Chủ tịch HoReA kiến nghị dừng “siết” trái phiếu doanh nghiệp bất động sản
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp bất động sản TP.HCM (HoReA) cho biết như trên tại Hội thảo lựa chọn chính sách phục hồi kinh tế Việt Nam” giai đoạn Covid-19 do Trường đại học Kinh tế – Luật (UEL) và Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng Đại học Quốc gia TP.HCM (VNUHCM-IBT) đồng tổ chức ngày 20/5.
Ồ ạt huy động vốn bằng trái phiếu lãi suất khủng
Theo ông Châu, doanh nghiệp bất động sản đang gặp không ít khó khăn trong đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, bất động sản không xin hỗ trợ bằng tiền mà hỗ trợ bằng thể chế, chính sách.
Ông Châu cho rằng, tại thời điểm này không nên “siết” trái phiếu doanh nghiệp đối với lĩnh vực bất động sản. Bởi hiện nay, chính sách tín dụng của ngành ngân hàng đã kiểm soát vốn vào lĩnh vực bất động sản.
Hiện nay, đang trong quá trình thực hiện lộ trình hạn chế dần tín dụng vào thị trường bất động sản theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.
Các doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân, nếu tiếp tục “siết” cả trái phiếu thì doanh nghiệp bất động sản vô củng khó khăn.
Vì thế, theo ông Châu, dù thấy rất cần thiết sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện Nghị định 163/2018/NĐ-CP để tạo hành lang pháp lý phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp minh bạch, lành mạnh, vừa trở thành một trong những nguồn cung ứng vốn đầu tư trung hạn, dài hạn cho doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản, vừa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các nhà đầu tư trái phiếu.
Tuy nhiên, ông Chủ tịch HoReA khẳng định, cộng hưởng với những khó khăn mới phát sinh do đại dịch Covid-19 hiện nay, không nên siết hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp, để tạo thêm kênh huy động vốn đầu tư xã hội cho lĩnh vực bất động sản.
Ông Châu cho biết, năm 2019, hoạt động trái phiếu doanh nghiệp bất động sản đạt 106.500 tỷ đồng, chiếm khoảng 38%. Trong đó 84,2% doanh nghiệp phát hành trái phiếu có tổng giá trị dưới 03 lần vốn chủ sở hữu, lãi suất bình quân 10,3% (tương đương lãi suất ngân hàng), đảm bảo được yếu tố an toàn và hợp lý.
Video đang HOT
Cũng theo HoReA, quý I/2020, hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp cả nước có giá trị lên đến 37.308 tỷ đồng.
Trong đó, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản phát hành nhiều nhất, đạt 20.474 tỷ đồng, chiếm 55%, lãi suất bình quân 10,8%/năm, giảm hơn so với năm 2019 nhưng vẫn khá cao so với lãi suất trong hệ thống ngân hàng.
Thế nhưng, mới đây vào giữa tháng 3/2020 chính Bộ Xây dựng đã có cảnh báo rủi ro doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu.
Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành kiểm soát chặt việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản để huy động vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để tránh rủi ro dòng tiền.
Không được mua trái phiếu với mục đích đảo nợ
Thực tế, tình trạng ồ ạt phát hành trái phiếu doanh nghiệp bất động sản bắt nguồn từ việc chính sách siết chặt tín dụng với lĩnh vực này.
Để huy động vốn, một số doanh nghiệp đã đẩy lãi suất trái phiếu cao gấp đôi, thậm chí gấp 3 lãi suất ngân hàng, từ 14% – 20%/năm.
Chẳng hạn như Công ty Đầu tư Thương mại Hồng Hoàng thông báo hoàn tất phát hành số trái phiếu trị giá hơn 1.403 tỷ đồng, kỳ hạn và bên mua là nhà đầu tư nước ngoài với mức lãi suất “khủng” lên 20%/năm cuối năm 2019.
Hay Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt (PDR) công bố phát hành trái phiếu 4 đợt với lãi suất cao nhất lên đến 14,45%/năm. PDR là trái phiếu không chuyển đổi, có bảo đảm bằng tài sản và không kèm chứng quyền….
Trước những lo ngại trên, mới đây NHNN đã đưa ra Dự thảo Thông tư quy định về việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các nhà băng.
Theo NHNN, thời gian qua, một số ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp nhằm cơ cấu lại nợ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro khi doanh nghiệp tiếp tục gặp khó và không có khả năng trả nợ gốc và lãi trái phiếu đến hạn, dẫn đến việc phát hành thêm trái phiếu để tiếp tục cơ cấu lại nợ.
