Chủ tịch Quốc hội đề nghị lập cơ sở dữ liệu về sáng kiến, sáng chế
Xây dựng cơ sở dữ liệu về sáng tạo, sáng kiến, sáng chế, ý tưởng mới và nhân rộng các mô hình sáng tạo là một trong những nhiệm vụ mà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu trong phát triển khoa học, công nghệ.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại buổi lễ – Ảnh Gia Hân
Khả năng sáng tạo ở mọi lứa tuổi, tầng lớp xã hội
Sáng 23.8, phát biểu tại lễ công bố Sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2019, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, các bộ, ban, ngành, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các địa phương công nhận, trao nhiều giải thưởng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, thu hút được đông đảo nhà khoa học, các tầng lớp nhân dân quan tâm, hưởng ứng.
Đã có nhiều công trình khoa học công nghệ được trao giải từng bước được áp dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Theo bà Ngân, các công trình được ghi nhận và vinh danh trong Sách vàng Việt Nam thuộc nhiều lĩnh vực được Đảng, nhà nước tập trung ưu tiên phát triển như cơ khí tự động hóa, nông nghiệp, công nghiệp cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, y tế, giáo dục, tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới, thích ứng với biến đổi khí hậu, quốc phòng, an ninh…
Tác giả, nhóm tác giả các công trình này là những tập thể, cá nhân trên mọi miền Tổ quốc. Có người là giáo sư, tiến sĩ, có người là chủ doanh nghiệp, có người là công nhân, nông dân và có cả sinh viên, học sinh đang quá trình học tập tại nhà trường.
“Qua đó cho thấy khả năng sáng tạo, nghiên cứu khoa học luôn ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội chúng ta”, Chủ tịch Quốc hội nói và chia sẻ bà đánh giá cao đối với tác giả, nhóm tác giả của 74 công trình, giải pháp sáng tạo được tuyển chọn trong Sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2019.
Nghiên cứu các ý tưởng thúc đẩy tăng năng suất lao động
Video đang HOT
Nhấn mạnh đổi mới sáng tạo luôn là động lực quan trọng cho phát triển xã hội, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Đảng, nhà nước luôn dành những điều kiện tốt nhất phù hợp với khả năng của đất nước để đầu tư phát triển khoa học, công nghệ, tạo điều kiện để các nhà khoa học phát huy tài năng, sáng tạo và cống hiến cho Tổ quốc.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn (thứ 3 từ trái qua) và các đại biểu công bố Sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2019
Để khoa học, công nghệ thực sự trở thành quốc sách, đóng vai trò trò quan trọng hơn nữa trong phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, Chủ tịch Quốc hội đề nghị tiếp tục triển khai, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về phát triển khoa học công nghệ, quan tâm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ chất lượng cao. Các bộ, ngành địa phương cần nghiên cứu, đề xuất ban hành các chính sách đột phá về khoa học, công nghệ.
“Cần nghiên cứu sáng tạo để tạo ra các ý tưởng, sản phẩm có tính ứng dụng cao, thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng chất lượng và năng lực cạnh tranh”, bà Ngân nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, bà Ngân cũng đề nghị tiếp tục tổ chức các cuộc thi sáng tạo khoa học và công nghệ trên phạm vi cả nước để khuyến khích, động viên các tầng lớp nhân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài hưởng ứng phong trào thi đua lao động sáng tạo, say mê tìm tòi, nghiên cứu để ngày càng có nhiều công trình, giải pháp sáng tạo khoa học và công nghệ.
Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục phối hợp, đẩy mạnh phong trào thi đua, đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Bên cạnh đó, xây dựng cơ sở dữ liệu về sáng tạo, sáng kiến, sáng chế, ý tưởng mới, nhân rộng các mô hình sáng tạo.
“Với trách nhiệm của mình, Quốc hội sẽ đặc biệt quan tâm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ”, bà Ngân khẳng định.
Vinh danh 74 công trình trong Sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2019
Sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2019 do Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học – Công nghệ công bố sáng 23.8, vinh danh 74 công trình, giải pháp sáng tạo khoa học công nghệ từ 141 công trình do các ban, bộ, ngành, các tổ chức thành viên, các tỉnh, thành phố giới thiệu.
