Chủ tịch Quốc hội: Nền văn học, nghệ thuật Việt Nam thời gian tới sẽ có “những vụ mùa bội thu”
Chủ tịch Quốc hội: Nền văn học, nghệ thuật Việt Nam thời gian tới sẽ có “những vụ mùa bội thu”
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dự Đại hội lần thứ X của Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam.
Cùng dự Đại hội có: Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; lãnh đạo Bộ, Ban, Ngành Trung ương, hơn 260 đại biểu chính thức là các cán bộ chủ chốt của 10 Hội VHNT chuyên ngành TƯ, 63 Hội VHNT tỉnh, thành phố trong cả nước và các văn nghệ sĩ tiêu biểu.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại Đại hội Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam lần thứ X Ảnh: Lâm Hiển
Với phương châm “Phát huy tính tích cực xã hội, cộng hưởng mọi tài năng, tâm huyết sáng tạo, đưa đời sống văn học nghệ thuật lên một tầm cao mới, in dấu vẻ vang về giai đoạn chuyển đổi đặc biệt của công cuộc bảo vệ và phát triển bền vững đất nước”, Đại hội đã tập trung đánh giá, phân tích tình hình hoạt động của các hội và Liên hiệp hội trong nhiệm kỳ vừa qua, rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, quản lý và hoạt động; từ đó, đề ra phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả hoạt động chuyên môn; góp phần chăm lo đời sống và tạo điều kiện cho văn nghệ sĩ sáng tạo.
Phát biểu tại Đại hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân biểu dương và cảm ơn những cống hiến to lớn của đội ngũ văn nghệ sĩ, Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đại biểu thực hiện nghi thức chào cờ Ảnh: Lâm Hiển
Video đang HOT
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn tin tưởng, coi trọng, chăm lo và tạo điều kiện để đội ngũ văn nghệ sĩ nước nhà hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình trước dân tộc và đất nước.
“Nhìn lại 5 năm qua, chúng ta vui mừng, tự hào với những kết quả đạt được, nhưng với tinh thần tự phê bình và phê bình sâu sắc, chúng ta cũng thẳng thắn nhìn nhận rằng, so với sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước, sự kỳ vọng của Nhân dân, thì nền văn học, nghệ thuật Việt Nam vẫn còn một số hạn chế mà tới đây cần phải được tập trung khắc phục với quyết tâm cao nhất”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Trong giai đoạn tới, tình hình trong nước và quốc tế được dự báo sẽ tiếp tục có những diễn biến nhanh chóng, khó lường, với những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Với vai trò là một trong những động lực to lớn, trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội mong muốn, văn học, nghệ thuật phải nâng tầm, đổi mới mạnh mẽ, phát huy sức mạnh đặc biệt của các loại hình văn học, nghệ thuật và tiềm năng sáng tạo to lớn của đội ngũ hơn 40.000 văn nghệ sĩ để có một giai đoạn sáng tạo mới, cống hiến thêm nhiều tác phẩm hay, có giá trị cao về tư tưởng, giáo dục, nghệ thuật, ghi lại chân thực dấu ấn về giai đoạn phát triển quan trọng của đất nước.
Theo Chủ tịch Quốc hội, cần đặt lĩnh vực văn học, nghệ thuật trong tổng thể chiến lược, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong giai đoạn tới để từ đó hoạch định tầm nhìn và sứ mệnh, tạo khâu đột phá mạnh mẽ cho sự phát triển. Trên tinh thần này, thời gian tới, đặc biệt là nhiệm kỳ 2020-2025, Liên hiệp các Hội văn học, nghệ thuật Việt Nam cần tiếp tục quán triệt đầy đủ, sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, nhất là Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị Khóa X “về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” , Nghị quyết số 33 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI “về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” .
