Chủ tịch Nguyễn Đức Chung thông tin về việc 256 giáo viên ở Sóc Sơn có nguy cơ mất việc
Ngày 09/4, bên lề kỳ họp bất thường HĐND TP. Hà Nội, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã trao đổi những vấn đề liên quan đến 256 giáo viên hợp đồng ở Sóc Sơn trước nguy cơ mất việc nếu trượt trong kỳ thi tuyển dụng viên chức sắp tới.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, về kế hoạch tuyển dụnggiáo viêncủa thành phố sẽ thực hiện nghiêm túc Nghị định 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ và theo sự chỉ đạo của Chính phủ, trong đó các tiêu chuẩn tuyển dụng giáo viên đợt này có yêu cầu về ngoại ngữ, tin học.
Ngoài việc thực hiện Nghị định 161/2018/NĐ-CP, TP. Hà Nội đã chỉ đạo tất cả các quận, huyện rà soát lại toàn bộ thực trạng số giáo viên, đang nằm trong hợp đồng mà sẽ phải thi tuyển trong đợt này. Theo báo cáo của các quận, huyện và Sở Nội vụ Hà Nội thì hiện trên địa bàn thành phố có một số giáo viên thực hiện hợp đồng từ 15 đến hơn 20 năm. Những giáo viên này có trình độ, kinh nghiệm giảng dạy tốt.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung khẳng định, từ đánh giá thực tiễn thành phố sẽ họp và đưa ra phương án tối ưu nhất. Những giáo viên đã có kinh nghiệm, đã giảng dạy tốt, thành phố có thể đề ra phương án vừa xét tuyển vừa thi tuyển để họ có cuộc sống ổn định. Trong đợt thi tuyển lần này, thành phố sẽ đảm bảo mục tiêu giải quyết được những tồn đọng về vấn đề giáo viên hợp đồng quá dài đã tồn tại hơn 20 năm qua. Hà Nội cũng muốn đảm bảo thi tuyển đủ số giáo viên này nhằm phục vụ dạy học trong các trường công lập. Thông qua đợt thi tuyển lần này chúng tôi đặt mục tiêu tạo được sự ổn định cho giáo viên toàn thành phố để họ yên tâm dạy học.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nói rõ, trong đợt này thành phố sẽ rà soát để giải quyết một lần tất cả những tồn đọng trong những năm qua. Trên cơ sở thống kê ở các quận, huyện và cụ thể là từng trường, ban chỉ đạo thành phố sẽ có đánh giá cụ thể và thông tin minh bạch những chính sách liên quan đến giáo viên.
Các giáo viên ở Sóc Sơn, Hà Nội lo lắng sẽ bị mất việc làm nếu thi tuyển viên chức theo quy định của UBND TP. Hà Nội (ảnh: Vietnamnet)
Video đang HOT
Trước đó, hôm 07/3, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1076/QĐ-UBND, phê duyệt chỉ tiêu và ban hành Kế hoạch tuyển dụng viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội năm 2019 với tổng số chỉ tiêu tuyển dụng lên đến 11.182 người. Trong đó, chỉ tiêu tuyển dụng với giáo viên là 10.949 người, cụ thể, giáo viên THCS hạng III là 3.546 người; Giáo viên Tiểu học hạng IV là 4.171 người; Giáo viên Mầm non hạng IV là 3.232 người.
Trước thông báo thi tuyển viên chức này, ngày 22/3, 256 giáo viên hợp đồng các cấp Tiểu học và THCS ở huyện Sóc Sơn đã viết đơn kiến nghị gửi các cơ quan chức năng trước nguy cơ họ sắp bị mất việc làm. Những giáo viên này là những người có thâm niên dạy học ít nhất từ 5 năm đến 27 năm, có người chỉ còn vài năm nữa về hưu nhưng vẫn phải tham gia thi tuyển viên chức theo quy định của UBND TP. Hà Nội.
Theo Tiền Phong
2.700 giáo viên trước nguy cơ mất việc, Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn
Bên lề kỳ họp thứ 8 (bất thường) của HĐND TP Hà Nội sáng nay, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đề nghị xem xét tuyển dụng giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy.
Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội
Liên quan đến câu chuyện nhiều giáo viên hợp đồng ở Sóc Sơn, Đông Anh, Mỹ Đức kêu cứu vì lo sợ nguy cơ mất việc nếu trượt trong kỳ thi tuyển dụng viên chức sắp tới, ông Chung cho biết: Trong các tiêu chuẩn, tiêu chí để tuyển đợt này có yêu cầu về Ngoại ngữ, Tin học. Kế hoạch tuyển dụng của thành phố là thực hiện nghiêm túc theo Nghị định 161 của Chính phủ, theo sự chỉ đạo của Bộ Nội vụ.
Theo kế hoạch của TP ban hành, Ban chỉ đạo đã được thành lập do ông Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP làm trưởng ban. Hiện nay, TP Hà Nội đang chỉ đạo tất cả các quận, huyện rà soát lại toàn bộ thực trạng số giáo viên đã, đang nằm trong hợp đồng sẽ phải thi tuyển trong đợt này.
"Đến chiều qua 8/4, theo kết quả báo cáo của các quận huyện và Sở Nội vụ, có một số giáo viên đã được hợp đồng từ 15 đến hơn 20 năm, tức là có trình độ, kinh nghiệm giảng dạy rất tốt. Trên cơ sở đánh giá thực tiễn này, Ban chỉ đạo của TP sẽ họp và đưa ra phương án tối ưu nhất, trên tinh thần đối với tất cả những giáo viên đã có kinh nghiệm, đã giảng dạy tốt, có thể chúng tôi sẽ đề ra phương án vừa xét tuyển vừa thi tuyển, đảm bảo ổn định cuộc sống của họ".
Ông Chung khẳng định, đợt thi tuyển này phải đảm bảo mục tiêu giải quyết được tất cả những tồn đọng trong vòng khoảng 20 năm qua về vấn đề để giáo viên hợp đồng quá lâu. Cùng với đó, giải quyết được vấn đề tồn đọng của những năm qua khi có chính sách đưa tất cả các trường mầm non từ tư thục vào công lập (nên thiếu hụt một lượng giáo viên dạy ở các trường mầm non).
TP cũng muốn đảm bảo thi tuyển đủ số giáo viên nhằm phục vụ dạy học trong các trường công lập.
"Thông qua đợt thi tuyển lần này, mục tiêu của chúng tôi là tạo sự ổn định đối với toàn bộ hệ thống giáo viên của thành phố. Trên cơ sở đó để họ yên tâm dạy học".
Theo ông Chung, từ đầu năm 2016 đến nay, thực hiện chủ trương của Chính phủ, TP Hà Nội đã dừng việc tuyển dụng. "Đợt này, chúng tôi sẽ rà soát để giải quyết một lần tất cả những tồn đọng trong những năm qua. Tới đây, trên cơ sở thống kê ở các quận, huyện và cụ thể là từng trường, Ban chỉ đạo sẽ có đánh giá cụ thể và thông tin minh bạch", ông Chung nói.
Theo ông Chung, hiện nay cơ bản các trường trên địa bàn Hà Nội đều thiếu giáo viên.
"Có những trường thiếu giáo viên ở lĩnh vực/ bộ môn này nhưng lại thừa ở bộ môn khác. Do đó, TP sẽ làm công tác điều chuyển".
Ông Chung nhấn mạnh đợt tuyển giáo viên này có sự khác biệt so với tất cả các lần trước là mở rộng diện tuyển. Giáo viên ở tất cả các tỉnh, thành phố đều có quyền tham gia dự tuyển chứ không chỉ bó hẹp người có hộ khẩu Hà Nội.
Như VietNamNet đã phản ánh, kỳ thi tuyển công chức, viên chức sắp tới, huyện Sóc Sơn có 256 giáo viên công tác từ 5-28 năm có nguy cơ mất việc.
Tuy nhiên, thống kê trên toàn TP Hà Nội, có đến hơn 2.700 trường hợp tương tự ở 20 quận, huyện.
Hiện nay, ở các quận, huyện của Hà Nội có quá đông giáo viên hợp đồng do tồn tại của lịch sử đang kiến nghị hoặc xét tuyển đặc cách cho các giáo viên có thâm niên 15 - 20 năm, hoặc vẫn thi tuyển nhưng miễn thi ngoại ngữ, đặc biệt với số giáo viên mầm non và tiểu học.
Thanh Hùng
Theo vietnamnet
Làm sao khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ? Thảo luận về Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐB) hoạt động chuyên trách tuần qua, nhiều ĐB băn khoăn về tình trạng thừa - thiếu giáo viên cục bộ ở một số địa phương và đề nghị xem lại cơ chế quản lý Nhà nước trong vấn đề tuyển dụng giáo viên. Hình minh...