Chủ sở hữu nợ 60 tỷ đồng, ngân hàng niêm phong trường học
Do nợ khoảng 60 tỷ đồng trong thời gian dài không thể trả, một trường học ngoài công lập ở Huế bị ngân hàng niêm phong nhiều phòng học.
Hơn một tuần nay, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Viettinbank) chi nhánh nam Thừa Thiên – Huế đã niêm phong 24 phòng học của Trường phổ thông Huế Star thuộc hệ thống giáo dục Huế Star tọa lạc ở xã Phú Thượng, huyện Phú Vang (Thừa Thiên – Huế). Hiện tại, hoạt động dạy và học của Hệ thống giáo dục Huế Star chỉ còn lại 22 phòng học. Điều này khiến học sinh và phụ huynh trường lo lắng vì sắp bước vào năm học mới.
Theo đại diện Vietinbank chi nhánh nam Thừa Thiên – Huế, trường này bị niêm phong do đã nợ khoảng 60 tỷ đồng. Tình trạng nợ xấu của trường đã diễn ra từ 3 năm nay và phía HĐQT của Hệ thống giáo dục Huế Star cũng không còn có khả năng thanh toán. Vì vậy, giữa Huế Star và ngân hàng đã thống nhất giao tài sản cho ngân hàng nhằm thu hồi nợ.
Ông Lê Đình Phong, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Vang, cho biết từ năm học 206-2017, trường này đã có thông báo không tuyển sinh và đào tạo học sinh bậc tiểu học tại điểm trường này. “Khu vực trường nằm cách xa thành phố nên khó tuyển sinh”, ông Phong nói.
Trường Phổ thông Huế Star bị niêm phong nhiều phòng học. Ảnh: Người Lao Động.
Hệ thống giáo dục Huế Star được thành lập theo quy chế tổ chức của các trường ngoài công lập và Điều lệ trường THCS, THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học của Bộ trưởng GD&ĐT.
Trường do ông Nguyễn Xuân Lý, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế lập và sau khi nghỉ hưu, ông làm chủ tịch HĐQT. Từ năm 2014, ông Bùi Đức Long, Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng và Phát triển nhà – Vicoland làm chủ tịch HĐQT. Bắt đầu từ tháng 7/2016, ông Nguyễn Tuấn Biên, Giám đốc Công ty CP Xây dựng Quản lý nhà An Trung Phát (Đà Nẵng) làm chủ tịch HĐQT.
Ông Vệ Văn Lẫm, Hiệu trưởng trường Phổ thông Huế Star, cho biết đây là ngôi trường hoạt động ngoài công lập, có yêu cầu đầu vào cao nên rất khó tuyển sinh. Từ ngày thành lập, trường tuyển sinh mảng trung học gặp khó khăn, quy mô giảm dần.
Video đang HOT
Cụ thể, năm học 2014-2015 chỉ tuyển được 28/160 chỉ tiêu, năm học 2015-2016 tuyển được 25/60 chỉ tiêu. Năm học 2017-2018, trường chỉ tuyển được 20 học sinh lớp 10.
Hơn một tuần nay, thông tin các dãy phòng học bị niêm phong khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Theo ông Lẫm, khu đất trường Huế Star tọa lạc còn có 2 đơn vị khác là trường Mầm non Huế Star 2 do Phòng GD&ĐT huyện Phú Vang quản lý và sân quần vợt. Hiện, nhiều phòng học của trường bị ngân hàng ViettinBank niêm phong do sự thỏa thuận giữa HĐQT và ngân hàng này. Song, ban giám hiệu nhà trường đã xin giữ lại 20 phòng học và phòng thực hành để phục vụ công tác dạy học.
Nhiều phòng học bị niêm phong. Ảnh: Người Lao Động.
Theo ông Lẫm, ban giám hiệu nhà trường đã được HĐQT yêu cầu bố trí lại nhân sự, giáo viên đứng lớp; hoàn thiện các đoàn thể chính trị; tiếp tục tuyển sinh để ổn định năm học.
“Trường hiện có 80 học sinh/6 lớp. Năm học này, trường đã tuyển được 20 học sinh lớp 10, cuối tháng 7 sẽ trình sở GD&ĐT xem xét, dự kiến tựu trường ngày 7/8.
HĐQT cũng đã cam kết tiếp tục đẩy mạnh công tác dạy học trong năm học 2017-2018. Sắp tới, chúng tôi sẽ họp phụ huynh, thông báo định hướng của năm học để họ khỏi lo lắng. Nếu có sự thay đổi về cơ cấu HĐQT, họ sẽ thông báo cho ban giám hiệu”, ông Lẫm nói.
Ông Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên – Huế, khẳng định ngành giáo dục chỉ quản lý về dạy và học chứ không giải quyết liên quan tài sản, đất đai, chủ sở hữu.