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với Đoàn Chủ tịch ra mắt đại hội (ảnh: Lâm Hiển)
Trong điều kiện nguồn lực đất nước còn hạn chế, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, con đường hiệu quả nhất để thúc đẩy sự phát triển của văn học, nghệ thuật chính là cần tạo ra một cơ chế phù hợp. Vì vậy, các cơ quan hữu quan cần tăng cường phối hợp với Liên hiệp và các tổ chức thành viên để rà soát tổng thể các cơ chế, chính sách hiện hành, kịp thời đề nghị điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay. Đội ngũ cán bộ quản lý văn học, nghệ thuật cũng cần ý thức rõ trách nhiệm và tình cảm, tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, về tính chất đặc thù của lĩnh vực này, để từ đó không ngừng nâng cao năng lực, trình độ, gắn bó chặt chẽ hơn nữa với các tổ chức Hội của Liên hiệp, tích cực hỗ trợ hoạt động sáng tạo và quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị đến với công chúng.
Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, nền văn học, nghệ thuật Việt Nam thời gian tới sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ và to lớn hơn nữa, có những “vụ mùa bội thu” với các tác phẩm lớn, có giá trị phụng sự đất nước và dân tộc, đáp ứng lòng mong đợi của Nhân dân.
Nhân sự Đại hội XIII và vấn đề tính đại diện
Bất cứ ai tiêu biểu nhất, xứng đáng nhất, đủ đức, tài đều được giới thiệu để Đại hội XIII của Đảng bầu chọn.
Khi Hội nghị Trung ương 15 (khóa XII) đang đến gần để quyết định phương án nhân sự bốn chức danh chủ chốt cho nhiệm kỳ năm năm của Đại hội XIII thì khắp nơi lại râm ran bàn luận chuyện Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội được "cơ cấu" mang tính vùng miền, thể hiện tính đại diện như thế nào.
Các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình Hội nghị Trung ương 14 (khóa XII). Ảnh: VGP
Hiểu thế nào về tính đại diện?
Toàn dân "làm nhân sự" thật ra không có gì lạ. Bởi chuyện nhân sự, nhất là nhân sự cấp cao là mối quan tâm của toàn xã hội. Chỉ có điều, những thảo luận không chính thức chỉ dựa vào tin đồn, khó phản ánh một cách chính xác, đầy đủ bản chất tính đại biểu (ĐB), tính đại diện của Đảng vốn đã được ghi rõ trong Điều lệ của Đảng và cả Hiến pháp của Nhà nước.
Đảng hiện có 5,2 triệu thành viên (số liệu cuối năm 2019), được tổ chức chặt chẽ mà chi bộ là tế bào nhỏ nhất, tới từng thôn, ấp, từng cơ quan, đơn vị, từ miền xuôi đến miền ngược, từ đô thị tới nông thôn, biên giới, hải đảo. Là lực lượng chính trị duy nhất cầm quyền, đồng hành cùng bước đi của đất nước; gắn bó, gần gũi với hơn 90 triệu đồng bào, đương nhiên Đảng vươn lên tính đại diện cao, hiện thực hóa cam kết "... đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam (VN), ĐB trung thành lợi ích của... nhân dân lao động và của cả dân tộc".
Các chi bộ đảng ấy lại được tổ chức theo hệ thống đảng bộ các cấp. Đến mùa đại hội, đảng bộ từ cơ sở bầu ra cấp ủy khóa mới, đồng thời bầu ĐB dự đại hội cấp trên, mà cao nhất là đại hội của 67 đảng bộ trực thuộc trung ương. Để rồi từ đó, như lần này, 1.381 ĐB đã được bầu ra, cùng 194 ĐB đương nhiên, 15 ĐB do chỉ định, tiến hành Đại hội ĐB toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, được ấn định khai mạc vào ngày 25-1 tới.
Trong 67 đoàn ĐB ấy có tới 63 là đại diện cho các tỉnh, thành trên cả nước. Bốn đoàn còn lại thuộc bốn đảng bộ mang tính chất ngành, gồm Đảng bộ Quân đội, Đảng bộ Công an Trung ương, Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương và Đảng bộ Khối doanh nghiệp Trung ương. Trong đó, đoàn ĐB quân đội vẫn ít nhiều tính địa phương khi gồm ĐB từ các tổ chức đảng trong quân đội, vốn đóng quân, rải khắp mọi miền Tổ quốc.
Với cơ cấu ĐB ấy, hẳn nhiên Đại hội toàn quốc - cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng có tính đại diện rất cao về tính địa phương, tất nhiên bao gồm cả tính vùng miền. Và Ban chấp hành Trung ương tới đây được bầu ra để cơ cấu vào các vị trí trọng trách ở 67 đảng bộ ắt kế thừa tính đại diện đó.
