Chủ tịch Hà Nội đề xuất nghỉ học nhiều kỳ: PGS.TS Chu Cẩm Thơ lên tiếng
PGS.TS Chu Cẩm Thơ – Phó trưởng Ban Nghiên cứu kết quả giáo dục, Viện Khoa học giáo dục, Bộ GD&ĐT; Nhà sáng lập, Giám đốc nghiên cứu và Phát triển POMATH cho rằng, chúng ta có thể thay đổi số các kỳ nghỉ, thời lượng trong mỗi kỳ nghỉ cho một năm học. Tuy nhiên, không thể vội vàng về sự thay đổi này.
PGS Chu Cẩm Thơ – Phó trưởng Ban Nghiên cứu Kết quả Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục, Bộ GD&ĐT
Tại cuộc họp ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 chiều 14/2, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung giao Sở GD&ĐT nghiên cứu xây dựng đề án để thời gian tới có ý kiến đề xuất Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ tính toán lại lịch năm học.
Theo ông Chung, nhiều nước trên thế giới đã sắp xếp năm học với 4 kỳ. Họ đã nghiên cứu kỹ, chúng ta cũng nên xem xét để có điều tiết lại việc này không? Nếu có thể, chúng ta cho nghỉ hè từ 35 ngày, nghỉ Tết khoảng 1 tháng, 2 kỳ còn lại mỗi kỳ nghỉ 2 tuần. Cuối cùng, học sinh vẫn được nghỉ 3 tháng.
Không thể tư duy đơn giản về sự thay đổi này
Trao đổi về vấn đề này, PGS. TS Chu Cẩm Thơ- Phó trưởng Ban Nghiên cứu kết quả giáo dục, Viện Khoa học giáo dục, Bộ GD&ĐT; Nhà sáng lập, Giám đốc nghiên cứu và Phát triển POMATH cho rằng, trong bối cảnh hiện nay đã có nhiều sự thay đổi so với trước đây, chúng ta có thể thay đổi số các kỳ nghỉ, thời lượng trong mỗi kỳ nghỉ cho một năm học.
Video đang HOT
Tuy nhiên, PGS. TS Chu Cẩm Thơ, không thể vội vàng và tư duy đơn giản về sự thay đổi này. Bởi theo bà Thơ, đây không phải là vấn đề thuộc nội bộ ngành giáo dục. Việc nghỉ học của một đứa trẻ sẽ dẫn đến những thay đổi trong chế độ sinh hoạt của một gia đình, các hoạt động kinh tế – văn hóa liên quan, …
“Hơn nữa, nghỉ học ở trường không phải là để cho học sinh nghỉ học kiến thức, để “ thư giãn”, … Học sinh cần học nhiều hơn kiến thức, bao gồm cả những trải nghiệm trong cuộc sống. Do đó, kinh nghiệm cho thấy cần có những “mô hình, nội dung giáo dục” để trẻ trải nghiệm khi được nghỉ ở trường, việc này thì ngành giáo dục khó chủ động, mà phụ thuộc vào gia đình và xã hội”- PGS.TS Thơ nhấn mạnh.
Cần nghiên cứu hệ thống, đánh giá tác động với xã hội
PGS. TS Chu Cẩm Thơ- Phó trưởng Ban Nghiên cứu kết quả giáo dục, Viện Khoa học giáo dục, Bộ GD&ĐT cho rằng, chúng ta cũng cần chú ý đến đặc điểm khí hậu, kinh tế, văn hóa địa phương để có những giải pháp phù hợp chứ không nên cứng nhắc ở quy mô toàn quốc.
Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, hiện nay, một số trường tư thục, có yếu tố nước ngoài cũng đã điều chỉnh kỳ nghỉ và thời lượng của nó mà vẫn đảm bảo những yêu cầu của hệ thống giáo dục quốc gia.
Các kì thi ở quy mô quốc gia (như tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học) có thể thay đổi, tăng kì thi và phân bố thời gian tổ chức kì thi cho phù hợp giúp cho việc học, việc thi chủ động hơn.
Vì thế, để có một quyết định đúng đắn, chúng ta cần nghiên cứu hệ thống, đánh giá tác động của nó đối với xã hội.
“Chỉ khi chúng ta đảm bảo tính sẵn sàng của hệ thống, dự trù được những giải pháp cho những biến động xảy ra thì quyết định này mới có thể mang lại những tác động tích cực”- PGS.TS Thơ nêu quan điểm.