Theo ông Hùng, quan điểm chỉ đạo của sở đối với hệ thống giáo dục Huế Star bình đẳng và được tạo điều kiện như các trường công lập. Tuy nhiên, do ra đời sau, hệ thống giáo dục công lập Huế khá mạnh và chất lượng nên khó tuyển sinh; bên cạnh đó là kinh tế của người dân khi lựa chọn trường tư.
Theo Q.Nhật / Người Lao Động
TT-Huế: Hàng chục phòng học trong trường bị ngân hàng niêm phong
Hàng chục phòng học của Trường Phổ thông Huế Star ở Thừa Thiên- Huế bị ngân hàng niêm phong khiến phụ huynh có con em học tại đây lo lắng.
Sáng nay (26.7), ông Vệ Văn Lẫm- Hiệu trưởng Trường Phổ thông Huế Star (đóng tại xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, Thừa Thiên- Huế) xác nhận, có hàng chục phòng học của trường này bị ngân hàng niêm phong.
Trường Phổ thông Huế Star. Ảnh: Trần Hòe.
Cụ thể, đã có 24 phòng học của nhà trường bị Ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Viettinbank) chi nhánh Nam Thừa Thiên- Huế niêm phong từ ngày 14.7. Hiện hoạt động dạy và học của trường được bố trí tại 22 phòng học thuộc diện không bị niêm phong.
Theo ông Lẫm, Trường Phổ thông Huế Star là trường tư và ông không nằm trong hội đồng quản trị (HĐQT) nên không rõ chuyện nợ nần khiến trường bị niêm phong nhiều phòng học. Ông Lẫm nói, ông chỉ biết HĐQT đã chỉ đạo cho nhà trường xin hoạt động một số phòng học cần thiết để phục vụ cho việc dạy và học trong năm học 2017-2018.
Đã có tổng cộng 24 phòng học của Trường Phổ thông Huế Star bị niêm phong. Ảnh: Trần Hòe.
Cũng theo ông Lẫm, đến nay Trường Phổ thông Huế Star đã đi vào hoạt động 8 năm, nếu trong tương lai doanh thu không đảm bảo thì sẽ xin phép tạm ngừng hoạt động. Trong trường hợp trường tạm ngừng hoạt động thì chỉ có thể xảy ra vào cuối năm học 2017-2018 để đảm bảo cho học sinh được học trọn vẹn năm học.
Ông Lẫm cho hay, hiện trường có 80 học sinh từ khối 6 đến khối 12. Trong năm học 2017-2018 nhà trường sẽ không tuyển học sinh lớp 6. Tổng cộng có 30 giáo viên giảng dạy tại trường, trong đó 10 giáo viên cơ hữu, còn lại là giáo viên dạy hợp đồng.
Băng niêm phong tài sản của ngân hàng dán trên một cửa phòng học của Trường Phổ thông Huế Star. Ảnh: Trần Hòe.
Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, việc Trường Phổ thông Huế Star bị ngân hàng niêm phong hàng loạt phòng học và đang đứng trước nguy cơ bị đóng cửa đã khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Bởi lẽ, tình trạng này có nguy cơ ảnh hưởng tới quá trình học tập của học sinh đang theo học tại trường.
Về vấn đề này, ông Lẫm cho biết, sắp tới trường sẽ họp phụ huynh nhằm thông báo, định hướng về năm học mới. Hiệu trưởng Trường Phổ thông Huế Star cũng nói việc trường bị niêm phong quá nửa số phòng học và đứng trước nguy cơ đóng cửa chắc chắn sẽ tác động đến tâm lý của giáo viên. "Nhưng khi tôi tuyển giáo viên vào, tôi đã nói với họ là phải chấp nhận, vì trường tư có 2 mục tiêu là giáo dục và doanh thu"- ông Lẫm chia sẻ.
Ông Vệ Văn Lẫm- Hiệu trưởng Trường Phổ thông Huế Star. Ảnh: Trần Hòe.
Trường Phổ thông Huế Star thuộc Hệ thống giáo dục Huế Star, hoạt động theo quy chế tổ chức của các trường ngoài công lập và Điều lệ trường THCS, THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học của Bộ GDĐT. Trước đây hệ thống giáo dục này do ông Nguyễn Xuân Lý- nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế làm Chủ tịch HĐQT.
Từ tháng 2.2014, chức vụ Chủ tịch HĐQT của hệ thống được bàn giao cho ông Bùi Đức Long- Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn xây dựng và phát triển nhà Vicoland. Đến tháng 7.2016, hệ thống giáo dục này do Nguyễn Tuấn Biên- Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng quản lý nhà An Trung Phát làm Chủ tịch HĐQT.
Theo Danviet
Trường ngoài công lập lại than thở điệp khúc... "bị đối xử bất công" Cho rằng phải đóng góp hơn 1.000 tỷ đồng cho ngân sách nhưng lại không được "ngồi mát ăn bát vàng" như các trường ĐH công lập, nhiều trường ĐH ngoài công lập đã kiến nghị "đòi" lại hơn 1.000 tỷ đồng này để tái đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục... NGƯT. Lê Công Cơ, Chủ tịch...