Theo Chủ tịch T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn, đây là những công trình tiêu biểu ở nhiều lĩnh vực, phạm vi, đã được kiểm nghiệm qua thực tế; nhiều sáng kiến có giá trị hỗ trợ cộng đồng nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế, đảm bảo môi trường, chăm sóc sức khỏe, y tế, giáo dục, nông nghiệp, quốc phòng, các giải pháp ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến, tiết kiệm năng lượng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và giá trị kinh tế của sản phẩm, hàng hóa.
Theo Thanh Niên
Tiềm năng phát triển công nghệ Blockchain
Với tỷ lệ dân số trẻ, lượng người dùng internet cao và số người sử dụng điện thoại thông minh lớn, đồng thời thương mại điện tử cũng phát triển khá nhanh thời gian gần đây...
Việt Nam được xem là quốc gia có tiềm năng lớn trong việc phát triển các ứng dụng dùng công nghệ Blockchain, thay thế cho các giao dịch truyền thống trước đây.
Hội thảo về công nghệ blockchain thu hút hơn 1.000 khách mời tham dự
Diễn đàn Blockchain thế giới (WBF) vừa phối với Quỹ OriusCapital tổ chức hội thảo "Công nghệ WBF 2019 tại Việt Nam" tại TPHCM vào ngày 18-8. Sự kiện thu hút trên 1.000 khách mời là các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực Blockchain, Fintech và giới đầu tư. Tại hội thảo, các diễn gia đã tập trung trao đổi, bàn luận những vấn đề liên quan đến việc ứng dụng công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo vào quản lý, đầu tư, phát triển hệ thống; giúp nhà đầu tư nhận diện chính xác về các dự án Blockchain...
Xu thế ứng dụng công nghệ blockchain
Chia sẻ tại hội thảo, chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực cho biết, công nghệ blockchain có thể áp dụng rất nhiều vào lĩnh vực tài chính ngân hàng. Chẳng hạn như vào hoạt động thanh toán. Một số giao dịch thanh toán, đặc biệt là thanh toán quốc tế, như thanh toán trong các giao dịch xuất nhập khẩu (XNK) nếu ứng dụng công nghệ blockchain sẽ rất tiện và lợi, bởi cực kỳ nhanh và tiết kiệm.
Cụ thể, nếu như trước đây, khi giao dịch người ta phải mất nhiều thời gian, công sức để làm ra nhiều bộ hồ sơ liên quan mỗi khi thực hiện một giao dịch XNK, nhưng với công nghệ Blockchain thì không cần làm nhiều hồ sơ như vậy, chỉ cần làm duy nhất 1 bộ hồ sơ và up lên nền tảng blockchain, khi đó các bên liên quan đều có thể cùng xem, cùng chia sẻ thông tin bộ hồ sơ đó.
Điểm lợi thứ hai là rất nhanh, bởi chỉ cần vài giây thay vì phải mất vài ngày như trước đây. Chi phí cũng rất rẻ do không phải qua nhiều khâu trung gian. Ngoài ra, thông tin dữ liệu của bộ hồ sơ cũng sẽ được bảo đảm do không ai có thể thay đổi dữ liệu đó trên nền tảng công nghệ blockchain nếu không có sự đồng thuận của tất cả các bên tham gia.
"Trên thực tế, công nghệ Blockchain còn có thể được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác như trong giao dịch thanh toán bù trừ, bảo lãnh, cho vay, huy động vốn cộng đồng, trong lĩnh vực chứng khoán (như đăng ký chứng khoán, trong các hoạt động giao dịch...), trong các hoạt động thu thuế, kiểm toán..." - ông Cấn Văn Lực nói.
Tại Việt Nam, công nghệ Blockchain hiện còn khá mới mẻ, chỉ được nghiên cứu bắt đầu năm ngoái đến nay, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Theo khảo sát riêng liên quan đến các ngân hàng, khoảng 80% ngân hàng đang xây dựng chiến lược ngân hàng số.
