Chủ tịch FED, Mỹ có thể đối mặt với suy thoái kinh tế trong nhiều năm
Cục dự trữ liên bang Mỹ ( FED) cảnh báo Mỹ có thể phải đối mặt với suy thoái kinh tế trong nhiều năm nếu không thông qua các biện pháp hỗ trợ bổ sung.
Chủ tịch FED Jerome Powell cho rằng, các biện pháp hỗ trợ tài khóa là cần thiết nhằm giúp hạn chế các thiệt hại kinh tế lâu dài và tăng cường khả năng hồi phục nhanh.
Trong cuộc trao đổi trực tuyến với Viện kinh tế quốc tế Peterson, ông Powell cho biết Mỹ hiện đang ở giữa thời điểm của cú sốc kinh tế lớn nhất thời hiện đại và có thể phải đối mặt với thời gian suy yếu kéo dài. Chủ tịch FED lưu ý quốc hội rằng thời gian tình trạng thất nghiệp càng kéo dài thì vết sẹo đối với nền kinh tế Mỹ sẽ càng lớn.
Mỹ có thể đối mặt với suy thoái kinh tế trong nhiều năm. (Ảnh: CNN)
Video đang HOT
Chính phủ và quốc hội Mỹ đã thông qua hơn 3.000 tỷ USD nhằm giúp người dân và các doanh nghiệp vượt qua ảnh hưởng của Covid-19, tuy nhiên theo ông Powell, mức hỗ trợ này vẫn chưa đủ do ảnh ưởng kinh tế của đại dịch là rất nghiêm trọng.
FED đã hạ mức lãi suất cơ bản xuống gần 0% và bơm hơn 2.500 tỷ USD vào thị trường và hệ thống tài chính nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và hộ gia đình vay với mức lãi suất thấp để vượt qua thời gian khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, ông Powell cho biết, mặc dù có ý kiến, bao gồm từ Tổng thống Donald Trump, FED vẫn sẽ không giảm mức lãi suất cơ bản xuống dưới 0%, điều chưa từng xảy ra ở nước Mỹ./.
COVID-19: G7 sẵn sàng tạm hoãn việc thanh toán nợ cho các nước nghèo
G7 tuyên bố sẽ ủng hộ việc tạm thời ngưng thanh toán nợ cho những quốc gia nghèo nhất trên thế giới, song chỉ khi các chính phủ của Nhóm G20 cũng chấp thuận.
Trụ sở Ngân hàng trung ương Canada - một trong các quốc gia thuộc nhóm G7. (Ảnh: AFP/ TTXVN)
Bộ trưởng Tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương các nước thuộc Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ngày 14/4 đã tái khẳng định sự phối hợp chặt chẽ trong cuộc chiến chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và làm giảm bớt những tác động của dịch bệnh.
Trong tuyên bố chung được Bộ Tài chính Mỹ công bố sau cuộc họp trực tuyến, các quan chức nêu rõ: "Quy mô của cuộc khủng hoảng y tế này đang tạo ra những thách thức chưa từng có đối với nền kinh tế toàn cầu. Các bộ trưởng và thống đốc tái khẳng định cam kết sẽ làm mọi cách để khôi phục tăng trưởng kinh tế và bảo vệ việc làm, doanh nghiệp cũng như sự đàn hồi của hệ thống tài chính."
Các quan chức cam kết sử dụng "mọi công cụ chính sách có thể" để đạt được tăng trưởng bền vững, cân bằng và toàn diện.
Các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương G7 cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với những biện pháp mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và các ngân hàng phát triển khu vực đưa ra nhằm tăng cường các bộ công cụ cung cấp tài chính linh hoạt và nhanh chóng để đối phó với khủng hoảng.
G7 cũng tuyên bố sẽ ủng hộ việc tạm thời ngưng thanh toán nợ cho những quốc gia nghèo nhất trên thế giới, song chỉ khi các chính phủ của Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cũng chấp thuận.
Trong tuyên bố, G7 nhấn mạnh những nước nghèo đang phải đối mặt với nhiều khó khăn nhất trong việc ứng phó với dịch COVID-19, do đó các thành viên của G7 sẵn sàng tạm hoãn việc thanh toán nợ, nếu như có sự đồng ý của toàn bộ các chủ nợ chính thức trong G20 và như đã nhất trí với Câu lạc bộ Paris./.
Bước đi bất ngờ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp vào ngày 11-12. Đây được xem là bước đi khá bất ngờ khi cơ quan này đã 3 lần hạ lãi suất trong năm 2019 dưới sức ép từ Nhà Trắng với mục đích chống lại nguy cơ suy thoái kinh tế trong bối cảnh bất ổn thương...