ. Vì thiếu cơ sở vật chất và giáo viên nên huyện chỉ có thể huy động được khoảng 4.000 trẻ đến trường. Như vậy sẽ có khoảng hơn 1.600 trẻ trong độ tuổi sẽ không được đến trường.

Đắk Nông: Thiếu giáo viên, nhiều nơi không dám gọi hết trẻ đến trường - Hình 4

Nhiều trẻ sống tại vùng khó khăn vẫn chưa được phổ cập giáo dục mầm non

"Dẫu biết là quyền lợi của trẻ nhưng chúng tôi bất lực, không dám huy động hết trẻ đến lớp, chỉ ưu tiên trẻ 5 tuổi để duy trì phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, tiếp đến mới ưu tiên trẻ 4 tuổi", ông Đoàn Văn Phương, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện chia sẻ.

Đắk Nông: Thiếu giáo viên, nhiều nơi không dám gọi hết trẻ đến trường - Hình 5

Tuy nhiên, ngành giáo dục cũng không dám gọi hết các em đến trường vì không đủ giáo viên dạy học

Cũng theo Trưởng phòng GD-ĐT huyện Đắk G'Long, tại nhiều vùng khó khăn, không có trường lớp, không có giáo viên nên các cháu cũng không được phổ cập mầm non, đến tuổi thì vào học lớp 1 luôn. Toàn huyện hiện thiếu 450 giáo viên từ bậc mầm non đến THCS. Trong đó, bậc mầm non thiếu nhiều nhất với hơn 306 giáo viên, bậc tiểu học thiếu 88 giáo viên và bậc THCS thiếu 46 giáo viên.

Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Đắk G'Long cho biết, hiện nay địa phương đang tập trung mọi nguồn lực để xây dựng mới thêm 80 phòng học các cấp nên áp lực thiếu phòng học sẽ giảm hơn. Tuy nhiên, nan giải nhất là tình trạng thiếu giáo viên.

Đắk Nông: Thiếu giáo viên, nhiều nơi không dám gọi hết trẻ đến trường - Hình 6

Hiện tại tỉnh Đắk Nông, thiếu nhiều nhất vẫn là giáo viên mầm non

Với bậc học mầm non, dự kiến từ nguồn biên chế Bộ Nội vụ cấp, huyện sẽ được tăng cường một lượng giáo viên, nhưng khả năng cũng không thể đáp ứng được. Đối với bậc tiểu học tăng gần 700 học sinh, Phòng có giải pháp bố trí những trường có lớp 1, lớp 2. Đối với những trường ở vùng dân cư có điều kiện khá giả thì huy động xã hội hóa. Sau khi xã hội hóa được, số giáo viên dôi dư sẽ tăng cường cho các trường đang thiếu giáo viên ở vùng khó khăn hơn.

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều

Tin đang nóng

HIEUTHUHAI cực suy giữa ồn ào của bạn gái BabybooHIEUTHUHAI cực suy giữa ồn ào của bạn gái Babyboo
11:12:20 23/11/2024
Số tiền tiết kiệm lên đến 8,5 tỷ đồng của nhiều người bỗng biến mất sau 16 năm, một ngân hàng ở Trung Quốc nói: "Chúng tôi chỉ bồi thường 50%"Số tiền tiết kiệm lên đến 8,5 tỷ đồng của nhiều người bỗng biến mất sau 16 năm, một ngân hàng ở Trung Quốc nói: "Chúng tôi chỉ bồi thường 50%"
14:17:15 23/11/2024
Màn ảnh Hàn có một mỹ nhân trẻ mãi không già, U55 vẫn quyến rũ ngút ngàn khiến bao người ghen tịMàn ảnh Hàn có một mỹ nhân trẻ mãi không già, U55 vẫn quyến rũ ngút ngàn khiến bao người ghen tị
12:38:29 23/11/2024
Sự thật về nghệ danh mới của Hoài LâmSự thật về nghệ danh mới của Hoài Lâm
11:27:11 23/11/2024
Ca sĩ Thủy Tiên và động thái hiếm thấyCa sĩ Thủy Tiên và động thái hiếm thấy
13:43:43 23/11/2024
Tình tiết chấn động trong phim 18+ "Nữ hoàng Ayodhaya": Jinda (Mai Davika) sinh con lần 3, nhưng tác giả không phải quốc vươngTình tiết chấn động trong phim 18+ "Nữ hoàng Ayodhaya": Jinda (Mai Davika) sinh con lần 3, nhưng tác giả không phải quốc vương
12:31:08 23/11/2024
Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 2 trong vụ xe rác rơi xuống sôngTìm thấy thi thể nạn nhân thứ 2 trong vụ xe rác rơi xuống sông
13:55:36 23/11/2024
Thiếu gia nghìn tỷ bị mắng "phông bạt nhất showbiz" chỉ vì món quà 50 nghìn đồngThiếu gia nghìn tỷ bị mắng "phông bạt nhất showbiz" chỉ vì món quà 50 nghìn đồng
11:04:45 23/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phim Hàn hot tại Việt Nam nhưng "flop" ở nước ngoài: Dàn cast xịn sò có cả "tình cũ Park Min Young" cũng không cứu nổi

