Chủ tịch Quốc hội: ‘Sinh viên ngành nào cũng phải hiểu luật’
Theo bà Ngân, sinh viên sau này sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia hệ thống quản lý Nhà nước nên dù ở ngành nào cũng cần hiểu biết pháp luật.
Chiều 4/9, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói chuyện với hơn 1.000 sinh viên các trường thành viên Đại học Quốc gia TP HCM về Vai trò của đại học với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
Bà Ngân khẳng định, đại học có vai trò quan trọng trong việc này bởi đây là nơi đào tạo, rèn luyện thế hệ trí thức trẻ cho đất nước. Các trường phải giới thiệu để sinh viên có thể nghiên cứu nghiêm túc về mô hình và nhiệm vụ của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
“Không chỉ sinh viên luật, kinh tế mới phải nắm khái niệm này, mà ở ngành khoa học, kỹ thuật, y khoa hay quốc tế cũng cần nắm vững. Ở vị trí nào, các em cũng sẽ tham gia và là người được tác động, hoặc triển khai hoạt động, của chính hệ thống Nhà nước sau này”, bà nói.
Chủ tịch Quốc hội nói chuyện với sinh viên Đại học Quốc gia TP HCM. Ảnh: Mạnh Tùng.
Trước câu hỏi của nữ sinh Huỳnh Mạnh Phương (Khoa Luật, Đại học Kinh tế – Luật) về định hướng học tập, rèn luyện để có thể tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền, bà Ngân cho rằng, ngoài kiến thức chuyên ngành sinh viên phải tìm hiểu kiến thức tổng quan. Trong đó có pháp luật, kinh tế, chính trị là quan trọng.
Video đang HOT
“Sinh viên không được làm gì trái pháp luật và không làm gì trái đạo đức, phẩm chất, nhân cách con người”, Chủ tịch Quốc hội chia sẻ.
Trả lời câu hỏi của nam sinh trường Đại học Công nghệ Thông tin về việc tuyên truyền pháp luật đến người dân trong thời gian qua, bà Ngân nhìn nhận công tác này chưa tốt nên nhiều người không hiểu đúng, một phần bị xuyên tạc và kích động.
“Sinh viên cần bình tĩnh trước các sự việc, hãy tham gia xây dựng hệ thống pháp luật như bày tỏ trực tiếp đến đại biểu HĐND, đại biểu Quốc hội hoặc các thầy cô nơi đang theo học để thể hiện nguyện vọng”, bà Ngân nhắn nhủ.
Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Đại học Quốc gia TP HCM đẩy mạnh các nghiên cứu khoa học, thực tiễn và phát triển lý luận về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bà “đặt hàng” trường đề tài vai trò của Quốc hội với việc hoàn thiện thể chế, thực hiện tốt nhất tổ chức đại diện dân cử của người dân, là cơ quan quyền lực của Nhà nước.
Mạnh Tùng
Theo Vnexpress
Mặt trái của lớp học thời hiện đại: Điểm số có thể tụt dù đã rất cố gắng
Tác động của công nghệ có thể là cả trực tiếp lẫn gián tiếp, mà bạn không thể ngờ đến đâu.
Ở thời đại của công nghệ, các lớp học cũng dần xa rời truyền thống mà được thay thế bằng rất nhiều công cụ hiện đại bổ trợ. Đặc biệt là với sinh viên đại học, họ được phép sử dụng laptop và điện thoại di động một cách công khai.
Dù chẳng thể phủ nhận rằng công nghệ hiện đại mang đến rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, liệu rằng xu hướng này có phải là tốt không? Nếu như theo một nghiên cứu mới đây thì là không! Và thậm chí, sự có mặt của điện thoại mà máy tính có thể khiến điểm số của học sinh, sinh viên trong các kỳ thi tụt xuống.
Cụ thể, nghiên cứu do ĐH Rutgers (New Jersey, Mỹ) thực hiện đã chỉ ra rằng điểm số của học sinh và sinh viên sẽ tụt đi ít nhất là 5% (nếu tính trên thang điểm 10 thì là nửa điểm) khi có sự xuất hiện của máy tính và điện thoại trong phòng học. Đáng chú ý hơn, điểm số của họ vẫn sẽ tụt xuống kể cả khi không thực sự dùng đến chúng.
"Nghiên cứu này là một lời cảnh báo dành cho các sinh viên và giảng viên. Nếu họ muốn điểm số tốt hơn, một số thứ cần phải bị loại bỏ, trong đó có công nghệ" - Arnold Glass, một trong những chuyên gia của nghiên cứu.
"Tác động của điện thoại và máy tính không chỉ là lên người sở hữu, mà với toàn bộ lớp học."
Nghiên cứu được thực hiện trên 118 sinh viên ngành tâm lý, trong vòng một học kỳ. Vào nửa số tiết học đầu tiên, các thiết bị hiện đại đều được phép sử dụng - như điện thoại, tablet, máy tính... Nửa còn lại, toàn bộ bị cấm sử dụng.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, các sinh viên sẽ làm thử một bài kiểm tra về các kiến thức họ thu được. Kết quả, dường như không có sự khác biệt trong số thông tin mà cả 2 nhóm hấp thu được.
Nhưng đến cuối kỳ thì khác. Các sinh viên làm bài với kiến thức rơi vào các giờ học cho phép sử dụng đồ công nghệ đã bị giảm đi khoảng nửa điểm trung bình. Và dựa vào nghiên cứu này, thì có vẻ như đa số đã không sử dụng công nghệ để học tập, mà dành cho các mục đích khác.
Và hơn nữa, ngay cả với những sinh viên không sử dụng điện thoại, thì việc này vẫn gây ảnh hưởng đến họ. Theo đó, sự tập trung của họ cũng sẽ yếu đi chỉ vì có sự hiện diện của công nghệ trong phòng học.
Đây chỉ là một nghiên cứu nhỏ, nên dĩ nhiên là cần một số nghiên cứu xa hơn để có thể đưa ra kết luận chính thức. Tuy nhiên, một số nghiên cứu trước kia cũng từng cho kết quả tương tự, về ảnh hưởng tiêu cực của đồ công nghệ đến khả năng học tập và năng suất làm việc của con người.
"Nghiên cứu cho thấy rằng chúng ta cần phải cân đối lại lợi ích và ảnh hưởng của công nghệ lên quá trình học tập và làm việc của con người" - Glass kết luận.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Educational Psychology.
Tham khảo: Science Alert
Theo Helino
Tranh luận bỏ đại học vì nghèo có phải hèn không? Cộng đồng mạng tranh luận về chủ đề sinh viên và khả năng tự lập sau câu chuyện anh em song sinh ở Nghệ An định bỏ đại học vì hoàn cảnh nghèo khó. Câu chuyện muốn bỏ đại học vì nghèo gây ra cuộc tranh luận trên mạng sau khi anh em sinh đôi Tuấn - Tùng (Nghệ An) đỗ một trường...