Chủ tịch EU: Sẽ xem xét gỡ thẻ vàng IUU cho Việt Nam
Tại cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính tại thủ đô Vientiane ( Lào), Chủ tịch EU Charles Michel khẳng định EU sẽ xem xét tích cực việc tháo gỡ thẻ vàng IUU cho Việt Nam.
Chiều 10.10, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EU) Charles Michel. Thủ tướng đề nghị EU tiếp tục quan tâm, thúc đẩy các nước thành viên còn lại sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa hai bên (EVIPA) và sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU đối với xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam.
Chủ tịch EU cho biết sẽ xem xét tích cực việc gỡ thẻ vàng IUU cho Việt Nam. ẢNH: NHẬT BẮC
Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới phía EU đã cung cấp khoản viện trợ nhân đạo trị giá 650.000 euro giúp Việt Nam khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi vừa qua.
Nhấn mạnh Việt Nam là đối tác quan trọng trong triển khai Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của EU, Chủ tịch Charles Michel khẳng định EU sẽ thúc đẩy sớm phê chuẩn EVIPA, xem xét tích cực việc tháo gỡ thẻ vàng IUU cho Việt Nam và tiếp tục hỗ trợ Việt Nam triển khai hiệu quả khuôn khổ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).
Sớm triển khai thỏa thuận quốc phòng với Canada
Video đang HOT
Trước đó, tại cuộc gặp với Thủ tướng Canada Justin Trudeau, hai Thủ tướng hài lòng nhận thấy quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Canada ngày càng phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Đồng thời, khẳng định quyết tâm tiếp tục nâng tầm, làm sâu sắc hơn nữa hợp tác giữa hai nước trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Canada. ẢNH: NHẬT BẮC
Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh Canada tăng cường gắn kết với khu vực, cả trong khuôn khổ song phương và thông qua các cơ chế của ASEAN. Thủ tướng đề nghị hai bên cùng khai thác hiệu quả hơn các cơ hội hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư; đẩy mạnh hợp tác quốc phòng, trong đó có hỗ trợ của Canada dành cho Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng thống nhất triển khai hiệu quả các thỏa thuận về hợp tác quốc phòng, trong đó có Bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng giai đoạn 2024 – 2026. Ngoài ra, tiếp tục hợp tác hiệu quả trong các lĩnh vực quan trọng khác như lao động, xã hội, giáo dục, giao lưu nhân dân.
Đề nghị Malaysia đối xử nhân đạo với tàu cá và ngư dân
Tại cuộc gặp cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đánh giá cao nỗ lực của các bộ, ngành hai nước đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Malaysia ngày càng đi vào chiều sâu và thực chất.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim. ẢNH: NHẬT BẮC
8 tháng năm 2024, kim ngạch thương mại 2 nước đạt gần 10 tỉ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài việc thúc đẩy gia tăng kim ngạch thương mại, hai bên nhất trí làm sâu sắc hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, giáo dục, hàng không, du lịch cũng như các lĩnh vực mới như kinh tế xanh, kinh tế số; hướng tới đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao Bộ Quốc phòng hai nước tích cực triển khai Bản ghi nhớ về Hợp tác quốc phòng song phương ký tháng 12.2023. Thủ tướng cũng đề nghị hai bên thiết lập cơ chế tham vấn và quản lý về biển, đối xử nhân đạo với tàu cá và ngư dân bị bắt giữ phù hợp với luật pháp quốc tế và quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.
Thủ tướng Anwar Ibrahim nhất trí đề xuất sớm đưa quan hệ giữa hai nước lên tầm cao mới. Ông khẳng định sẵn sàng phối hợp với Việt Nam đẩy mạnh toàn diện các lĩnh vực hợp tác, kể cả về an ninh – quốc phòng, thương mại – đầu tư, kinh tế biển và hỗ trợ Việt Nam sớm gỡ thẻ vàng IUU.
CNA: Việt Nam hướng tới là trung tâm đổi mới công nghệ
Theo hãng tin CNA của Singapore, Việt Nam đang nhanh chóng nổi lên như là một trong những nền kinh tế năng động nhất Đông Nam Á, nhờ lực lượng lao động trẻ có trình độ đang tạo dấu ấn trong ngành công nghệ và kinh doanh toàn cầu.
Nhân lực ngành công nghệ thông tin vẫn tăng cao trong thời gian tới. Ảnh minh họa: TTXVN
Cũng theo CNA, bất chấp những bất ổn toàn cầu và động lực thương mại thay đổi, Việt Nam vẫn duy trì được sự ổn định và tăng trưởng mạnh mẽ.
Trong nửa đầu năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 6,42%, lọt vào danh sách 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Việc tập trung mạnh vào công nghệ và đổi mới đang giúp Việt Nam "trỗi dậy" trong lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông (ICT) và công nghiệp bán dẫn.
CNA nhấn mạnh, với hơn 70.000 công ty công nghệ, ngành công nghệ thông tin của Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể. Các chuyên gia công nghệ lành nghề của Việt Nam, cùng với tầm nhìn chuyển đổi số quốc gia, đã đưa đất nước thành một trung tâm hấp dẫn cho các tài năng mới nổi, cũng như cho nghiên cứu và phát triển.
Các "gã khổng lồ" công nghệ toàn cầu như Amazon, Samsung, Sumitomo Corporation và Lego đã thiết lập hoạt động tại Việt Nam để tận dụng các tiềm năng. Ngoài ra, việc Việt Nam sẵn sàng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), xếp hạng thứ 39 toàn cầu vào năm ngoái, cùng với mục tiêu sẽ trở thành quốc gia đóng góp chính vào chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu vào năm 2045, đã làm nổi bật động lực công nghệ ngày càng tăng ở nước này.
Về thu hút đầu tư, CNA cho rằng, với các hiệp định thương mại tự do bao trùm 56 thị trường, Việt Nam đã trở thành điểm đến hàng đầu cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với mức đầu tư đạt hơn 36 tỷ USD vào năm ngoái, tăng 32% so với năm trước đó. Ngoài ra, Việt Nam đứng thứ 7 về Chỉ số vị trí dịch vụ toàn cầu năm 2023 và là 1 trong 5 quốc gia thu hút hơn 10% đầu tư mới toàn cầu kể từ năm 2017.
CNA nhận định các công ty toàn cầu ngày càng chuyển hướng sang Việt Nam để đa dạng hóa hoạt động, bởi Việt Nam có vị trí chiến lược, lực lượng lao động lành nghề và các chính sách có lợi cho doanh nghiệp. Với độ tuổi trung bình là 33,1, dân số trẻ của Việt Nam đào tạo ra 57.000 sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin hằng năm, trở thành một trong những nguồn nhân lực công nghệ thông tin chính của thế giới. Hiện có trên 1 triệu người Việt Nam làm việc trong lĩnh vực này, cho thấy tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của đất nước trong ngành.
Sự quan tâm của Đông Nam Á đối với BRICS củng cố vị thế của Nga Sự quan tâm của Đông Nam Á đối với BRICS đang củng cố vai trò của Nga trong khu vực và trên toàn cầu. Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan không chỉ là một cơ hội để tăng cường hợp tác giữa các quốc gia thành viên mà còn mở ra những triển vọng mới cho sự phát triển của khu vực...