Chữ quốc ngữ ra đời từ khi nào?
Để có được hệ thống chữ viết khá hoàn chỉnh và tiện dụng như ngày nay, chữ quốc ngữ đã trải qua nhiều thăng trầm và nhiều đợt cải tiến.
Sách Tập đọc của học sinh thế hệ 1980-1990.
Theo VNE
Nếu cải tiến "Tiếq Việt" thì tên ông bà, ông vải cũng thay đổi
"Hệ thống chữ Quốc ngữ đã đi vào đời sống, gắn với tên những thế hệ thành viên trong gia đình. Vì vậy, nếu thay đổi thì động chạm đến tầng cao nhất của tình cảm, tâm linh".
Những ngày qua PGS.TS Bùi Hiền, tác giả công trình nghiên cứu cải tiến chữ cái tiếng Việt đã vấp phải luồng phản đối mạnh mẽ từ dư luận. Vậy, điều gì đã gây ra phản ứng gay gắt của mọi người (nhất là từ cộng đồng mạng) như vậy? Có phải ý tưởng cải tiến của PGS.TS Bùi Hiền là "vớ vẩn, vô nghĩa" thậm chí "điên rồ" như cộng đồng mạng phản ứng hay không?
Xung quanh vấn đề này, PV đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Mai Xuân Huy, Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam.
Video đang HOT
Thưa ông, vừa qua, PGS-TS Bùi Hiền có đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị cư dân mạng phản ứng và "ném đá". Theo ông, vì sao đề xuất này lại bị cư dân mạng phản ứng dữ dội như vậy?
Sở dĩ cộng đồng mạng phản ứng là vì một đề xuất này hoàn toàn bất ngờ, nó ngược với những gì đang có ở hệ thống chữ Quốc ngữ hiện nay. Đề xuất đó dường như động chạm đến sự yên ổn (trong ngôn ngữ) của cộng đồng. Tôi nghĩ trong số cư dân mạng đa số là giới trẻ, họ "nhiệt tình" quá nên phản ứng mạnh mẽ cũng là điều dễ hiểu.
Vừa qua, Bộ GD-ĐT đã lên tiếng về đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ. Theo đó, Bộ chưa có áp dụng bất cứ một phương án nào về cải tiến chữ viết Quốc gia. Nhưng, đứng ở góc độ của một nhà ngôn ngữ học, ông thấy tính khả thi trong đề xuất của PGS-TS Bùi Hiền như thế nào?
Riêng cá nhân tôi và hầu hết những nghiên cứu về ngôn ngữ học đều thấy đề xuất trên rất ít khả thi, bởi lẽ hệ thống chữ Quốc ngữ của chúng ta đang được dùng bình thường và trôi chảy. Tất cả người Việt Nam đang sử dụng đều không có vấn đề gì cả.
Nếu bây giờ cải tiến thì đó là một sự thay đổi người dân cũng không ngờ và có lẽ là ít người muốn. Hơn nữa, hệ thống chữ Quốc ngữ kể từ khi phát minh ra đã được sử dụng trên dưới 300 năm nên nó đã quá quen thuộc với người Việt. Bây giờ nếu đề xuất cải tiến một chữ nào đó dù rất nhỏ thì nó cũng sẽ gây nên một hệ lụy rất lớn cho toàn xã hội.
Chúng ta hình dung 90 triệu người Việt Nam cùng phải học lại, chưa nói là sẽ tạo nên hai thế hệ, một thế hệ cũ là đọc được văn bản cũ, một thế hệ mới là đọc được văn bản mới mà không đọc được văn bản cũ. Như vậy, một người công dân hoàn hảo là phải đọc được hai hệ văn bản; thành ra rất phức tạp và có lẽ sẽ gây xáo trộn xã hội rất lớn.
Hơn nữa, hệ thống chữ Quốc ngữ đã đi vào lịch sử, văn hóa, đời sống và tâm linh của cả dân tộc. Đối với từng cá nhân, từng gia đình, nó gắn với những kỉ niệm, gắn với tên những người thân. Vì vậy, nếu thay đổi thì động chạm đến tầng cao nhất của tình cảm, tâm linh.