Theo Tiền phong
Một năm học có 4 kỳ nghỉ, liệu có hợp lý?
Mới đây, lãnh đạo UBND TP.Hà Nội đã đề nghị Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất Bộ GD&ĐT xây dựng kế hoạch và tổ chức 4 kỳ nghỉ trong năm đối với học sinh. Đề xuất này nhận được sự quan tâm của xã hội, bởi cân đối các kỳ nghỉ trong năm học từ lâu cũng đã có nhiều ý kiến đưa ra cần phải điều chỉnh cho phù hợp.
Hà Nội đang đề xuất học sinh có 4 kỳ nghỉ trong năm. Ảnh minh họa: Q.Anh
Một năm học có 4 kỳ nghỉ khác nhau?
Tại cuộc họp ban chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của TP. Hà Nội mới đây, lãnh đạo thành phố đã đề nghị Sở GD&ĐT đề xuất Bộ GD&ĐT xây dựng kế hoạch và tổ chức 4 kỳ nghỉ trong một năm như nhiều quốc gia khác. Cụ thể, nếu có 4 kỳ nghỉ thì tổng thời gian nghỉ hè vẫn là 3 tháng, trong đó nghỉ học kéo dài 35 ngày, nghỉ Tết khoảng 1 tháng, 2 kỳ nghỉ còn lại mỗi kỳ kéo dài 2 tuần. Lý do của phương án này là nhằm đảm bảo kích cầu tiêu dùng, kích cầu du lịch và phân luồng, phân bố lại tình hình giao thông của thành phố tốt hơn... Đề xuất có 4 kỳ nghỉ/năm đã nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội, đặc biệt là với các bậc phụ huynh, nhà giáo.
Là phụ huynh có con học THPT và THCS, nên hiểu được rõ chuyện học tập của con và câu chuyện kỳ nghỉ của con có những ưu, nhược điểm gì... chị Nguyễn Minh Hạnh (Bùi Xương Trạch, quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: "Các kỳ nghỉ của học sinh bây giờ cũng rất khác so với hồi trước tôi đi học, các con được nghỉ Tết và nghỉ hè là hai kỳ nghỉ dài trong năm, xen kẽ là các ngày nghỉ khác từ 1 - 3 ngày. Theo tôi, nghỉ hè hiện nay đã không còn trọn vẹn là 3 tháng mà chủ yếu chỉ còn hơn 1 tháng, các con đã bắt đầu đi học năng khiếu, học thêm ở trường rồi. Nên việc nghỉ hè cũng không cần thiết phải kéo dài 3 tháng. Tuy nhiên, nếu chia nhỏ các kỳ nghỉ, cũng rất khó khăn cho phụ huynh vì phải bố trí trông con cái".
Dù ủng hộ cách sắp xếp lại các kỳ nghỉ của học sinh, song chia nhỏ thành 4 kỳ nghỉ cần phải nghiên cứu kỹ và dựa trên tác động đến cả học sinh lẫn phụ huynh, anh Đinh Văn Nam (Nam Đồng, Hà Nội) chia sẻ: "Theo tôi, kỳ nghỉ hè của học sinh có thể rút ngắn lại và tăng thêm ngày nghỉ vào dịp Tết để các con sau khoảng 1,5 tháng hè là quay lại trường để bắt đầu học tập, chuẩn bị cho năm học mới. Năm học sớm hơn, lấy quãng thời gian để cho nghỉ Tết, các con nghỉ khoảng 2 tuần Tết là hợp lý. Còn nghỉ giữa học kỳ cũng nên dành 3 - 5 ngày để các con nghỉ ngơi, đi tham quan, dã ngoại cùng gia đình, hoặc nhà trường tổ chức. Nếu nghiên cứu dựa trên sự đồng thuận của phụ huynh, tôi nghĩ hoàn toàn có thể làm được".
Trên thực tế, câu chuyện cắt ngắn kỳ nghỉ hè và tăng thời gian nghỉ Tết cũng đã phần nào đó đang được thực hiện ở một số địa phương. Cụ thể, nhiều trường học, địa phương đã cho phép học sinh quay lại trường sau nghỉ hè khoảng 1,5 đến 2 tháng. Còn nghỉ Tết, tại TP.HCM và nhiều tỉnh, thành khu vực Nam Bộ cũng đã cho học sinh nghỉ học từ 14 - 16 ngày và được nhiều phụ huynh đồng tình. Tuy nhiên, về đề xuất của Hà Nội cho rằng thời điểm mùa hè nắng nóng, nếu đi học sớm sẽ vất vả, ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh. Ngoài ra, nhiều phụ huynh cho rằng, nếu con nghỉ quá nhiều cũng gặp khó khăn cho việc bố trí người trông nom, chăm sóc và rất khó để con ở nhà một mình.
