Chủ tịch Hà Nội khẳng định dữ liệu CNTT được bảo mật tuyệt đối
Chiều 9/7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã chia sẻ về nội dung này trong phần kết thúc phiên chất vấn tại kỳ họp HĐND TP Hà Nội.
Theo đó, liên quan tới việc ứng dụng CNTT của TP, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết, hiện có 83 doanh nghiệp CNTT cung cấp dịch vụ, phần mềm; một số dự án số hóa dữ liệu cũng được TP tổ chức đấu thầu.
Việc thuê dịch vụ CNTT của TP Hà Nội là đúng với tinh thần với các Nghị quyết của Chính phủ bởi nếu đầu tư bộ máy để vận hành hệ thống này rất tốn kém, không hiệu quả.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung.
Cũng theo Chủ tịch UBND TP thì Hà Nội đã có hợp đồng với Ban Cơ yếu Chính phủ làm công tác bảo mật. Máy tính muốn truy cập dữ liệu phải kết nối với hệ thống theo các vị trí IP, GPS theo địa chỉ cụ thể.
Video đang HOT
Ngoài ra, tài khoản người dùng được cấp theo yêu cầu theo đúng vị trí việc làm, được phân quyền theo từng cấp độ.
Tất cả dữ liệu đều được mã hóa, không thể khôi phục, sử dụng ở máy tính khác. Đặc biệt tất cả các máy chủ kết nối với máy chủ giám sát của Ban Cơ yếu Chính phủ, mọi hoạt động đều có thể truy vết…
Kết thúc phiên chất vấn, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung khẳng định, Hà Nội không đánh đổi để phát triển kinh tế. Những năm qua, Hà Nội đã phát huy kết quả sau 30 năm đổi mới, kinh tế TP đều tăng trưởng tốt. Trong 4 năm từ 2015 đến nay, thu ngân sách của TP đã tăng gần gấp 2 lần trong đó trên 90% là thu nội địa chứng tỏ hướng đi đúng đắn bền vững.
Bên cạnh việc tập trung phát triển kinh tế, TP cũng đã đầu tư thích đáng để đảm bảo an sinh xã hội như xây dựng, sửa chữa cho người nghèo, người có công. Hà Nội cũng đã đầu tư các công nghệ mới để làm sạch sông hồ, giảm thiểu ô nhiễm không khí cũng như xử lý rác thải…
Về tình hình cháy nổ vẫn còn xảy ra các vụ cháy nghiêm trọng, Chủ tịch UBND TP mong muốn ý thức tự giác của mỗi người dân, gia đình cần tốt hơn; mỗi người cũng cần trang bị kiến thức cho chính mình, người thân của mình; kiểm tra các công trình mình đang quản lý để đảm bảo an toàn PCCC…/.
Theo tổ quốc
Người dùng đang bị hơn 1000 ứng dụng Android thu thập dữ liệu
Các chuyên gia công nghệ đã phát hiện 1325 ứng dụng Android đã sử dụng các biện pháp thay thế để lách lệnh từ chối nhằm thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn trong phần mềm của điện thoại.
Hơn 1000 ứng dụng Android đang thu thập thông tin người dùng ngay cả khi bị từ chối truy cập.
Mới đây, trong một nghiên cứu chuyên sâu, các chuyên gia công nghệ đã phát hiện hơn 1000 ứng dụng Android cả gan dám thu thập dữ liệu ngay cả khi người dùng không cho phép ứng dụng truy cập thông tin của họ.
Ông Serge Egelman - Giám đốc nghiên cứu quyền riêng tư và bảo mật có thể sử dụng tại Viện Khoa học Máy tính Quốc tế UC Berkeley nhận định, các thao tác xin phép người dùng truy cập thông tin sẽ chỉ mang tính chất thủ tục khi những nhà phát triển phần mềm có thể phá vỡ hệ thống
Cũng trong một kết quả nghiên cứu của cơ quan này từng công bố tại hội thảo PrivacyCon do Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ tiến hành vào cuối tháng 6. Sau khi tập hợp khoảng 88.000 ứng dụng trong kho Google Play và kiểm tra quá trình chuyển dữ liệu của chúng sau khi người từ chối cấp quyền truy cập thông tin, các chuyên gia đã phát hiện 1.325 ứng dụng Android đã sử dụng các biện pháp thay thế để lách lệnh từ chối nhằm thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn trong phần mềm của điện thoại.
Một trong số các ứng dụng bị nêu tên là Shutterfly chuyên dùng để chỉnh sửa ảnh. Nhóm nghiên cứu phát hiện Shutterfly đã tập hợp tọa độ GPS nơi các bức ảnh được chụp và chuyển thông tin này về các máy chủ của nó, bất kể người dùng cho phép hay từ chối cấp quyền truy cập vị trí của họ.
Phản hồi về vấn đề này, một người phát ngôn của Shutterfly cho biết: "Cũng như nhiều ứng dụng chỉnh sửa ảnh khác, Shutterfly sử dụng thông tin tọa độ GPS để nâng cao trải nghiệm của người dùng với các tính năng như phân loại và cá nhân hóa những gợi ý về sản phẩm. Tất cả đều tuân thủ chính sách riêng tư của Shutterfly cũng như thỏa thuận với nhà phát triển Android".
Không chỉ mỗi ứng dụng này, các nhà nghiên cứu đã tìm ra những cách mà Google thu thập dữ liệu khi mà người dùng không hề biết về việc chia sẻ thông tin. Những phương pháp đó bao gồm việc sử dụng những nền tảng như Android, Chrome và các ứng dụng như Search, YouTube, Maps và các công cụ xuất bản như Google Analytics và AdSense.
Theo Mashable, Google đã chỉ trích nghiên cứu này vì nó chứa những thông tin gây hiểu lầm. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên từ nghiên cứu này là cả Android và Chrome đều bị phát hiện là đã chia sẻ dữ liệu với Google kể cả với một chiếc điện thoại Android với ứng dụng của Google trên nền.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chiếc điện thoại Android mà có Chrome hoạt động trên nền đã gửi thông tin định vị tới Google 340 lần chỉ trong vòng 24 giờ. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với khi so sánh với iOS của Apple.
Theo thời đại
Google Maps 'sập' ở nhiều nơi, dân tình hoảng loạn vì lạc đường Máy chủ của dịch vụ Google Maps đã bị lỗi mạng ở nhiều nơi trên thế giới, khiến nhiều người đã dùng rơi vào trạng thấy mất phương hướng tuyệt đối, hoặc thậm chí không tìm thấy mình ở đâu trên bản đồ. Ứng dụng bản đồ này được báo cáo là đã "sập" ở Mỹ, Brazil, Peru, Mexico, Nhật Bản, Hà Lan,...