Chủ tịch Hạ viện Mỹ thúc đẩy sớm hoàn tất gói ngân sách hòa giải
Theo Politico ngày 6/1, Chủ tịch Hạ viện Mỹ vừa được tái bầu, Mike Johnson, đã công khai kế hoạch của mình và Tổng thống đắc cử Donald Trump về việc thông qua một gói ngân sách hòa giải lớn trước khi kết thúc tháng Tư.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson phát biểu tại cuộc họp báo ở Washington, D.C. Ảnh: THX/TTXVN
Mục tiêu chính của gói ngân sách này là giải quyết nhiều vấn đề quan trọng, bao gồm các chính sách về nhập cư, kiểm soát biên giới, cải cách thuế và năng lượng. Ông Johnson nhấn mạnh rằng gói ngân sách này còn bao gồm việc nâng trần nợ công, mặc dù đảng Cộng hòa không có kế hoạch chi tiêu vượt mức trần nợ mới mà Quốc hội sẽ đặt ra.
Ông Johnson đã chia sẻ với giới truyền thông trong một cuộc phỏng vấn vào cuối tuần qua, rằng kế hoạch của ông là chuyển gói ngân sách từ Hạ viện lên Thượng viện vào đầu tháng Tư, có thể là vào ngày 3/4. Một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược này là thời gian. Ông Johnson nhấn mạnh rằng mọi thứ sẽ phải di chuyển đúng tiến độ để gói ngân sách có thể đến tay Tổng thống Trump trước cuối tháng Tư.
Để thực hiện kế hoạch này, ông Johnson phải đối mặt với một số khó khăn, đặc biệt là khi đảng Cộng hòa đang kiểm soát Hạ viện với một đa số rất mỏng, chỉ 219-215 ghế. Một số lãnh đạo Cộng hòa trong Thượng viện, bao gồm Lãnh đạo đa số Thượng viện John Thune, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, và Stephen Miller (người sẽ là phó chánh văn phòng Nhà Trắng về chính sách), đã ủng hộ chiến lược chia thành hai dự luật. Theo đó, trước tiên, đảng Cộng hòa sẽ thông qua các dự luật về biên giới và cấp phép năng lượng, rồi mới chuyển sang cải cách thuế. Tuy nhiên, ông Johnson quyết định theo đuổi một chiến lược duy nhất với một gói ngân sách hòa giải tổng hợp. Ông cho rằng việc gộp tất cả các vấn đề quan trọng lại thành một gói duy nhất sẽ giúp đẩy nhanh quá trình và mang lại cơ hội để đạt được sự đồng thuận lớn hơn trong Quốc hội.
Mặc dù Thượng viện hiện đang được chia sẻ giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ với tỷ lệ 53-47, chiến lược hòa giải sẽ giúp đảng Cộng hòa thông qua gói ngân sách này bằng đa số đơn giản mà không gặp phải trở ngại từ thủ tục đảng Dân chủ. Tuy nhiên, không phải tất cả các vấn đề trong gói này đều có thể sử dụng thủ tục hòa giải, vì một số vấn đề có thể yêu cầu ít nhất 60 phiếu để có thể thông qua.
Các lãnh đạo đảng Cộng hòa, bao gồm Thượng nghị sĩ Bill Cassidy và Thượng nghị sĩ Jim Banks, đã bày tỏ sự ủng hộ đối với chiến lược của ông Johnson.
Họ cho rằng gói ngân sách duy nhất là cách tốt nhất để giữ cho đảng Cộng hòa đoàn kết và đạt được các mục tiêu chính trị quan trọng như bảo vệ biên giới, tăng cường quân đội và đảm bảo các cắt giảm thuế tiếp tục có hiệu lực.