Vì vậy, Dự thảo Thông tư mới quy định ngân hàng không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành với mục đích cơ cấu lại các khoản nợ.
Theo đó, khi một đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp với nhiều mục đích khác nhau, trong đó có mục đích cơ cấu lại khoản nợ, thì ngân hàng cũng không được mua.
Bên cạnh đó, tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, trừ khi mua theo phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt.
Các ngân hàng cũng không được mua trái phiếu của doanh nghiệp có nợ xấu phát sinh trong một năm.
Theo lý giải của NHNN, điều này nhằm tránh tình trạng ngân hàng có nợ xấu cao nhưng vẫn mua bán trái phiếu doanh nghiệp, nâng cao chất lượng tín dụng.
Lãnh đạo NHNN cho biết, tính đến cuối tháng 4, đầu tháng 5/2020, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng chỉ khoảng 1,2%. Riêng khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng trưởng tín dụng lại giảm 0,8%.
Trong khi đó, báo cáo vừa gửi Quốc hội, NHNN cũng cho hay, tạm tính đến cuối tháng 3/2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, dư nợ các lĩnh vực ưu tiên không tăng cao như cùng kỳ năm trước.
Nhưng riêng dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản tăng cao hơn mức tăng trưởng chung của hệ thống, tập trung chủ yếu vào dư nợ phục vụ mục đích tự sử dụng (khách hàng vay mua nhà để ở…).
Cụ thể, đến cuối tháng 3, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tăng 1,23% so với cuối năm ngoái và chiếm 19,31% tổng dư nợ tín dụng. Trong đó, dư nợ phục vụ nhu cầu về nhà ở chiếm khoảng 62,43% tổng dư nợ cho vay bất động sản.
Tuy nhiên, theo NHNN, tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với mục đích kinh doanh bất động sản trong tổng dư nợ lĩnh vực này ngày càng giảm. Nếu cuối năm 2017, tỷ lệ này là 45,63% thì đến cuối năm 2019 đã giảm về 32,95%.
VinHomes rót nghìn tỷ lập công ty kinh doanh bất động sản, dự kiến phát hành gần 5.500 tỷ đồng trái phiếu
VinHomes có hơn 12.300 tỷ đồng trái phiếu sẽ đáo hạn từ tháng 9-12/2020.
Ngày 15/5, Hội đồng quản trị CTCP VinHomes đã ra quyết định thành lập CTCP Kinh doanh bất động sản S-VIN Việt Nam. Doanh nghiệp này vốn điều lệ 1.032 tỷ đồng, trong đó VinHomes góp 1.012 tỷ đồng, chiếm 98,06% vốn điều lệ của S-VIN.
S-VIN đã được Phòng đăng ký kinh doanh Thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vào ngày 14/5 với 1 ngành nghề đăng ký là kinh doanh bất động sản.
Công ty mới này có trụ sở chính tại tòa văn phòng Symphony, đường Chu Huy Mân, Phường Phúc Lợi, quận Long Biên Hà Nội.
Cách đây không lâu VinHomes cũng có thêm một công ty con mới CTCP Phát triển Khu công nghiệp VinHomes (VinHomes IZ) có vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng. Theo kế hoạch VinHomes IZ sẽ phát triển một số khu công nghiệp tại Hải Phòng.
Bên cạnh đó, VinHomes cũng lên kế hoạch phát hành tối đa 5.470 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản đảm bảo và không có bảo lãnh thanh toán. Thời gian phát hành dự kiến trong năm 2020.
Trong quý 1/2020, VinHomes đạt 10.124 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, gấp 3 lần cùng kỳ do ghi nhận khoản thu nhập bất thường từ chuyển nhượng vốn đầu tư. Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tại thời điểm 31/3/2020 đạt lần lượt là 203.007 tỷ và 72.339 tỷ đồng.
Hiện VinHomes đang có hơn 12.300 tỷ đồng trái phiếu sẽ đáo hạn vào tháng 9-12/2020 và gần 2.800 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn cuối năm 2021.
Kiến nghị 'siết' trái phiếu bất động sản, giảm rủi ro cho nhà đầu tư cá nhân Trái phiếu như một phao "cứu cánh" cho các doanh nghiệp bất động sản, nhưng cần có quy định về quy mô phát hành trái phiếu nhằm giảm bớt những rủi ro cho nhà đầu tư. Báo cáo quý I/2020 của Bộ Xây dựng cho thấy, tính đến 31/12/2019, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản (BĐS)...