PGS.TS Mai Xuân Huy cho rằng nếu thay đổi tiếng Việt sẽ động chạm đến tầng cao nhất của tình cảm, tâm linh.
Rất nhiều ý kiến cho rằng cải tiến chữ Quốc ngữ hiện nay đã là quá muộn, chỉ như "xây lâu đài trên cát".Quan điểm của ông về việc này thế nào, thưa ông?
Cải tiến chữ Quốc ngữ không bao giờ là quá muộn, chỉ có thể đánh giá là nó diễn ra đúng thời điểm hay không. Khi nào phát hiện ra sai lầm, khuyết điểm và sửa chữa thì khi đó vẫn không muộn.
Nếu cải tiến chữ Quốc ngữ vội vàng thì không có đủ cơ sở về khoa học. Vì vậy, muốn cải tiến, muốn đề xuất, hay làm một cuộc cách mạng nào đó thì phải đầy đủ mọi điều kiện về mặt lý luận, về mặt thực tiễn cũng như ý kiến của dư luận.
Tuy nhiên, một một số ý kiến ủng hộ PGS.TS. Bùi Hiền lại cho nói rằng, đề xuất này phù hợp cho người nước ngoài học tiếng Việt. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?
Tôi thấy hệ thống chữ Quốc ngữ cũ không hề ảnh hưởng tới sự tiếp thu của người nước ngoài khi học Tiếng Việt, bởi hệ thống chữ Quốc ngữ hiện giờ được xây dựng bằng những con chữ La tinh, rất phù hợp và thân thuộc với người phương Tây. Vì vậy, không có chuyện người nước ngoài không nhận ra những ký hiệu như thế. Chỉ một số ký hiệu riêng của Tiếng Việt có dấu phụ như là chữ ơ, ư... thì nó khó hơn một chút. Và những ký hiệu để ghi dấu thanh có khác với ngôn ngữ Châu Âu. Theo kinh nghiệm dạy cho người nước ngoài, tôi thấy họ sợ nhất khi học Tiếng Việt là cách phát âm chứ không phải những con chữ.
Vậy, ông có lời khuyên nào đối với cộng đồng trước một đề xuất mới, đặc biệt là đề xuất nghiên cứu của các nhà khoa học, thưa ông?
Nhà khoa học là một nghề nghiệp chân chính và người ta đề xuất một ý tưởng khoa học, một sáng kiến mới, một phát minh mới cho xã hội rất là đáng quý.
Đề xuất của PGS-TS Bùi Hiền cũng không nằm ngoài phạm trù đó; đây là đề xuất của một nhà khoa học, một nhà giáo dục rất tâm huyết đối với nghề của mình và có trách nhiệm đối với xã hội. Thế nhưng, đề xuất đấy khả thi đến đâu và nó có gây ra xáo trộn gì đối với xã hội hay không, và đặc biệt là tính kinh tế như thế nào là điều mọi người quan tâm.
Theo tôi, trước bất kỳ đề xuất nào của nhà khoa học nói chung và của bất kỳ ai trong cộng đồng đều rất đáng trân trọng. Cúng ta phải đón nhận nó một cách bình tĩnh và có sự cân nhắc, suy xét trước khi phán xét về nó và đặc biệt là những lời bình luận, nhận xét nên có chừng mực.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Danviet
Phó giáo sư 40 năm nghiên cứu cải tiến chữ quốc ngữ Dù dư luận cười chê, gia đình ngăn cản, PGS Bùi Hiền vẫn quyết tâm nghiên cứu cải tiến chữ quốc ngữ, đến khi nào "nhắm mắt mới thôi". Trưa 30/11, trong căn hộ ở khu tập thể cũ quận Thanh Xuân (Hà Nội), PGS.TS ngữ văn Bùi Hiền (nguyên Hiệu phó Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội) liên tục nghe...