Chính phủ mới đây cũng đã ban hành đề án quan trọng, đó là đề án kinh tế chia sẻ. Đề án này được kỳ vọng sẽ tạo môi trường kinh doanh bình đẳng hơn giữa doanh nghiệp (DN) truyền thống với DN kinh doanh theo mô hình mới, đặc biệt, tư duy của lãnh đạo, của cơ quan quản lý phải cởi mở hơn để có thể có được khuôn khổ pháp lý phù hợp trong bối cảnh mới, thí dụ như là cho phép cơ chế pháp lý thử nghiệm trước một thời gian, nếu làm tốt sẽ nhân rộng và cho làm tiếp...
Kiến nghị giải pháp phát triển công nghệ số
Theo thống kê, Việt Nam hiện nằm trong top 20 các nước có nhiều người sử dụng internet nhất trên thế giới, các chỉ số liên quan đến digital cũng không thua kém, có những chỉ số cao hơn mức bình quân trên thế giới hiện nay như số lượng người dùng internet, dùng mạng xã hội, dùng điện thoại thông minh...một số chỉ số khác rất quan trọng như dân số trẻ, tốc độ phát triển internet đứng thứ tư khu vực, tỷ lệ người dùng smart phone khá cao, thanh toán điện tử đang tăng nhanh...
Tiềm năng là vậy nhưng việc phát triển công nghệ số, công nghệ blockchain tại Việt Nam đang phải đối mặt với khá nhiều khó khăn, thách thức. Ông Cấn Văn Lực cho biết, thách thức lớn nhất đó là do thói quen, niềm tin của người tiêu dùng và DN còn chưa mặn mà, đồng thời sự am hiểu và tinh thần cởi mở của cơ quan quản lý còn hạn chế.
Thách thức nữa, đó là chưa có khung pháp lý cụ thể để quả lý các mô hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ, trong đó có cho vay ngân hàng, Fintech, E-KYC, quản lý tài sản số trên hệ thống; chưa có cơ sở dữ liệu định danh cá nhân tập trung; thiếu nguồn nhân lực chất lượng về AI, Blockchain, Big Data...; rủi ro an ninh mạng và công nghệ thông tin ở mức khá cao; công nghệ blockchain trên thế giới hiện vẫn chưa hoàn thiện...
Từ những thách thức trên, ông Cấn Văn Lực đã kiến nghị một số giải pháp nhằm giúp phái triển nhanh, mạnh để khai thác hiệu quả tiềm năng thị trường công nghệ số. Đó là xây dựng khung pháp lý về cơ chế, chính sách (kể cả thử nghiệm) trong ứng dụng công nghệ số nói chung và blockchain, Fintech, cho vay ngân hàng, cơ chế hợp tác ngân hàng-Fintech... nói riêng.
Kế đến là ban hành các tiêu chuẩn, quy định đối với các hoạt động và giao dịch ứng dụng blockchain; đẩy nhanh quá trình thanh toán không dùng tiền mặt; đổi mới mạnh mẽ giáo dục - đào tạo, đưa các chương trình đào tạo về AI, Blockchain, Big Data, an ninh mạng... vào chương trình đại học, là môn lựa chọn đối với học sinh cấp dưới.
"Kiến nghị quan trọng khác là phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng và thực thi chiến lược giáo dục tài chính, chiến lược quốc gia về cách mạng công nghệ 4.0 và kinh tế số; đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu định danh cá nhân" - ông Cấn Văn Lực nói.
Theo sài gòn đô thị
Google và Bộ Công Thương hợp tác mở rộng chương trình 'Bệ phóng Việt Nam Digital 4.0' Bệ phóng Việt Nam Digital 4.0 ((Accelerate Vietnam Digital 4.0) là sáng kiến của Google nhằm cung cấp các khóa đào tạo kỹ năng số cho 500.000 người lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, được khởi động từ năm 2018. Sáng nay (15-8), Google và Bộ Công Thương đã ký kết hợp tác thiết lập quan hệ chiến lược mở...