Chủ tịch Quốc hội: ‘Làm việc ngày đêm’ để sát cánh cùng CP chống dịch
Ông Vương Đình Huệ đặt ra yêu cầu cho Tổ công tác của Ủy ban TVQH là “làm việc không kể ngày đêm”, tham mưu, góp ý các cơ chế, chính sách phù hợp để sớm kiểm soát dịch bệnh.
Chiều 30/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã làm việc với Tổ công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện Nghị quyết số 30 của Quốc hội liên quan tới công tác phòng, chống Covid-19.
Tổ công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện Nghị quyết số 30 được thành lập vào ngày 27/8, do Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định làm Tổ trưởng và 6 thành viên khác là các chủ nhiệm và phó chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội. Uỷ ban Xã hội là cơ quan Thường trực của Tổ công tác này.
Nhắc đến Nghị quyết số 30, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh trong đó có các biện pháp đặc biệt, đặc thù, đặc cách, tạo cơ sở pháp lý, tăng tính chủ động cho Chính phủ, Thủ tướng và các địa phương trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh Nghị quyết 30 có các biện pháp đặc biệt, đặc thù, đặc cách, tạo cơ sở pháp lý, tăng tính chủ động cho Chính phủ, Thủ tướng và các địa phương trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: Doãn Tấn.
Ngay sau khi Nghị quyết số 30 được ban hành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 268, cho phép Chính phủ thực hiện một số giải pháp cấp bách, được ban hành nghị quyết có một số nội dung khác với quy định của luật để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68, kịp thời triển khai các nhiệm vụ cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.
Quán triệt tinh thần “đồng hành cùng Chính phủ”, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Tổ công tác làm tốt vai trò tham mưu để cụ thể hóa các nội dung kết luận cuộc họp của lãnh đạo chủ chốt Đảng, Nhà nước về phòng, chống Covid-19, Nghị quyết số 30 của Quốc hội.
Ông Huệ nhấn mạnh trọng tâm là các giải pháp huy động lực lượng, bổ sung nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch, chăm lo sức khoẻ, bảo vệ tính mạng cho nhân dân, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho an sinh xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội…
Video đang HOT
Chủ tịch Quốc hội đặt ra yêu cầu cho Tổ công tác là “làm việc không kể ngày đêm”, tham mưu, góp ý các cơ chế, chính sách phù hợp để sớm kiểm soát dịch bệnh, kể cả chiến lược sản xuất vaccine trong nước, vận động, tìm kiếm, tiếp cận sớm nhất các nguồn vaccine, thuốc chữa bệnh, vật tư y tế từ bên ngoài.
Đồng thời, huy động các nguồn tài lực, vật lực của Nhà nước và xã hội được tính toán cẩn trọng cả về trước mắt và lâu dài, có tính bền vững, để đáp ứng cao nhất yêu cầu phòng, chống dịch, bảo đảm tính mạng, sức khỏe của nhân dân.
Cùng với đó, phải bảo đảm an sinh xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, người dân các địa bàn trọng điểm khắc phục khó khăn và phục hồi phát triển.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Chủ tịch Quốc hội lưu ý Tổ công tác nêu cao tính chủ động kiến nghị, đề xuất với Chính phủ “từ sớm, từ xa”, không chờ đợi. Nếu có vấn đề phức tạp, còn ý kiến khác nhau thì kịp thời xin ý kiến Đảng đoàn Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
“Quốc hội đã ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì càng phải thấy trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để sử dụng các quyền này một cách hiệu quả nhất”, ông Huệ nhấn mạnh
Theo cơ cấu Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch vừa được kiện toàn, có 2 thành viên của Tổ công tác tham gia, đó là Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định với vai trò là Phó ban Chỉ đạo và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Phú Cường là ủy viên Ban Chỉ đạo.
Kỳ họp thứ hai của Quốc hội có thể họp trực tuyến hoàn toàn tùy tình hình COVID-19
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết tùy vào tình hình dịch bệnh COVID-19, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV có thể kết hợp họp tập trung và trực tuyến (chia làm 2 đợt), họp trực tuyến hoàn toàn hoặc họp tập trung hoàn toàn.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành nội dung phiên họp - Ảnh: QUOCHOI.VN
Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 2, sáng 18-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tổng kết kỳ họp thứ nhất và cho ý kiến bước đầu về chuẩn bị cho kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 20-10.
