Chủ tịch Hà Nội: Khởi động lại toàn bộ hệ thống phòng, chống COVID-19
Tại Hội nghị trực tuyến Giao ban công tác của UBND thành phố sáng 29/7, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu khởi động lại các Ban Chỉ đạo chống dịch ở tất cả các cấp quận, huyện, phường xã.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại phiên họp
Ngày 29/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị trực tuyến giao ban công tác tháng 7. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung chủ trì cuộc họp.
Theo báo cáo, Hà Nội có nhiều người đi từ Đà Nẵng về, trong đó có trường hợp nghi nhiễm ở quận Nam Từ Liêm.
Kết luận phiên họp, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung nhận định, diễn biến dịch COVID-19 rất phức tạp trong thời gian tới, đề nghị tất cả sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã khởi động lại toàn bộ các hoạt động của các Ban Chỉ đạo và đội phản ứng nhanh phòng chống COVID-19, các công tác chuẩn bị nhân lực, vật lực chống dịch.
“Các quận, huyện phát hiện dịch phải triển khai ngay các biện pháp phòng chống dịch như giai đoạn trước đã thực hiện”, ông Chung nhấn mạnh. Ngoài ra, Chủ tịch các UBND quận, huyện, phường, xã khi nhận được yêu cầu xác minh bệnh nhân từ các địa phương khác thì phải chủ động thực hiện ngay, không cần báo cáo lên các cơ quan cấp trên.
Ông Chung cũng yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chuẩn bị mọi điều kiện để tổ chức tốt kỳ thi THPT. Đồng thời quán triệt, triển khai khởi động lại toàn bộ các biện pháp phòng chống dịch trong các nhà trường như sát khuẩn, đo thân nhiệt. “Đặc biệt, cần tiến hành rà soát các trường hợp học sinh đi Đà Nẵng, Quảng Nam, Huế từ đầu tháng 7 đến nay. Sở cũng chuẩn bị mọi điều kiện để tuyển sinh trực tuyến đầu cấp lớp 1 và lớp 6. Trong bối cảnh dịch CCOVID-19 phức tạp, đối tượng cần quan tâm nhất là học sinh bởi thành phố có 2,2 triệu học sinh, các cháu lại tập trung đông đúc tại một địa điểm”, ông Chung nói.
Video đang HOT
Trước đó, trong buổi sáng, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết đang chờ kết quả xét nghiệm một trường hợp ho, sốt trở về từ Đà Nẵng.
Cụ thể, theo ông Tuấn, trường hợp này đi du lịch từ Đà Nẵng về, có biểu hiện ho, sốt và vào thẳng Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư thăm khám.
“Hiện chúng tôi cũng đang chờ kết quả xét nghiệm của Bệnh viện”, ông Tuấn nói.
Liên quan đến việc xét nghiệm cho các trường hợp trở về từ Đà Nẵng, ông Tuấn cho biết, thành phố đã khuyến cáo những người nay nên tự cách ly tại nhà, nếu có biểu hiện thì thông báo đến cơ quan chức năng để xét nghiệm.
“Không thể làm một lúc được. Chúng tôi đã khuyến cáo như vậy. Mong người dân ý thức được điều này. Lực lượng y tế cũng đang rất lo. Người từ Đà Nẵng về rất đông, nếu không tự cách ly mà đổ đến các điểm xét nghiệm lại tập trung đông người, tăng nguy cơ”, ông Tuấn nói.
Liên quan đến trường hợp này, cơ quan chức năng đã tiến hành phong tỏa khu vực ngõ 230/26 Mễ Trì Thượng (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Hà Nội chi hơn 100 tỷ đồng rửa đường
Việc rửa đường sẽ được thực hiện trên toàn thành phố Hà Nội nhằm giảm ô nhiễm và nắng nóng.
UBND TP Hà Nội vừa đồng ý kế hoạch tưới nước rửa đường của 30 quận, huyện, thị xã. Theo đó, thành phố yêu cầu việc rửa đường tuân thủ nguyên tắc đảm bảo vệ sinh môi trường, không chồng lấn với hoạt động của xe quét hút và không tưới nước rửa đường trong ngày mưa.
