Chủ tịch Hội đồng quốc gia thẩm định “sách giáo khoa lớp 1″ của GS Hồ Ngọc Đại lên tiếng
Phương pháp dạy học đánh vần theo tài liệu Tiếng Việt 1 – Công nghệ Giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại đang gây tranh cãi những ngày qua về phân biệt âm /k/ (cờ) và chữ “k” (ca), “q” (cu),…
Ngày 28/8, Phó giáo sư Bùi Mạnh Hùng hiện là điều phối viên chính Ban Phát triển Chương trình Giáo dục phổ thông mới, từng là Chủ tịch Hội đồng quốc gia thẩm định Tài liệu Tiếng Việt 1 – Công nghệ Giáo dục chính thức có chia sẻ với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam về tài liệu Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục đang xôn xao dư luận.
Phó giáo sư Bùi Mạnh Hùng hiện là điều phối viên chính Ban Phát triển Chương trình Giáo dục phổ thông mới, từng là Chủ tịch Hội đồng quốc gia thẩm định Tài liệu Tiếng Việt 1 – Công nghệ Giáo dục (Ảnh: Phó giáo sư Bùi Mạnh Hùng cung cấp cho phóng viên)
Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam trích nguyên văn ý kiến của Phó giáo sư Bùi Mạnh Hùng như sau:
Thứ nhất, đoạn clip cô giáo hướng dẫn dạy học đánh vần tiếng Việt phát trên mạng đang được dư luận rất quan tâm.
Qua clip có thể thấy cô giáo đang hướng dẫn dạy học đánh vần theo phương pháp của tài liệu Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ Giáo dục.
Dấu hiệu nhận biết là: sử dụng cụm từ “luật chính tả” (cách gọi được dùng nhiều trong tài liệu Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ Giáo dục);
Hướng dẫn đánh vần dựa trên cơ sở phân tích cấu trúc âm tiết tiếng Việt và sử dụng những thuật ngữ ngữ âm học như nguyên âm, âm đệm, âm cuối, ….; chú ý phân biệt rạch ròi âm và chữ, ví dụ phân biệt âm /k/ (cờ) và chữ “k” (ca), “q” (cu),…
Phương pháp dạy học tiếng Việt nói chung và dạy học đánh vần nói riêng của tài liệu của Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ Giáo dục phần nào gây tranh cãi và còn có ý kiến trái chiều.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tài liệu này đã giúp học sinh phát triển khá hiệu quả kĩ năng đọc thành tiếng và viết đúng chính tả.
Đây cũng chính là những điểm mạnh của tài liệu Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ Giáo dục.
Thứ hai, phương pháp dạy học đánh vần trong đoạn clip nói trên không thuộc nội dung được quy định trong Chương trình Tiếng Việt – Ngữ văn mới (sắp được ban hành), cũng như Chương trình Tiếng Việt năm 2000 (Chương trình hiện hành).
Chương trình chỉ quy định các yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.
Cụ thể là sau một năm học, học sinh có khả năng đọc, viết, nói và nghe đến mức độ nào, ví dụ Chương trình Tiếng Việt – Ngữ văn mới quy định, học xong lớp 1, học sinh:
“Đọc đúng âm, vần, tiếng, từ, câu (có thể đọc chưa thật đúng một số tiếng có vần khó, ít dùng); đọc đúng và rõ ràng đoạn văn hoặc văn bản ngắn, tốc độ đọc: 40 – 60 tiếng 01 phút; biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu hay ở chỗ kết thúc dòng thơ; bước đầu biết đọc thầm”, chứ không bắt buộc học sinh phải được học theo phương pháp nào.
Video đang HOT
Nói cách khác, chương trình giáo dục chỉ quy định mục tiêu cần đến, còn con đường đi đến mục tiêu, trên thực tế, khá đa dạng và sẽ được lựa chọn bởi tác giả sách giáo khoa và giáo viên.
Sắp tới, khi chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành, với chủ trương “một chương trình, nhiều sách giáo khoa”, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 của các nhóm tác giả khác nhau có thể sử dụng những phương pháp dạy học đánh vần khác nhau.
Chắc hẳn cuốn sách giáo khoa nào giúp học sinh đạt được các yêu cầu của chương trình bằng phương pháp hiệu quả nhất sẽ được nhà trường, giáo viên và cha mẹ học sinh ưu tiên lựa chọn.