Cần nghiên cứu kỹ trước khi thực hiện
Chia sẻ nhận định về đề xuất mới đây của Hà Nội, PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ (nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT) cho rằng, chuyện nghỉ học 4 kỳ trong năm cũng không có gì là lạ đối với nhiều nơi, bởi ở một số nước Đông Nam Á đã áp dụng trong những năm qua. Thông thường, ở những nơi áp dụng 4 kỳ nghỉ thực chất là giữa học kỳ I và giữa học kỳ II của năm học, người ta cho học sinh nghỉ dài một chút. Giữa hai kỳ, học sinh học nửa kỳ người ta có thể cho nghỉ một tuần hoặc 10 ngày... Tuy nhiên, khi triển khai ở Việt Nam, cần phải nghiên cứu kỹ theo đặc điểm của địa phương. Khí hậu mỗi vùng, miền có sự khác nhau rõ nét, ví dụ như giữa miền Bắc và miền Nam. Ở miền Bắc vào mùa Đông rất lạnh, còn mùa hè nắng nóng. Nếu áp dụng, cũng cần theo các yếu tố này, chứ không thể đại trà.
"Biện pháp giãn thời gian giữa các học kỳ, năm học để học sinh có thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng cũng rất cần thiết, điều này có lợi cho học sinh lẫn nhà trường. Tuy nhiên, làm thế nào cho phù hợp mới là quan trọng, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, khí hậu, đặc điểm của nơi học sinh đang học... Thành phố có thể lo chuyện tắc đường, bố trí người trông con... nhưng nông thôn lại khác biệt. Bên cạnh đó, mỗi năm đều có các kỳ thi quan trọng như thi chuyển cấp, thi THPT Quốc gia để vào đại học, cao đẳng do đó cần phải chung trên phạm vi cả nước, chứ không thể mỗi nơi một khác biệt ảnh hưởng đến lịch thi cử, tuyển sinh", PGS.TS Trần Xuân Nhĩ chia sẻ thêm.
Dưới góc độ quản lý, một số trường tại Hà Nội chia sẻ, thông thường khung thời gian năm học đều được định hình trước và luôn có kế hoạch cho từng tuần, từng tháng, từng học kỳ, giáo viên cũng phải thực hiện theo chuyên môn từng tuần. Bên cạnh đó, sẽ là các kỳ tuyển sinh, thi chuyển cấp... Nếu thực hiện 4 kỳ nghỉ trong năm là rất tốt với học sinh lẫn giáo viên. Tuy nhiên, cần sắp xếp cho hợp lý, bởi nếu thời gian nghỉ dài, học sinh sẽ mất thời gian để trở lại nhịp học. Nếu áp dụng kỳ thi chuyển cấp, tuyển sinh năm học mới nhanh gọn, giảm áp lực so với hiện tại thì hoàn toàn có thể thực hiện được 4 kỳ nghỉ trong năm học.
Chia sẻ với báo chí trước đề xuất cho học sinh có thêm kỳ nghỉ đông và rút ngắn thời gian nghỉ hè, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết, các em học sinh có những kỳ thi quan trọng không thể lùi sang năm khác được như: Học sinh lớp 9 thi lên 10; học sinh lớp 12 thi THPT Quốc gia. Bộ phải tính toán điều chỉnh làm sao có thể lùi thời điểm kết thúc năm, điều chỉnh các kỳ thi nhưng phải đảm bảo không ảnh hưởng lớn đến kế hoạch học tập của năm học tiếp theo.
Theo giadinh.net
Đề xuất cho học sinh nghỉ 4 kỳ mỗi năm: Có nên cứng nhắc? Các nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng, Bộ GD&ĐT có thể quy định chung 2 kỳ nghỉ trong năm phù hợp với các kỳ thi quan trọng của mỗi cấp. Theo đó, dựa trên hai kỳ nghỉ chung đó các địa phương và các trường có thể phân chia các kỳ nghỉ nhỏ hơn phù hợp với các điều kiện khí hậu,...