Bầu chọn người tiêu biểu, xứng đáng
Trở lại câu chuyện nhân sự đại hội, những đồn đoán, phân tích về cơ cấu vùng miền của công tác nhân sự đã xuất hiện từ rất sớm. Chẳng hạn từ tháng 10-2018, khi Hội nghị Trung ương 8 quyết định thành lập các tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIII và một tháng sau, Bộ Chính trị ban hành kế hoạch xây dựng quy hoạch Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2021-2016.
Các thảo luận, đồn đoán về những "nhân tố" được cho là đại diện Bắc, Trung, Nam trong Bộ Chính trị tương lai, thậm chí trong "tứ trụ" càng trở nên sôi nổi khi Hội nghị Trung ương 14 giới thiệu nhân sự Bộ Chính trị, và tới đây là nhân sự bốn chức danh chủ chốt ở Hội nghị Trung ương 15.
Nhưng cũng tương tự như ĐB Quốc hội "là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của nhân dân cả nước" (Hiến pháp), ĐB ở Đại hội ĐB toàn quốc của Đảng không chỉ đại diện cho đảng bộ nơi bầu ra mình mà còn đại diện cho đảng viên cả nước tại cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng.
Điều lệ Đảng quy định rõ: "Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội ĐB toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội ĐB hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là Ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy)".
Theo cách ấy, Bộ Chính trị ở trung ương hay Ban Thường vụ ở cấp ủy địa phương dù được điều lệ trao quyền "lãnh đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết" của đại hội cấp mình thì vẫn không hề được định danh "cơ quan lãnh đạo".
Cũng vì vậy, dùng cơ cấu để đáp ứng yêu cầu đại diện mang tính địa phương chỉ được đặt ra với nhân sự đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc và nhân sự cấp ủy các cấp cùng Ban chấp hành Trung ương, chứ không phải là một đòi hỏi, yêu cầu nào đó mang tính bắt buộc, cho dù ở Bộ Chính trị, Ban bí thư hay "tứ trụ".
Trên hết, các nhân sự trung ương ấy phải đáp ứng khung tiêu chuẩn chức danh mà Bộ Chính trị đã công khai ở Quy định 214-QĐ/TW và những yêu cầu cụ thể sát tình hình thực tế đã được thống nhất trong Kết luận số 75-KL/TW của Ban chấp hành Trung ương (Hội nghị Trung ương 12) về Phương hướng công tác nhân sự Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, cũng như Phương hướng công tác nhân sự Bộ Chính trị, Ban bí thư khóa XIII đã được báo cáo ở Hội nghị Trung ương 14.
VN, dải đất dài và hẹp, trải qua lịch sử phát triển là quốc gia của 53 dân tộc, mà mỗi vùng đất đều có nét văn hóa đặc sắc. Đa dạng vậy nhưng "Nước VN là một, dân tộc VN là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi" (Chủ tịch Hồ Chí Minh).
Đã qua rồi thời thực dân chia để trị. Qua rồi thời đế quốc, thế lực ngoại bang vạch vĩ tuyến phân định Bắc - Nam. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, giao thông, đi lại, giao lưu văn hóa vùng miền, Internet đã xóa nhòa nhiều khoảng cách địa lý, kể cả làm mềm đi biên giới quốc gia, lãnh thổ.
Giờ đây, bất cứ ai tiêu biểu nhất, xứng đáng nhất, đủ đức và tài tiếp nối những thành quả mà Đảng, Tổ quốc đã đạt được năm năm qua, dẫn dắt dân tộc đi lên trong khát vọng của giai đoạn phát triển mới của năm, 10 năm tới thì đều xứng đáng được giới thiệu để Đại hội ĐB toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản VN bầu chọn.
Quốc hội luôn là hiện thân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, dù trong bất kỳ hoàn cảnh, giai đoạn lịch sử nào, Quốc hội đều hoàn thành trọng trách của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. Chiều nay (6/1), Văn phòng Quốc hội tổ chức cuộc gặp mặt đại biểu Quốc hội qua các thời kỳ nhân kỷ niệm 75 năm...