Phim Hàn hot tại Việt Nam nhưng "flop" ở nước ngoài: Dàn cast xịn sò có cả "tình cũ Park Min Young" cũng không cứu nổi

Phim châu á

16:50:10 23/11/2024
Theo thống kê của Box Office Vietnam, cuối tuần qua, Cười xuyên biên giới là tác phẩm thống trị phòng vé Việt với doanh thu gần 28 tỷ đồng.
400 khách du lịch nước ngoài trải nghiệm du lịch Việt Nam qua tàu hỏa

400 khách du lịch nước ngoài trải nghiệm du lịch Việt Nam qua tàu hỏa

Du lịch

16:47:06 23/11/2024
Đường sắt Việt Nam vừa đón 400 khách du lịch Trung Quốc nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai thông qua chuyến tàu charter đầu tiên của chương trình hợp tác giữa Sở Du lịch Lào Cai với ngành đường sắt...
Hậu trường làm ra siêu phẩm battle của Rap Việt mùa 4 hé lộ sự gia trưởng của B Ray

Hậu trường làm ra siêu phẩm battle của Rap Việt mùa 4 hé lộ sự gia trưởng của B Ray

Tv show

16:46:43 23/11/2024
Mới đây, một video hậu trường ghi lại một góc quá trình sáng tác ra track Qua Từng Khung Hình đang được lan truyền trên MXH với tốc độ chóng mặt, thu hút sự quan tâm lớn của người hâm mộ.
Mặc đẹp như quý cô nước Pháp

Mặc đẹp như quý cô nước Pháp

Thời trang

16:39:28 23/11/2024
Các nhà mốt đã khéo léo pha lẫn chất retro trong từng thiết kế đương đại, để mang đến cho phái đẹp nét thanh lịch cổ điển thường thấy ở các quý cô nước Pháp. Bên cạnh trang phục, phụ kiện là thứ cũng không thể thiếu nếu bạn theo đuổi ph...
MAMA ngày 2: aespa đọ sắc "em gái BLACKPINK", Park Seo Joon - Im Si Wan soái ngút ngàn dẫn đầu dàn sao

MAMA ngày 2: aespa đọ sắc "em gái BLACKPINK", Park Seo Joon - Im Si Wan soái ngút ngàn dẫn đầu dàn sao

Sao châu á

16:38:44 23/11/2024
aespa, SEVENTEEN, MEOVV, (G)I-DLE, Park Seo Joon, Im Si Wan, Lee Jun Ho, Jung Ho Yeon, Kim Tae Ri... đã tạo nên vườn bông nhan sắc tại MAMA 2024 ngày 2.
Bà nội trợ Dubai được chồng cho hơn 5,7 tỷ đồng 'tiền tiêu vặt' mỗi tháng

Bà nội trợ Dubai được chồng cho hơn 5,7 tỷ đồng 'tiền tiêu vặt' mỗi tháng

Netizen

16:37:29 23/11/2024
UAE - Bà nội trợ ở Dubai chia sẻ cuộc sống sang chảnh và trở nên nổi tiếng khắp mạng xã hội. Mỗi tháng, cô khoe được chồng cho hơn 5,7 tỷ đồng tiền tiêu vặt.
Cuối tuần, mẹ đảm trổ tài làm rau củ nướng bơ tỏi đổi món cho cả nhà

Cuối tuần, mẹ đảm trổ tài làm rau củ nướng bơ tỏi đổi món cho cả nhà

Ẩm thực

16:35:08 23/11/2024
Chỉ mất khoảng 30 phút, bạn đã có thể thưởng thức một bữa ăn nhẹ nhàng mà đầy đủ dưỡng chất. Rau củ nướng bơ tỏi là món ăn đơn giản nhưng đầy hấp dẫn.
Sao Việt 23/11: Hoa hậu Khánh Vân hé lộ ảnh cưới, Hồng Nhung trẻ đẹp

Sao Việt 23/11: Hoa hậu Khánh Vân hé lộ ảnh cưới, Hồng Nhung trẻ đẹp

Sao việt

16:32:03 23/11/2024
Hoa hậu Khánh Vân đăng bộ ảnh cưới ngọt ngào bên bạn trai nhiếp ảnh, diva Hồng Nhung được khen ngày càng trẻ đẹp.
Khi va chạm giao thông trở thành án mạng...

Khi va chạm giao thông trở thành án mạng...

Pháp luật

16:15:07 23/11/2024
Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng.
Xếp hạng may mắn ngày mới của 12 cung hoàng đạo 23/11/2024: Cung Song Tử và Song Ngư may mắn nhất

Xếp hạng may mắn ngày mới của 12 cung hoàng đạo 23/11/2024: Cung Song Tử và Song Ngư may mắn nhất

Trắc nghiệm

16:13:37 23/11/2024
Xếp hạng may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay 23/11. Đâu là con cung hoàng đạo may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Đi bộ đường dài, tình cờ tìm ra thế giới đã mất 280 triệu tuổi

Đi bộ đường dài, tình cờ tìm ra thế giới đã mất 280 triệu tuổi

Lạ vui

15:56:05 23/11/2024
Phát hiện tình cờ của một phụ nữ Ý đã giúp các nhà khoa học khai quật cả một hệ sinh thái thuộc về thế giới trước thời khủng long.