Thứ ba, cũng cần nói rõ thêm, hiện nay các trường tiểu học trên cả nước đều thực hiện một Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học (Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Do vậy, dù dạy theo sách giáo khoa Tiếng Việt 1 hiện hành hay tài liệu Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ Giáo dục cũng đều phải đạt được mục tiêu môn học đã được quy định trong Chương trình.
Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ Giáo dục không phải là một chương trình riêng mà chỉ là tài liệu dạy học do Giáo sư Hồ Ngọc Đại chủ biên.
Dạy học theo tài liệu Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ Giáo dục là một trong những phương án dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học, nhất là ở những vùng khó khăn, vùng có nhiều học sinh dân tộc và đến nay đã có nhiều địa phương lựa chọn, tự nguyện áp dụng.
Phương pháp dạy học đánh vần theo tài liệu Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ Giáo dục đã khiến một số người cảm thấy băn khoăn và có phần lo ngại vì đã quen với phương pháp dạy học đánh vần truyền thống và đã hiểu lầm rằng cách dạy học này sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng trong thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Danh sách Hội đồng quốc gia thẩm định tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục gồm 13 người (Ảnh Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy – đoàn Đà Nẵng chụp tài liệu)
Trước đó, như Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam thông tin, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) đặt ra nhiều câu hỏi đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ làm rõ trách nhiệm trong việc thử nghiệm sách công nghệ giáo dục ở nhiều tỉnh trên cả nước.
Ngày 23/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức gửi kết quả đánh giá Tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục tới Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy.
Ngày 31/10/2017, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy về kết luận mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá Tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục và chính thức gửi Đại biểu này thông qua bài viết “Kết quả thẩm định Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại”.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – Phùng Xuân Nhạ cho rằng:
Tài liệu Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục thể hiện rõ nhiệt huyết và công phu của nhóm tác giả trong việc biên soạn và thể nghiệm một hướng dạy học tiếng Việt cho học sinh lớp 1.
Tài liệu được tạo ra một số nét khác biệt đáng ghi nhận trong phương pháp dạy học tiếng Việt.
Trong tương lai, nếu được nâng cao chất lượng, tài liệu này có thể được sử dụng như là một cuốn sách giáo khoa trong số những cuốn sách giáo khoa khác nhau khi cả nước áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới và chủ trương “một chương trình, nhiều sách giáo khoa” có hiệu lực.
Dĩ nhiên, điều kiện tiên quyết là tài liệu này phải được Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa mới thẩm định và thông qua như tất cả các sách giáo khoa khác.
Trước mắt, tài liệu Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục cần được chỉnh sửa cẩn thận theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định.
Nếu việc chỉnh sửa đáp ứng yêu cầu của Hội đồng và được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thì tài liệu này có thể đưa vào nhà trường như là sách giáo khoa (có thể dưới hình thức thử nghiệm trong phạm vi không rộng) cho đến khi có chương trình mới.
Sau khi nhóm tác giả chỉnh sửa (và giải trình, nếu có), Chủ tịch, Phó chủ tịch và Thư ký sẽ thay mặt Hội đồng thẩm định đọc lại tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục để có kết luận về kết quả chỉnh sửa….
Theo Hong.vn
Đà Nẵng cấm dạy sách giáo khoa lớp 1 "Công nghệ Giáo dục" của giáo sư Hồ Ngọc Đại?
Sách tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại chỉ phù hợp với những vùng có học sinh gặp khó khăn về phát âm hoặc phát âm không chuẩn.
Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cho hay, địa phương này không áp dụng thí điểm bộ sách tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại vào dạy thí điểm ở các trường của thành phố.
Đây là bộ sách đang gây xôn xao dư luận bởi những bất cập và hạn chế của nó khiến cả phụ huynh và giáo viên bức xúc.
Mô hình trường học mới - VNEN đã nảy sinh nhiều bất cập, hạn chế khiến Đà Nẵng phải thu hẹp mô hình này. Ảnh: TT
Hiện bộ sách này đang được thí điểm tại nhiều tỉnh, thành phố, vậy tại sao Đà Nẵng lại không thí điểm bộ sách này?
Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, bà Hồ Thị Cẩm Bình - Trưởng phòng Tiểu học (sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng) cho rằng, mỗi chương trình dạy học đều có mặt tốt và mặt hạn chế riêng của nó.
"Mình không triển khai không phải chê nó không hay nên không làm. Mà ở địa phương đã có những sách, chương trình ổn định nên không triển khai sách của thầy Đại".