Tại phiên họp, Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cũng trình các phương án tổ chức kỳ họp thứ 2 để xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh việc tổ chức kỳ họp phải đảm bảo trong điều kiện phòng, chống dịch bệnh cũng như tiếp tục cải tiến phương thức làm việc. Tùy vào tình hình dịch bệnh, phương án tổ chức có thể tính đến kết hợp họp tập trung và trực tuyến (chia làm 2 đợt); họp trực tuyến hoàn toàn hoặc họp tập trung hoàn toàn.
Về chuẩn bị cho kỳ họp thứ 2, Chủ tịch Quốc hội cho rằng tinh thần kỳ họp thứ 2 phải tốt hơn kỳ họp thứ nhất. Muốn thế phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tuân thủ nghiêm Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Vấn đề bức thiết nhưng không phải làm ào ào, "dục tốc bất đạt", bởi nếu làm không kỹ thì quyết không trúng, không đúng. Do đó công tác chuẩn bị phải đảm bảo kịp thời, chất lượng cao.
Liên quan đến các nội dung trình Quốc hội, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn cũng như thời gian làm việc tại kỳ họp thứ 2, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu tiếp tục nghiên cứu, chuẩn bị và thống nhất trong thời gian tới.
Nhận xét về kỳ họp thứ nhất, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, kỳ họp này diễn ra khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khó khăn thách thức nhiều hơn thuận lợi, song Quốc hội đã để lại nhiều dấu ấn với những quyết sách chưa có tiền lệ, tạo khung pháp lý rất quan trọng, rất sớm để tổ chức triển khai nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng cho cả nhiệm kỳ 5 năm.
Đánh giá cao đóng góp trí tuệ của các đại biểu Quốc hội chuyên trách, đại biểu tái cử cũng như các đại biểu lần đầu tham gia Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý rằng cử tri và nhân dân mong muốn cao hơn nữa, các ý kiến sát thực tiễn cuộc sống và quan trọng là hiến kế, đề xuất các giải pháp.
"Nhân dân, cử tri rộng lượng nhưng cũng đòi hỏi rất cao. Do đó chúng ta không tự mãn mà phải nỗ lực hơn nữa", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch Quốc hội, mỗi kỳ họp cần có đề án truyền thông tốt hơn nhằm công khai, minh bạch hoạt động của Quốc hội để cử tri đánh giá, giám sát.
Hai phương án tổ chức kỳ họp thứ 2:
* Phương án 1 , Quốc hội họp trực tuyến cả kỳ nếu dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp. Quốc hội dự kiến chia đại biểu Quốc hội tham gia 73 tổ thảo luận.
Trong đó khoảng 200 đại biểu Quốc hội ở trung ương chia thành 10 tổ họp tại Nhà Quốc hội. Các đại biểu Quốc hội ở địa phương chia thành 1 tổ/1 địa phương.
Dự kiến Quốc hội làm việc 17 ngày và 1 ngày dự phòng (Quốc hội làm việc 1 ngày thứ bảy). Phiên trù bị và khai mạc vào ngày 20-10, bế mạc ngày 10-11.
* Phương án 2 , Quốc hội họp trực tuyến kết hợp với họp tập trung tại Nhà Quốc hội và chia thành 2 đợt (dịch bệnh đã được kiểm soát tốt mới về họp tập trung).
Dự kiến Quốc hội làm việc 17 ngày và dự phòng 1 ngày, trong đó bố trí Quốc hội làm việc 2 ngày thứ bảy.
Đợt 1 , họp trực tuyến: 11 ngày (từ 20-10 đến 2-1), có bố trí thảo luận ở tổ theo cách chia tổ giống phương án 1. Đợt 2 , họp tập trung 6 ngày (từ 4 đến 10-11), có bố trí thảo luận ở tổ như thông lệ.
4 Phó Chủ tịch ra mắt Quốc hội khóa XV Trong số 4 nhân sự vừa được Quốc hội bầu giữ chức Phó Chủ tịch khóa XV có 3 người tái cử là các ông Trần Thanh Mẫn, Nguyễn Khắc Định, Nguyễn Đức Hải; một nhân sự mới là ông Trần Quang Phương. Sau lễ tuyên thệ nhậm chức của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chiều nay, 20/7/2021, Quốc hội thực...