Chủ quyền biển đảo vào đề thi học sinh giỏi quốc gia
Sáng 6/1, kỳ thi học sinh giỏi quốc gia diễn ra tại 68 hội đồng trên cả nước. Đề thi môn Lịch sử được đánh giá cao khi đề cập vấn đề chủ quyền biển đảo trên khu vực Biển Đông.
Cụ thể, câu 7 của đề thi có nội dung: Trên cơ sở nào tổ chức Liên Hợp Quốc đề ra nguyên tắc: “Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình?”. Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc này trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông hiện nay như thế nào?
Bên cạnh đó, câu 6 trong đề thi năm nay cũng mang nhiều tính thời sự khi đề cập Đại hội Đảng: “Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (1976) đã nêu rõ cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta thắng lợi “đã đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc” (SGK Lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.197). Anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên”
Ngoài ra, câu hỏi số 2 về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng được đánh giá cao vì mang tính thời sự.
Đề Lịch sử, kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2015.
Video đang HOT
Thạc sĩ Trần Trung Hiếu – giáo viên trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An – nhận xét, đề thi này hay, yêu cầu học sinh có kiến thức toàn diện, bao quát những vấn đề cơ bản của Lịch sử thế giới, cũng như Lịch sử Việt Nam.
Đề thi không đánh đố, không bắt các em trình bày kiến thức “ngày, tháng, năm” vốn được coi là nỗi lo sợ của học trò; hạn chế được việc học lệch, học tủ, phát huy khả năng tư duy của các em.
Phần Lịch sử Việt Nam đã sâu chuỗi được vấn đề dân tộc, bao gồm: Văn hóa dân tộc, giải phóng dân tộc, quyền dân tộc cơ bản. Phần lịch sử thế giới cũng đề cập vấn đề trong khu vực là ASEAN và tổ chức Liên Hợp Quốc.
Thạc sĩ Hiếu đánh giá cao câu hỏi số 7, yêu cầu học sinh nêu quan điểm, chính kiến của mình về vấn đề hòa bình, phù hợp chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước về Biển Đông.
Nhìn tổng thể, thầy Hiếu nhận xét, đề thi là “điểm sáng” trong lúc có nhiều tranh luận về vai trò và vị thế môn Lịch sử. Đề thi này khẳng định Lịch sử quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, ý thức và trách nhiệm của học sinh với Tổ quốc.
Kỳ thi học sinh giỏi năm học 2015-2016 có 4.000 học sinh tham gia, được tổ chức tại 68 hội đồng thi trên cả nước.
Theo Zing
Khó như đề thi học sinh giỏi Quốc gia môn Văn
Sáng nay (8/1), kỳ thi HSG quốc gia đã bắt đầu. Đề môn Văn nhận được nhiều ý kiến bình luận, người đánh giá đề hay nhưng cá nhân khác cho rằng cách diễn đạt khiến học sinh bị rối.
Đề bài môn Văn - kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2014-2015 như sau:
Câu 1 (8 điểm): "Nếu không sống bằng cái đầu của mình thì có nghĩa là bạn đang sống bằng cái đầu của người khác" - Ý kiến trên gợi cho bạn những suy nghĩ gì?
Câu 2 (12 điểm): "Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực sự sống bằng tâm trí của người đọc". Bằng tri thức và trải nghiệm văn học của mình, bạn hãy bình luận ý kiến trên.
Đề bài môn Văn - kỳ thi HSG quốc gia năm học 2014-2015.
Về đề thi năm nay, thầy giáo Nguyễn Đức Thạch (sinh năm 1969) - giáo viên dạy đội tuyển Văn, trường THPT chuyên Lê Quý Đôn nhận định: "Ý tưởng của đề thi bắt đầu từ câu "Tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại". Đề bài muốn hướng tới cách tư duy độc lập, sử dụng kiến thức một cách có mục đích. Tuy nhiên cách diễn đạt của câu hơi áp đặt kiểu "Nếu chẳng giàu thì nghèo" sẽ làm học sinh rối".
Cô Lê Thị Thu - Tổ trưởng tổ Ngữ văn, trường THPT chuyên Hùng Vương (Gia Lai) nhận định: "Đề thi HSG năm nay theo cấu trúc quen thuộc với hai câu hỏi, bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Đề thi hay ở chỗ đã tạo điều kiện cho các em phát huy năng lực và sự sáng tạo của học sinh.
Trong đó câu số một yêu cầu bàn luận về quan điểm nhân sinh. Về kỹ năng nghị luận học sinh có thể thực hiện theo trình tự khá tốt. Nhưng về nội dung học sinh sẽ cảm thấy khó hiểu thấu và giải quyết triệt để các ý niệm hàm ẩn trong câu chữ của đề bài. Bởi để làm tốt cần có trải nghiệm và nhận thức sâu sắc".
"Tuy nhiên đây là đề thi HSG nên có tính chất thử thách cao để có thể tìm chọn được những cá nhân có kiến thức xã hội sâu rộng và khả năng bày tỏ suy nghĩ cá nhân giàu tính thuyết phục. Đối tượng học sinh năng khiếu Văn vốn nhạy cảm và quan tâm đến giá trị con người nên bài làm hứa hẹn có nhiều góc nhìn lý thú" - cô Thu chia sẻ.
Theo Zing
Sở GD&ĐT An Giang xác minh đề thi sai sót Sáng thứ hai (4/1), Sở GD&ĐT An Giang sẽ thông tin chính thức về việc đề thi khảo sát chất lượng học kỳ I môn toán lớp 12 được cho là có sai sót. Sáng 2/1, Giám đốc Sở GD&ĐT An Giang La Công Tâm xác nhận đã nhận được thông tin về đề thi khảo sát chất lượng học kỳ I môn...