Cũng theo bà Bình, việc lâu lâu lại thí điểm một sách mới, phương pháp dạy mới thì rất vất vả cho cả giáo viên và học sinh.
"Mình không đánh giá chương trình đó như thế nào bởi ai đi sâu, phải làm cái đó thì mới hiểu hết được cái ưu và nhược.
Tuy nhiên, sách này thiên về ngữ âm nên rất tốt cho những nơi mà học sinh gặp khó khăn về phát âm. Tại những địa phương mà việc giao tiếp Tiếng Việt gặp khó khăn thì họ sẽ làm.
Với đối tượng học sinh Đà Nẵng thì rất ổn về cách phát âm. Các em phát âm khá chuẩn, về luật chính tả các em cũng nắm được nên ngành giáo dục nhận thấy không cần phải đưa một chương trình mới vào thay thế", bà Bình cho hay.
Theo bà Bình thì sản phẩm của ông Hồ Ngọc Đại đã có từ lâu rồi. Trước năm 2000 thì chương trình này đã có rồi và triển khai trên diện rộng.
Nhưng sau khi thay sách (sau năm 2000) thì cả nước không thực hiện nữa. Tuy nhiên, sau đó một ít năm thì một số địa phương vùng khó khăn lại thực hiện chương trình này để bổ trợ việc phát âm, đánh vần cho học sinh.
Vào thời điểm đó, công văn của Bộ giáo dục và Đào tạo gửi về các địa phương triển khai thí điểm chương trình này trên tinh thần tự nguyện.
Nếu địa phương này đăng ký thí điểm thì mới có tập huấn giáo viên, cách dạy theo công nghệ giáo dục. Riêng Đà Nẵng thì không đăng ký thí điểm từ thời điểm đó.
"Ở Đà Nẵng, từ lúc mình về sở phụ trách từ năm 2009 thì cũng tiếp tục không thí điểm dạy sách này.
Bởi đây là địa bàn nhỏ, học sinh phát âm tốt. Việc đánh vần với chương trình hiện hành cũng đảm bảo các em nắm được và phát âm đúng. Mục đích của môn Tiếng Việt là giúp các em đọc được, viết được thì với chương trình hiện hành đã phục vụ tốt rồi.
Do đó, mình cũng không phải thay đổi. Ngoài ra, theo quan điểm chung của ngành là cái gì đã ổn định thì không nên thay đổi, gây xáo trộn".
Bà Bình cũng cho biết thêm, hiện trong bậc tiểu học của Đà Nẵng, ngoài những chủ trương chung thì ngành giáo dục địa phương cũng đưa ra nhiều phương pháp mới như: dạy học kỹ thuật, phương pháp cầm tay nặn bột, mô hình trường học mới...
Việc lựa chọn những cái mới này phải dựa trên thực tế sự cần thiết, đổi mới của quá trình dạy học. Còn những cái ổn định rồi thì thôi.
Nhận xét về sách tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại thì cái này nó chỉ hỗ trợ cho việc đánh vần, phát âm của học sinh. Do đó, ngành giáo dục Đà Nẵng không nhất thiết phải thay đổi.
Đà Nẵng từng triển khai thí điểm mô hình trường học (VNEN) tại một trường tiểu học ở xã Hòa Phú (Hòa Vang), sau đó nhân rộng ra một số trường khác. Nhưng qua một thời gian, số trường thực hiện mô hình này giảm dần.
"Các trường không nhân rộng mô hình này nhưng áp dụng những tiến bộ, hiệu quả của mô hình vào việc dạy học như: việc tổ chức lớp học hoặc việc giúp các em tự học, trang trí lớp học...
Tuy nhiên, nếu nhân rộng toàn phần thì họ thấy phần sử dụng tài liệu dạy học cũng có nhiều hạn chế, có lỗi nên họ không thực hiện", bà Bình cho biết.
Theo Hong.vn
Bộ Giáo dục nên dừng o bế Giáo sư Đại, chấm dứt lấy ngân sách làm sách giáo khoa Giáo sư Hồ Ngọc Đại và cộng sự dùng ngân sách làm đề tài nghiên cứu, kết quả của nó thuộc sở hữu nhà nước. Tiền bán sách có phải thu hồi nộp ngân sách? Trong bài viết trước, chúng tôi đã phân tích vai trò "sân sau, sân trước" của Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo trong...