Ông Johnson, với sự ủng hộ mạnh mẽ từ các đồng minh trong đảng, tự tin rằng chiến lược của ông sẽ thành công. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng việc thực hiện kế hoạch này sẽ không hề dễ dàng, bởi vì đảng Cộng hòa sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc duy trì sự đoàn kết trong đảng khi những vấn đề này được thảo luận tại Quốc hội. Trong trường hợp xấu nhất, ông Johnson hy vọng rằng gói ngân sách sẽ được chuẩn bị để Tổng thống đắc cử Trump ký vào kỳ nghỉ lễ Ngày Tưởng niệm vào cuối tháng Năm, mang lại một dấu mốc quan trọng cho chính quyền mới.
Hạ viện thông qua dự luật chi tiêu, chính phủ Mỹ thoát nguy cơ đóng cửa
Hạ viện Mỹ ngày 20.12 thông qua luật chi tiêu tạm thời nhằm ngăn chặn việc chính phủ đóng cửa, chỉ vài giờ trước thời hạn chính phủ Mỹ phải đóng cửa.
Theo Reuters, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu 366 - 34 để thông qua dự luật, một ngày sau khi bác bỏ yêu cầu về trần nợ công của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. 34 phiếu chống đều đến từ các đảng viên đảng Cộng hòa Mỹ. Mặc dù được Hạ viện Mỹ thông qua, dự luật trên cần được Thượng viện Mỹ xem xét một lần nữa.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson phát biểu với các phóng viên tại Điện Capitol vào ngày 19.12.2024. ẢNH: AFP
Dự luật này sẽ gia hạn ngân sách của chính phủ Mỹ cho đến ngày 14.3, bao gồm các khoản hỗ trợ 100 tỉ USD cho các tiểu bang bị thiên tai và 10 tỉ USD cho nông nghiệp. Tuy nhiên, dự luật không bao gồm việc nâng trần nợ, một nhiệm vụ mà Tổng thống đắc cử Mỹ Trump yêu cầu đảng Cộng hòa giải quyết.
Dự luật còn điều khoản hoãn lại trần nợ công cho đến tháng 1.2027, đồng nghĩa sẽ có thêm hàng nghìn tỉ USD tiếp tục được cộng thêm vào khoản nợ liên bang lên đến 36.000 tỉ USD hiện nay.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean Pierre đã dành lời ca ngợi động thái về việc cấp vốn và tránh việc chính phủ đóng cửa của đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ. "Tổng thống Mỹ Joe Biden ủng hộ việc thúc đẩy luật này và đảm bảo rằng các dịch vụ thiết yếu mà chính phủ cung cấp cho những người Mỹ chăm chỉ làm việc", theo CNN dẫn lời bà Pierre.
Vì sao hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa phản đối dự luật ngân sách dù ông Trump ủng hộ?
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson cho biết ông đã "liên lạc thường xuyên" với Tổng thống đắc cử Trump trong suốt quá trình đàm phán dự luật chi tiêu tạm thời mới để ngăn chặn tình trạng đóng cửa chính phủ. Ông Johnson cũng lưu ý rằng ông đã nói chuyện với tỉ phú Elon Musk - nhân vật được chú ý trong cuộc chiến ngân sách lần này, về những thách thức của công việc.
Nếu quốc hội không hành động trước thời hạn, hoạt động của các cơ quan chính phủ sẽ bị đình trệ, và hàng triệu nhân viên liên bang sẽ không được trả lương. Theo Reuters dẫn các nguồn thạo tin, Nhà Trắng đã cảnh báo các cơ quan chính phủ chuẩn bị cho việc đóng cửa sắp xảy ra. Lần gần nhất chính phủ liên bang đóng cửa là 35 ngày trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump do tranh chấp về an ninh biên giới.
Phe Cộng hòa hủy dự luật chi tiêu, chính phủ Mỹ có thể phải đóng cửa Những đảng viên Cộng hòa đã bác dự luật lưỡng đảng về chi tiêu, qua đó có thể khiến chính phủ Mỹ đóng cửa nếu không có phương án dự phòng. Theo The Washington Post ngày 18.12, dự luật do Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson đệ trình đã bị Tổng thống đắc cử Donald Trump, tỉ phú Elon Musk cùng nhiều...