Chủ tịch ĐH RMIT: ‘Dạy online cần quan tâm mức hài lòng của sinh viên’
GS Peter Coloe, Chủ tịch ĐH RMIT Việt Nam, cho rằng học online, sinh viên trầm tính, hướng nội cảm thấy dễ dàng hơn khi tham gia thảo luận, đặt câu hỏi trực tuyến.
Trao đổi với Zing , GS Peter Coloe cho biết khi dừng việc giảng dạy trực tiếp do dịch Covid-19, sinh viên có thể gặp khó khăn ở một số môn nếu chuyển sang học qua mạng, nhưng không phải là không thể.
Giảng viên cũng nhìn thấy sự phát triển của những sinh viên trầm tính, hướng nội trong môi trường online.
GS Pete Coloe trao đổi với Zing về các vấn đề liên quan việc dạy học online.
Hầu hết môn học có thể dạy online
- Trường của ông dạy và học như thế nào trong bối cảnh sinh viên không thể đến trường vì đại dịch Covid-19?
- Khi đại dịch bùng phát, 94.000 sinh viên và 12.000 nhân viên trên toàn cầu của RMIT (tại Việt Nam, Australia, Barcelona – Tây Ban Nha và Singapore) chuyển sang học tập trực tuyến hoàn toàn chỉ trong vài tuần.
Việc trao đổi và chia sẻ kiến thức chuyên môn giữa Australia và Việt Nam giúp nâng cao khả năng giảng dạy và học tập trực tuyến.
Sau quá trình đánh giá, chúng tôi nhận thấy phần lớn môn học có thể được giảng dạy online thành công. Đương nhiên, một số môn học chắc chắn khó học online hơn, hầu hết bởi thiếu thời gian lập kế hoạch, chứ không phải do môn học.
Ví dụ, trong chương trình Cử nhân Sản xuất Phim Kỹ thuật số, sinh viên chủ yếu quay trong studio hoặc địa điểm ở ngoài. Khi trường đóng cửa, giãn cách xã hội, việc này khó thực hiện hơn nhưng không phải không thể.
Tương tự, sinh viên ngành Kỹ thuật đã quen sử dụng phòng thí nghiệm, máy móc. Trong ngắn hạn, việc này có những khó khăn nhất định. Nhưng nếu có thời gian nhiều hơn để lên kế hoạch cho các chuyến tham quan ảo trong phòng thí nghiệm, nhà máy đôi khi lại tốt hơn.
Video đang HOT
- Gian lận thi cử là vấn đề khiến nhiều người lo ngại khi áp dụng hình thức dạy học trực tuyến. Làm thế nào để hạn chế tình trạng thiếu trung thực trong học hành, thi cử online?
- Chúng tôi bỏ bài kiểm tra khỏi các chương trình bậc đại học. Thay vào đó, trường áp dụng các quy trình đánh giá phù hợp, cho phép sinh viên chứng minh năng lực học tập của mình tại đúng cấp độ học tập của các em.
Việc đánh giá linh hoạt, công bằng và toàn diện với cam kết quan tâm đến sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt.
Ngoài ra, tôi cho rằng cần công bằng, minh bạch trong thiết kế đánh giá, kiểm duyệt, phản hồi và trình bày rõ ràng các tiêu chí cho sinh viên hiểu.
- Một số giảng viên chia sẻ khi chuyển sang dạy học trực tuyến, lượng công việc của họ tăng lên. Ông nhìn nhận như thế nào về ý kiến này?
- Tôi cho rằng đây không chỉ là nhận xét của giảng viên Việt Nam, mà còn của rất nhiều thầy, cô trên thế giới. Trong ngắn hạn, công việc của họ tăng lên vì phải suy nghĩ lại về nội dung, cách điều phối lớp học, cộng với học phần mềm mới, cách thực hiện mọi thứ bằng kỹ thuật số.
Giảng viên cũng mất nhiều thời gian hơn để chấm điểm, đưa ra lời khuyên, phản hồi cho từng sinh viên. Tuy nhiên, đó là khoản đầu tư tuyệt vời cho tương lai khi sau này sinh viên có thể chọn phương án học tập trực tiếp hoặc trực tuyến.
Việc khảo sát ý kiến, phản hồi của sinh viên được thực hiện liên tục vì sẽ luôn có chỗ cần cải thiện. Ảnh: RMIT University Vietnam.
Xây dựng cơ chế hỗ trợ người học
- Việc dạy học online hiện nay phần lớn mang tính một chiều, không nhiều giảng viên, trường học có tổng kết, đánh giá về hiệu quả và lắng nghe phản hồi của sinh viên. Cần giải pháp gì để thay đổi điều này, thưa ông?
- Chúng tôi xây dựng các cơ chế hỗ trợ sinh viên để đảm bảo các em có thể tham gia học tập trực tuyến và tiếp cận dịch vụ hỗ trợ học tập, cũng như chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm lý.
Việc khảo sát sinh viên được thực hiện xuyên suốt học kỳ. Kết quả được cung cấp cho tất cả điều phối viên của từng môn học để họ dựa vào đó điều chỉnh, nếu thấy cần thiết.