Kinh phí rửa đường năm 2020 của thành phố trên 114 tỷ đồng từ ngân sách. Trong đó quận Cầu Giấy có dự kiến chi cao nhất gần 11 tỷ đồng, huyện Ba Vì đứng thứ 2 với 7,8 tỷ đồng và thấp nhất huyện Đông Anh gần 500 triệu đồng.
Xe rửa đường trước khi diễn ra hoạt động phố đi bộ Hồ Gươm và vùng phụ cận. Ảnh: Võ Hải.
Các tuyến phố, đường được rửa đường thường xuyên là những tuyến phố chính ở địa bàn quận, huyện và thường xuyên phát sinh bụi bẩn. Việc tưới nước không thường xuyên thực hiện khi có chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền và áp dụng đối với tuyến đường, phố, khu vực tổ chức sự kiện hoặc chống nóng; những ngày chất lượng không khí ở mức "kém"...
Căn cứ vào những tiêu chí trên, các địa phương đưa ra phương án rửa đường với từng tuyến đường, phố trên địa bàn.
Cụ thể, quận Hoàn Kiếm phân loại rửa đường 3 lần/tuần để phục vụ không gian đi bộ Hồ Gươm và vùng phụ cận; phục vụ tuyến phố đi bộ phố cổ. Các tuyến phố trục chính Lý Thường Kiệt Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng rửa hàng ngày và các tuyến phố phục vụ an ninh trật tự (chống đua xe) rửa 4 lần/tuần.
Quận Ba Đình có kế hoạch rửa đường ở 37 tuyến phố, trong đó đa số đều rửa 1 lần/tuần. Quận Cầu Giấy gần 50 tuyến phố và đều rửa hàng ngày.
Những ngày nắng nóng, thành phố cũng tổ chức phun nước rửa đường. Ảnh: Ngọc Thành.
Hầu hết các huyện có tần suất rửa đường ít hơn ở trong nội thành. Cụ thể Đông Anh rửa đường 2 lần/tháng (24 lần/năm); Thường Tín 128 lần/năm; Huyện Mê Linh 234 lần/năm. Hai huyện Sóc Sơn và Ba Vì duy trì việc rửa đường hàng ngày ở các tuyến đường, phố chính...
Trước đó (đầu năm 2017), Hà Nội đã dừng việc tưới nước rửa đường thường xuyên sau khi thành phố mua 50 xe hút bụi, rác của hãng Đức để phục vụ công tác vệ sinh đường phố. Lúc này, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Hà Nội giải thích, khi sử dụng xe hút rác, Hà Nội không mất 70 tỷ đồng tiền tưới nước mỗi năm, đồng thời giảm cả công sức công ty thoát nước phải hút bùn dưới cống do rửa đường trôi xuống.
Sau đó, việc rửa đường chỉ diễn ra khi có các sự kiện lớn trên địa bàn thủ đô hoặc rửa đường tại các tuyến phố quanh Hồ Gươm vào đêm trước và sau ngày tổ chức không gian đi bộ Hồ Gươm và vùng phụ cận.
Quyết định rửa đường trở lại được lãnh đạo Hà Nội đưa ra cuối năm 2019 trong bối cảnh thành phố hứng chịu nhiều đợt ô nhiễm không khí kéo dài (năm 2019 thành phố ghi nhận sáu đợt ô nhiễm không khí), chất lượng không khí thường xuyên ở mức xấu và rất xấu.
Chủ tịch Hà Nội nói gì về học sinh đeo mũ chắn giọt bắn Covid-19? Sáng nay, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có những phát biểu đáng chú ý liên quan đến việc học sinh chia giờ học, đeo mũ chắn giọt bắn ngăn Covid-19 khi đến trường. Ngày 6/5, UBND TP.Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban tháng 4/2020. Phát biểu tại đây, Giám đốc Sở GDĐT Chử Xuân Dũng cho biết, trong...