“Chúng tôi bỏ bài kiểm tra khỏi các chương trình bậc đại học. Thay vào đó, trường áp dụng các quy trình đánh giá phù hợp, cho phép sinh viên chứng minh năng lực học tập của mình.”
GS Coloe
Trường cũng dùng công cụ phân tích trên nền tảng học trực tuyến Canvas để có những dữ liệu hữu ích cho việc nâng cao mức độ hài lòng của người học.
Việc khảo sát ý kiến, phản hồi của sinh viên được thực hiện liên tục vì sẽ luôn có chỗ cần cải thiện. Những phản hồi, dấu hiệu ban đầu thực sự tích cực.
Việc lắng nghe ý kiến từ giảng viên về cách cùng sinh viên tạo ra kết quả tốt nhất có thể.
Chúng ta đều học tập, tham gia theo các cách khác nhau. Một lợi thế khác mà giảng viên nhìn thấy là những sinh viên trầm tính, hướng nội thực sự phát triển trong môi trường online vì các em thấy dễ dàng hơn khi tham gia thảo luận, đặt câu hỏi trực tuyến một cách cởi mở.
- Ông đánh giá như thế nào về tốc độ bắt kịp việc học trực tuyến của sinh viên Việt Nam so với các trường ở Australia hay châu Âu? Nếu có sự khác biệt, nguyên nhân nằm ở đâu?
- Tôi chỉ có thể nhận xét về sinh viên ở Việt Nam vì không được tiếp cận kết quả khảo sát từ sinh viên các trường đại học khác.
Tôi cho rằng sinh viên RMIT Việt Nam có lẽ gặp nhiều thuận lợi hơn ở Australia vì quy mô sinh viên tại đây (khoảng 8.000 năm 2020) nhỏ hơn so với Australia (khoảng 80.000 năm 2020). Do đó, chúng tôi dễ dàng giám sát toàn bộ hoạt động.
Tất cả sinh viên đã quen với việc sử dụng hệ thống quản lý học tập (LMS) ngay cả trước khi chuyển sang trực tuyến 100%.
Quy mô như vậy giúp trường có thể hỗ trợ trực tiếp nhiều hơn cho giảng viên trong quá trình tăng cường giảng dạy trên môi trường online. Vì vậy, tôi thấy không có dấu hiệu về “việc bắt kịp”. Ngược lại, các em đang dẫn đầu thì đúng hơn.
Tuy nhiên, một điểm khác biệt cơ bản và là rào cản ảnh hưởng đến nhiều sinh viên Việt Nam so với các bạn ở Australia – đó là môi trường của các em.
Nếu cho chọn giữa học trực tiếp hay trực tuyến, nhiều sinh viên trên thế giới sẽ thích trực tiếp hơn. Điều đó liên quan khía cạnh xã hội chứ không chỉ việc học.
Hạ tầng kỹ thuật Internet ở Việt Nam nhanh, chi phí thấp hơn Australia. Việc tham gia các nền tảng online ở Việt Nam cũng phổ biến. Tuy nhiên, cơ cấu hộ gia đình và hoàn cảnh sống của sinh viên khác nhau.
Ở Việt Nam, sinh viên ít có không gian yên tĩnh, thoải mái trong nhà để học tập, laptop, máy tính bảng riêng. Điều đó ảnh hưởng đến cách sinh viên tham gia học online.
Trường học dừng các hoạt động ngoại khóa
Chiều 29.1, Sở GD&ĐT có thông báo khẩn cho các trường học, cơ sở giáo dục dừng các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi để phòng, chống dịch Covid-19.
Sở GD&ĐT yêu cầu các đơn vị, cơ sở giáo dục tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19; các công văn của Tỉnh ủy, về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh về khẩn trương giám sát, theo dõi người về từ vùng dịch và các biện pháp phòng, chống dịch, đề cao cảnh giác, tuyệt đối không lơ là, chủ quan trước nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Trường học dừng tất cả hoạt động ngoại khóa để phòng, chống dịch Covid-19.
Thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch theo thông điệp 5K của Bộ Y tế "khẩu trang, khử khuẩn, giữa khoảng cách an toàn, không tập trung, khai báo y tế". Thực hiện nghiêm các giải pháp an toàn cho học sinh, sinh viên, giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục.
Các trường, cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc các biện pháp đeo khẩu trang, vệ sinh trường lớp học và kịp thời thực hiện các biện pháp tự bảo vệ chính mình, gia đình mình, tham gia có trách nhiệm với các hoạt động phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng và cộng đồng.
Tăng cường thông tin tuyên truyền về nguy cơ dịch bệnh đến tất cả học sinh, học viên, sinh viên, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; phát huy vai trò trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
Nhà văn hóa sinh viên TP. HCM: Trao quà Tết cho sinh viên Nhà văn hóa sinh viên TP. HCM vừa phối hợp cùng gia đình cố nhà giáo Nguyễn Thị Minh Khang trao 35 phần quà Tết cho các bạn học sinh, sinh viên thuộc quỹ học bổng bảo trợ "Hy vọng" tại sảnh chính Nhà văn hóa sinh viên TP. HCM. Chia sẻ tại lễ trao quà, ông Nguyễn Xuân Kỳ (Phó hiệu trưởng...